CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU
2.2. Tổng quan nghiên cứu về CSR trong các DN
2.2.4.1. Hoạch định chiến lược
Hoạch định chiến lược là một yếu tố được nhiều nhà nghiên cứu nhắc đến như là một thành phần quan trọng ảnh hưởng tới thực hiện CSR của DN. Một trong các
phương cách chính để các bên liên quan, như: người tiêu dùng, nhà cung cấp, các tổ
chức xã hội, các cơ quan quản lý, cổ đông, người lao động… mong muốn hay tạo áp lực lên thực hiện CSR của DN bằng việc yêu cầu các DN phải tăng cường hoạch định chiến lược hướng tới họ (Galbreath, 2010, Carroll and Hoy, 1984). Thông qua đánh
giá môi trường cả bên trong và bên ngoài, DN sẽ tăng cường thực hiện một số vấn đề có tính chất phi thị trường, như: hành xử có CSR với cộng đồng và môi trường tự
nhiên (Fineman and Clarke, 1996). Nói cách khác, các DN phát triển các nghiên cứu về môi trường kinh doanh, sau đó thể hiện vào trong định hướng chiến lược của mình và đồng thời đưa ra các phản ứng phù hợp bằng cách thực hiện các CSR của DN
(Galbreath, 2010, Carroll and Hoy, 1984, Burke and Logsdon, 1996).
Theo các nhà nghiên cứu, chiến lược có hai phương pháp xây dựng. Thứ nhất là phương pháp xây dựng chỉ đơn thuần dựa trên kinh nghiệm, khơng mang tính nhất
qn, khơng có kế hoạch (Galbreath, 2010). Thứ hai là phương pháp xây dựng mang tính kế hoạch cao, xây dựng chiến lược được coi là một việc thường xuyên, lặp đi lặp
lại, tồn diện và có hệ thống. Với phương pháp xây dựng chiến lược thứ hai, hoạch
định chiến lược thực sự đóng vai trị ảnh hưởng tới việc thực hiện CSR của DN
(Galbreath, 2010, Kalyar et al., 2012). Hoạch định chiến lược chính thức, thực sự tạo
điều kiện cho nhà quản lý xác định con đường chiến lược đúng đắn và thích hợp cho
doanh nghiệp (Andersen, 2000).
hội, môi trường… và bên trong DN, như: cổ đông, người lao động, nhà quản lý, văn
hóa doanh nghiệp… Hai nhóm này lại có hai yêu cầu khác nhau về CSR mà DN phải thực hiện để đáp ứng yêu cầu của họ, đòi hỏi hoạch định chiến lược của DN phải
hướng về phía họ. Điều này có nghĩa, các DN phải xây dựng chiến lược của mình
hướng theo đồng thời hai khía cạnh bên trong và bên ngồi. Do đó, hoạch định chiến lược được xem xét dưới hai góc độ, hai xu hướng quan trọng là: hoạch định chiến lược
định hướng bên trong và hoạch định chiến lược định hướng bên ngồi, đây cũng chính
là hai thành phần quan trọng của hoạch định chiến lược (Galbreath, 2010, Kalyar et al., 2012).
Trong hai yếu tố thành phần của định hướng chiến lược, nghiên cứu của Kalyar và cộng sự (2012) trên mẫu 172 nhà quản lý cấp cao ở Pakistan đã kết luận, chiến lược
định hướng bên trong ảnh hưởng ổn định và mạnh mẽ (mạnh hơn so với hoạch định
chiến lược định hướng bên ngoài) tới mức độ thực hiện CSR của DN, với hệ số β
chuẩn hóa = .392, p < 0.01 (Kalyar et al., 2012). Kết quả tương tự về ảnh hưởng
của hoạch định chiến lược là tích cực tới thực hiện CSR, cũng được Torugsa và
cộng sự khẳng định trong nghiên cứu tiến hành trên 171 DN vừa và nhỏ ở Australia (Torugsa et al., 2012), hay nghiên cứu của Galbreath (2010) cũng khẳng định hoạch
định chiến lược, cụ thể là chiến lược định hướng bên trong và định hướng bên
ngồi đều có tác động (dù ở mức khơng cao, β chuẩn hóa lần lượt = 0.12 và 0.11, p < 0.05) tới mức độ thực hiện CSR của DN. Nghiên cứu trên các DN Ấn Độ cũng
khẳng định thực hiện CSR của DN sẽ bị cản trở nếu DN không lập kế hoạch chiến
lược (Goyal and Kumar, 2017).
Trong khi, ở các nước phương tây, vai trò của hoạch định chiến lược đối với
thực hiện CSR được nghiên cứu khá nhiều, thì ở Việt Nam các nghiên cứu về CSR nói chung, theo hiểu biết của tác giả, kể cả các nghiên cứu về CSR đứng trên góc độ hoạch
định chiến lược còn khá hạn chế.