Nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp thuộc tập đoàn dệt may việt nam (Trang 62)

Giá trị trung bình Ý nghĩa

1,00 - 1,80 Hồn tồn khơng đồng ý

1,81 -2,60 Ít đồng ý

2,61 -3,40 Nửa đồng ý, nửa không đồng ý

3,41 -4,20 Đồng ý

4,21 - 5,00 Rất đồng ý

Căn cứ vào các mức độ ở trên, tác giả sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá và kết luận về “Thực trạng thực hiện CSR của các DN thuộc Vinatex”.

3.4.2. Phương pháp đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến thực

hiện CSR của các DN thuộc Vinatex

Như đã trình bày ở trên, sau khi phân tích nhân tố khám phá thì đã loại 03 thang

đo nên trong nghiên cứu này chỉ còn 16 thang đo đại diện cho 04 nhân tố tác động tới

“Thực trạng thực hiện CSR của các DN thuộc Vinatex”. Tương tự như cách đánh giá “Thực trạng thực hiện CSR của các DN thuộc Vinatex”, các nhân tố ảnh hưởng cũng

được đánh giá với thang đo 5 mức độ, giá trị của các nhân tố được tính theo giá trị

trung bình của các biến quan sát và cũng được chia thành 5 khoảng tương ứng với 5

mức độ từ thấp đến cao và bề rộng mỗi khoảng là 0.8 đơn vị. Khi đó, tác giả sẽ căn cứ vào các mức độ ở trên để đưa ra những nhận xét, đánh giá và kết luận về thực trạng

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Ở trong chương 3, tác giả đã trình bày chi tiết: Quy trình tiến hành nghiên cứu;

Thiết kế phương pháp nghiên cứu luận án, trong đó trình bày thiết kế phương pháp

nghiên cứu chia thành hai giai đoạn chính là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Tiếp đó, tác giả trình bày mục tiêu của nghiên cứu định tính, kết quả nghiên

cứu định tính nhằm kiểm tra tính phù hợp của thang đo, xác định sơ bộ mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, bổ sung thêm nhân tố mới và sau khi có sự góp ý của các chun gia, mơ hình nghiên cứu dự kiến, tác giả chỉnh sửa mơ hình từ

đó đề xuất mơ hình nghiên cứu chính thức đồng thời cũng hồn thiện bảng hỏi chính

thức; Trên cơ sở mơ hình và bảng hỏi chính thức đã được xây dựng lại, tác giả trình bày thiết kế nghiên cứu định lượng, trong đó gồm các nội dung là xác định kích thước mẫu, phương pháp xử lý dữ liệu, phương pháp đánh giá thực trạng thực hiện CSR và

các nhân tố ảnh hưởng tới thực hiện CSR trong các DN thuộc Vinatex để làm cơ sở

CHƯƠNG 4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Thực trạng thực hiện TNXH tại các DN thuộc Vinatex

4.1.1. Giới thiệu chung về Tập đoàn Dệt may Việt Nam

Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 1995, Tổng công ty Dệt May Việt Nam được thành lập theo “Quyết định số 253/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sát nhập các công ty thuộc Tổng công ty Dệt Việt Nam và Liên hiệp sản xuất - xuất nhập khẩu May”. Sự ra đời của Tổng công ty Dệt May Việt Nam đánh dấu mốc quan trọng trong việc thực hiện chủ trương của Chính phủ phát triển ngành dệt may Việt Nam theo hướng xây dựng chuỗi cung ứng đầy đủ, tạo lập sức mạnh tổng hợp của ngành, là tiền đề cho tiến trình phát triển của Vinatex.

Tháng 1/2015, thực hiện Quyết định số 646/QĐ-TTg ngày 06/5/2014 của Thủ

tướng chính phủ về phê duyệt Phương án cổ phần hóa Cơng ty mẹ - Vinatex, Tập đoàn

đã hồn thành cơng tác cổ phần hóa và chuyển sang hoạt động theo mơ hình cơng ty cổ

phần từ 29/01/2015. Vinatex là tổ hợp các công ty đa sở hữu gồm có cơng ty mẹ Tập đồn Dệt-May Việt Nam và các nhà máy sợi (12 đơn vị lớn), nhà máy dệt nhuộm (5 đơn vị sản xuất lớn), nhà máy may (22 tổng công ty và công ty). Vinatex gồm có cơng

ty mẹ, các đơn vị nghiên cứu đào tạo và 110 công ty con, công ty liên kết là các công ty cổ phần, kinh doanh đa lĩnh vực từ SXKD hàng dệt may đến hoạt động thương mại dịch vụ. Vinatex có hệ thống phân phối bán bn, bán lẻ; hoạt động đầu tư tài chính, đầu tư vào lĩnh vực hỗ trợ ngành sản xuất chính dệt may. Vinatex là DN dệt, may có

qui mơ lớn và sức cạnh tranh cao đứng hàng đầu các DN dệt may của Châu Á.

Hiện tại Tập đoàn đang theo đuổi mục tiêu đứng trong top 10 tập đoàn dệt may lớn nhất thế giới và đã có quan hệ thương mại với hơn 400 tập đồn, cơng ty đến từ 65 quốc gia, vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu hàng năm chiếm hơn 20% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt, may cả nước. Vinatex chủ trương mở rộng hợp tác với mọi

đối tác trong và ngồi nước thơng qua các hình thức liên doanh, hợp tác kinh doanh,

tạo thị trường xuất khẩu lớn và ổn định; gọi vốn các nhà đầu tư chiến lược để hợp tác

lâu dài trên tinh thần bình đẳng hai bên cùng có lợi.

Q I năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 7,62 tỷ USD, tăng 13,35% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 22,4% kế hoạch xuất khẩu của cả năm. Trong

của Quý I năm 2017. Kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may đạt 4,6 tỷ USD, tăng 22,82% so cùng kỳ năm 2017. Giá trị thặng dư thương mại đạt 3,87 tỷ USD, tăng 3,69% so cùng kỳ năm 2017. Những thị trường xuất khẩu trọng điểm như Mỹ, các

nước khối CPTPP, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc, ASEAN... đều tăng mạnh, tốc độ tăng vượt trội so với cùng kỳ năm 2017. Các mặt hàng xuất khẩu bứt phá mạnh trong 2 tháng đầu năm 2018 là áo thun, áo jacket, áo sơ mi.

Ngành nghề kinh doanh chính của Vinatex

Sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, đầu tư dệt may thời trang, nguyên liệu,

phụ liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, hóa chất, thuốc nhuộm, thiết bị phụ tùng ngành dệt may thời trang; Đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ nghề dệt, sợi,

nhuộm, may công nghiệp, nghề cơ khí, bảo trì, tài chính kế tốn, tin học, quản lý công ty dệt may; Dịch vụ giám định, kiểm nghiệm, kiểm tra chất lượng sản phẩm và nguyên phụ liệu dệt may, giống bông, giống cây trồng…

Chiến lược phát triển của Vinatex đến 2020

Sau 20 năm phát triển xuất khẩu, ngành dệt may Việt Nam hiện đã đứng thứ 3 trên toàn thế giới, với trên 31 tỷ USD xuất khẩu trong năm 2017 và dự kiến năm 2018 khoảng 34,5 tỷ USD. Trong năm 2017, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tới Mỹ là 48%, 28 nước EU 18%, Nhật Bản là 12%. Đáng chú ý, xuất khẩu dệt may Việt Nam đã lần đầu đi vào Trung Quốc với 12% và xấp xỉ 10% tại thị trường Hàn Quốc. Trong “chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt, may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến

năm 2020” Vinatex tập trung phát triển theo hướng chun mơn hố, hiện đại hoá, tạo ra bước nhảy vọt về giá trị gia tăng của sản phẩm dệt, may thông qua việc thực hiện ba chương trình trồng bơng, dệt vải chất lượng cao và đào tạo nguồn nhân lực có tính quyết

định đến sự phát triển bền vững, ổn định lâu dài của ngành Dệt - May Việt Nam.

Mục tiêu về thị trường

Tăng cường tính chủ động trong công tác thị trường, đăc biệt tại các thị trường

trọng tâm như Mỹ, EU, Nhật Bản; Nâng cấp thị trường thành thị trường cấp 1, giảm bớt khâu trung gian.

Mục tiêu về tài chính

Hình thành mơ hình tài chính tập trung, phát huy hiệu quả của vốn rẻ, điều động vốn tại các đơn vị; Tăng cường năng lực quản trị tài chính, rủi ro, liên kết tài chính tại Tập đồn và các đơn vị thành viên; Các đơn vị thành viên thuộc Tập đồn là cơng ty đại chúng phải hoàn thành niêm yết trong 6 tháng đầu năm 2017.

Mục tiêu đầu tư

Trong năm 2017, dự kiến kế hoạch huy động nguồn vốn đầu tư phát triển năm 2017 toàn Tập đồn là 5.466 tỷ đồng, trong đó: Vốn huy động của các dự án do công ty mẹ làm chủ đầu tư là 2.430 tỷ đồng và Vốn huy động của các dự án do đơn vị thành viên làm chủ đầu tư là 3.036 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động chủ yếu là vốn vay thương mại (70%) và vốn chủ công ty (30%). Dự kiến năng lực mới tăng thêm do đầu tư: Sợi (chi số bq Ne30): 30.602 tấn; Vải dệt kim: 3.440 tấn; Vải dệt thoi: 42.440 ngàn mét vuông; Sản phẩm may: 54,5 triệu sản phẩm.

Bảng 4.1: Năng lực mới tăng thêm do đầu tư

Chỉ tiêu Đơn vị Tồn Tập đần Công ty mẹ Đơn vị thành viên

Sợi (chi số bq Ne30) Tấn 30.602 8. 975 21.627

Vải dệt kim Tấn 3. 440 3. 440

Vải dệt thoi Ngàn m2 42. 440 42.440

Sản phẩm may Triệu sp 54.50 14.00 40.50

Nguồn: trademap.org

Mục tiêu về quản lý và đào tạo nguồn nhân lực

Bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao cho Tập đoàn và các đơn vị thành viên; Tuyển dụng được cán bộ có năng lực, cán bộ nước ngồi cho các dự án mới, cán bộ

làm thị trường.

Tóm lại: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Vinatex qua các năm đều có

mức tăng trưởng cao, Vinatex có con số 5 tỷ USD tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của năm 2018 được coi là con số đặc biệt. Trong đó, các thị trường xuất khẩu chính là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc…đều có mức tăng trưởng tốt. Điều này được xem là

nền tảng quan trọng để Tập đoàn thực hiện các cam kết về CSR trong các DN thuộc Tập đoàn trong những năm tới.

4.1.2. Quan điểm thực hiện CSR tại Vinatex

Trải qua các giai đoạn phát triển, đến nay Vinatex trở thành DN nòng cốt của

ngành dệt may Việt Nam với Tầm nhìn: “Xây dựng giá trị và sự hài lòng cho khách hàng bằng cách thiết lập Vinatex trở thành nhà sản xuất hàng dệt may hàng đầu của khu vực và thế giới, có khả năng cung cấp cho khách hàng các dịch vụ trọn gói trên

mệnh: “Đạt hiệu quả sản xuất cao nhở liên tục cải thiện chất lượng quản lý và chất

lượng nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ, chăm lo đời sống cho người lao động và có trách nhiệm với xã hội”. Slogan: “Gấm vóc non sơng, Hào khí Lạc hồng”. Quan điểm

cụ thể về thực hiện CSR trong Tập đoàn:

- Nâng cao hiệu quả các tài sản trí tuệ, trong đó xây dựng được những thương hiệu dệt may mạnh, nâng cao và phát triển giá trị của các thương hiệu trong Tập đoàn và bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh. Hiện tại, các đơn vị thành viên Tập đoàn Dệt May phải đối diện thường xuyên với nạn hàng nhái, hàng giả nhãn hiệu trên thị

trường, đặc biệt là sản phẩm của May 10, Việt Tiến, Đức Giang. Trong đó, sản phẩm của may Việt Tiến bị làm giả nhiều nhất, 50% sản phẩm Việt Tiến trên thị trường là hàng nhái. Thực tế này yêu cầu các DN thuộc Tập đồn phải có định hướng chiến lược

để nâng cao hiệu quả các tài sản trí tuệ. Đây chính là trách nhiệm của Tập đoàn trong

việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Coi CSR là một chiến lược dài hạn. Cách tiếp cận chiến lược CSR có vai trị ngày càng quan trọng tới khả năng cạnh tranh của các DN thuộc Vinatex, giúp tạo ra giá trị của DN, đồng thời chiếm được lòng tin và sự tôn trọng của người tiêu dùng, đối tác nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung.

- Trách nhiệm với các vấn đề về môi trường, con người và xã hội là cốt lõi của sự phát triển bền vững; nâng cao hiểu biết và thực hiện CSR nhằm tăng cường liên kết với chuỗi cung ứng toàn cầu trong sản xuất bền vững. Phát triển phải gắn với bảo vệ

môi trường và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp nông thôn. Môi trường và sức khỏe cộng đồng ln được Tập đồn quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Triển khai Chương trình sản xuất sạch hơn, khuyến khích các cơng ty áp dụng tiêu chuẩn quản lý môi trường theo ISO 14000, tạo môi trường lao động tốt cho người lao động theo tiêu chuẩn SA 8000… Tăng cường kinh phí đầu tư hoàn thiện các tiêu chuẩn về mơi

trường ở các lĩnh vực như hồn chỉnh hệ thống xử lý nước thải, hệ thống cách nhiệt, tạo môi trường làm việc thơng thống…

- Lợi ích dài hạn của CSR là cho chính nội bộ DN nên việc xây dựng VHDN trong Tập đoàn là ưu tiên hàng đầu. VHDN và đạo đức kinh doanh trong Tập đoàn được quán triệt xuyên suốt qua việc tập trung vào cải thiện quan hệ công việc nhằm

4.1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện CSR trong các DN thuộc Vinatex

Là Tập đoàn kinh tế lớn trong ngành dệt may, với nhiều thương hiệu mạnh như May 10, May Việt Tiến, Đức Giang, Việt Thắng, Thắng Lợi, Phong Phú…Các DN

thuộc Vinatex đã và đang thực hiện CSR trên nhiều đối tượng như: Công ty CP Dệt

May Hịa Thọ, May 10 cơng ty CP Dệt may Quảng Phú đã quan tâm đến chăm lo đời

sống, sức khỏe, phụ cấp tiền ăn, xây nhà trẻ, tổ chức Trung thu, giải quyết công ăn

việc làm cho người lao động, tặng quà cho công nhân nghèo, công nhân khuyết tật,

tuyên dương các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Đối với người tiêu dùng, các DN như

May 10, may Phong Phú, may Nhà Bè… đã xây dựng Slogan để gửi thông điệp đến

người tiêu dùng về những cam kết đối với sản phẩm; Đồng thời sử dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn của CSR như ISO 9001-2000, ISO14000, SA8000…; Nhiều DN áp dụng thành công công cụ Lean vào sản xuất đã giúp loại bỏ lãng phí và những bất hợp lý trong sản xuất nhờ đó DN tiết kiệm chí phí, tăng năng suất, giảm giờ làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng khả năng cạnh tranh. Thực hiện chủ trương của Tập đoàn là phát triển phải gắn với bảo vệ môi trường, nhiều DN như May Quản Phú, Dệt Nam Định, Dệt Sài Gòn, nhuộm Thuận Thiên… đã đầu tư hệ

thống nước thải khép kín, đề xuất giải pháp sản xuất sạch hơn như xử lý khí thải thơng qua bộ phận thu khí lị hơi, sử dụng định mức tiêu hao hợp lý nguồn nguyên, nhiên

liệu của ngành dệt nhuộm thông qua các giải pháp kỹ thuật, quản lý để giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn; có các hệ thống xử lý nước thải cho các dây chuyền dệt nhuộm, di chuyển các xí nghiệp nhuộm vào các khu công nghiệp dệt may có trung tâm xử lý nước thải tập trung. Bên cạnh đó, một số DN cịn xây dựng Báo cáo đánh giá tác động mơi trường phù hợp với Chiến lược phát triển ngành dệt may và các quy định pháp

luật về môi trường. Đồng thời, tập trung xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi

trường nghiêm trọng. Còn đối với cộng đồng, nhiều DN thuộc Vinatex đã kêu gọi cán bộ, nhân viên, người lao động chia sẻ, quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt, khó khăn, đẩy mạnh việc triển khai hệ thống nước sạch và các chương trình giáo dục vệ sinh.

Đây là kết quả to lớn vừa thể hiện sự nỗ lực và sự tâm huyết của người đứng đầu các DN thuộc Tập đoàn. Với chiến lược phát triển theo định hướng chun mơn hóa, hiện đại hóa và thực hiện ba chương trình trồng bơng, dệt vải chất lượng cao và đào tạo NNL có tính quyết định đến sự bền vững, đặc biệt phát triển phải gắn liền với bảo vệ mơi trường. Chính vì vậy, Vinatex ln xác định và xem thực hiện CSR là một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển tổng thể Vinatex trong thời gian tới. CSR không phải là cây gậy thần nhưng lại là hoạt động không thể bỏ qua trên con

đường vươn mình ra thế giới. Theo đó Vinatex cam kết đóng góp cho việc phát triển kinh tế ngành may mặc Việt Nam bền vững thông qua tuân thủ bảo vệ môi trường,

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp thuộc tập đoàn dệt may việt nam (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)