Bước Phương
pháp Kỹ thuật
Phần mềm
hỗ trợ Thời gian
1 Định tính Phỏng vấn sâu Nvivo 10 Giai đoạn 1: tháng 5 – 7/2017 Giai đoạn 2: tháng 01/2019 2 Định lượng Phỏng vấn qua bảng câu hỏi SPSS 20 Giai đoạn 1: tháng 7/2017 Giai đoạn 2: tháng 7 – 8/2017 Giai đoạn 3: tháng 3 – 4/2019
Nguồn: dựa trên nghiên cứu định tính của tác giả
3.2.2. Mục tiêu của nghiên cứu định tính
Mục tiêu thứ nhất: Là kiểm tra và sàng lọc các biến độc lập trong mơ hình
lý thuyết tác giả đã đề xuất và xác định sơ bộ mối quan hệ giữa các biến độc lập
và biến phụ thuộc. Mục tiêu này xuất phát từ việc các nhân tố trong mơ hình tác giả đề xuất đã được nghiên cứu tại nhiều nơi trên thế giới nhưng trong đó có một
số nhân tố chưa được nghiên cứu tại Việt Nam. Các cuộc phỏng vấn sâu này sẽ
giúp tác giả khẳng định được những nhân tố phù hợp với bối cảnh tại các DN thuộc Vinatex và sơ bộ về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó tới thực hiện CSR của
DN trong Vinatex.
Mục tiêu thứ hai: Là thăm dò xem còn nhân tố nào trong bối cảnh Vinatex
còn tác động tới thực hiện CSR mà trong tổng quan chưa phát hiện ra. Trường hợp, xuất hiện nhân tố mới, tác giả sẽ tổng quan lại để kiểm tra tính hợp lý của nhân tố và đề xuất thang đo mới. Sau đó thang đo mới được bổ sung sẽ được đưa vào trong hướng dẫn phỏng vấn sâu để tham khảo ý kiến của các chuyên gia về các biến quan sát mới này.
3.2.3. Thu thập và xử lý thông tin
Thông tin được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn sâu, tác giả liên hệ với
đối tượng phỏng vấn và hẹn lịch làm việc. Các cuộc phỏng vấn được diễn ra ở các địa điểm và thời gian thuận tiện cho đối tượng, trong quá trình phỏng vấn tác giả đều xin
phép được ghi âm. Quá trình gỡ băng được tiến hành ngay, thường là buổi tối sau khi phỏng vấn và không quá 24 giờ kể từ khi kết thúc cuộc phỏng vấn. Dữ liệu thu thập
3.2.4. Kết quả nghiên cứu định tính
3.2.4.1. Kiểm tra tính phù hợp của thang đo, xác định sơ bộ mối quan hệ giữa
các biến độc lập và phụ thuộc.
Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, một số thang đo được các chuyên gia về chiến lược và các nhà quản lý cấp cao đề nghị điều chỉnh.
Các biến quan sát BN3 “Công ty tơi thường phân tích các vấn đề cạnh tranh khi thực hiện hoạch định chiến lược” và BN6 “Công ty tơi thường phân tích vấn đề nhà
cung cấp khi thực hiện hoạch định chiến lược” tuy là các biến quan sát diễn tả việc
hoạch định chiến lược, nhưng trong bối cảnh tác giả muốn điều tra về thực hiện CSR thì các biến quan sát này khơng phù hợp. Sau khi cân nhắc, tác giả quyết định bỏ hai
biến quan sát này trong bảng hỏi chính thức. Cũng theo các chuyên gia tham gia vào cuộc phỏng vấn sâu, biến quan sát BN5 “Công ty tôi thường phân tích khách hàng và sở thích của người dùng cuối khi thực hiện hoạch định chiến lược” không liên quan
nhiều lắm tới các biến quan sát còn lại, do biến quan sát này đo lường một khía cạnh vi mô của hoạch định chiến lược là khách hàng, trong khi các biến quan sát khác đều đo lường khía cạnh vĩ mô. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc, tác giả thấy rằng biến quan sát này vẫn hướng tới một bên liên quan rất quan trọng với việc thực hiện CSR của DN là khách hàng, nên tác giả quyết định vẫn giữ nguyên biến quan sát này trong bảng hỏi chính thức.
Cũng với lý do tương tự, các đối tượng phỏng vấn sâu cũng đề nghị bỏ các biến quan sát BT3 “Cơng ty tơi ln phân tích hiệu quả của quy trình vận hành khi hoạch
định chiến lược”; BT4 “Cơng ty tơi ln phân tích hiệu suất trong quá khứ khi hoạch định chiến lược” và BT5 “Cơng ty tơi ln phân tích lý do cho những thất bại trong
quá khứ khi hoạch định chiến lược”. Sau khi cân nhắc, tác giả đồng ý với lời khuyên của các chuyên gia, loại bỏ các biến quan sát này trong bảng hỏi chính thức.
Các biến quan sát thuộc nhân tố văn hóa nhân văn, được đề nghị bỏ cụm từ
“Văn hóa của” do cụm từ này khá rườm rà, chỉ cần bắt đầu bằng “Công ty chúng
tôi…” là được. Biến quan sát VH7 “Văn hóa của cơng ty chúng tơi thường là khuyến khích người khác” được đề nghị cân nhắc do trùng ý với biến quan sát VH4 “Chúng
tôi thường khuyến khích, động viên mọi người tham gia vào các quyết định”, theo các chuyên gia nên bỏ một trong hai biến quan sát này. Sau khi cân nhắc, tác giả đồng ý bỏ biến quan sát VH7, giữ lại biến quan sát VH4. Tương tự, biến quan sát VH5 “Chúng tôi thường ủng hộ người khác trong công việc” cũng được cho là trùng ý và có phần
người khác tự suy nghĩ” và VH2 “Văn hóa của cơng ty chúng tôi thường là giúp người khác tiến bộ”. Sau khi cân nhắc, tác giả thay thế ba biến quan sát này bằng một biến quan sát mới “Công ty chúng tôi thường ủng hộ người khác tự suy nghĩ qua đó giúp họ tiến bộ”.
3.2.4.2. Bổ sung thêm nhân tố mới
Trong quá trình thực hiện phỏng vấn sâu, với câu hỏi “Theo Anh/chị còn yếu tố nào ảnh hưởng tới thực hiện CSR của DN mình mà chưa được phản ánh trong bảng
hỏi và nên được quan tâm đưa vào bảng hỏi?”. Tác giả đã nhận được một số gợi ý về
hệ thống pháp luật và thực thi pháp luật:
Đối tượng phỏng vấn sâu: Nam giới, 48 tuổi, phó giám đốc
“À, ừ …theo anh còn một vấn đề nữa là pháp luật, em biết đấy, pháp luật của mình khá lỏng lẻo, trong khi nước khác, nước nhập khẩu ấy, làm không nghiêm túc họ phạt ngay. Mà em biết, nhiều DN Việt Nam mình cứ tưởng là nếu lách được luật là lách thôi, luật mà không quy định là các DN khơng làm ngay, mà CSR là gì? là tốn tiền nên luật mà khơng có là thơi. Thậm chí luật mà có, ý anh là đầy đủ rồi ấy thì mấy ơng nhà mình thực thi khơng nghiêm, ơng nào thích thì thơi anh em mình chia đơi, mỗi người hưởng tí, ơng nào khơng thích thì gây khó dễ (nói vui là hành…cười). Thế nên, mạnh ơng nào ông ấy làm, ông nào thỏa thuận được thì chả CSR làm gì, vẫn có dấu má, đồng ý này nọ, cạnh tranh không công bằng là chỗ này…”
Như vậy, đối tượng phỏng vấn sâu đã gợi ý một yếu tố có thể ảnh hưởng tới
việc thực hiện CSR của DN. Tác giả đã tiến hành tổng quan lại và nhận thấy có một số nghiên cứu đã ủng hộ quan điểm này. Cụ thể, khi khung pháp lý cịn thiếu hoặc thực
thi khơng nghiêm minh thì khơng có căn cứ thực sự để các bên liên quan gây áp lực lên DN để thực hiện các cam kết về CSR mang tính thực chất (Cairns et al., 2015), tức là sự chặt chẽ và nghiêm minh của pháp luật sẽ ảnh hưởng tới mức độ thực hiện CSR của DN. Cairns và cộng sự (2015) cho rằng khi chính phủ thực thi quyền lực một cách mạnh mẽ sẽ ngăn chặn việc người lao động bị đối xử vô trách nhiệm. Tuy nhiên, ở một nền kinh tế mới nổi như Pakistan, tương tự như ở Việt Nam, quyền lực trên thực tế
thông qua hệ thống luật và thực thi pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước là khá yếu, cần phải có sự hỗ trợ từ các chính phủ và cơ quan có quyền lực quốc tế, hay chính là luật pháp và thực thi luật pháp quốc tế sẽ ảnh hưởng tới thực hiện CSR của DN
(Cairns et al., 2015). Tương tự, trong bối cảnh Việt Nam, cũng đã có những nghiên
điều kiện cho người lao động (Tran and Jeppesen, 2016), thông qua việc gây sức ép
lên các DN bằng các quy định, pháp luật và thực thi pháp luật để họ thực hiện các CSR của mình, qua đó cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, như thực thi mạnh
mẽ, quyết liệt, nghiêm minh hơn nữa Luật Lao động (Tran and Jeppesen, 2016). Tuy
nhiên, thực tế hiện nay, theo một khảo sát của Viện khoa học xã hội Việt Nam năm 2012, vẫn còn khá nhiều DN không tuân thủ các tiêu chuẩn tối thiểu về CSR, kinh doanh sai trái, không đảm bảo các lợi ích của nhân viên và cố tình gây thiệt hại cho môi trường (Bilowol and Doan, 2015). Các DN Việt Nam cũng cho rằng, thực hiện CSR chỉ dành cho các DN xuất khẩu và muốn đáp ứng các đòi hỏi về xuất khẩu
(Bilowol and Doan, 2015). Nói cách khác, chính luật pháp và thực thi luật pháp ở các nước nhập khẩu hàng hóa đã bắt buộc các DN phải thực hiện CSR. Cũng theo Tran và Jeppesen, mặc dù DN hiểu được các kiến thức về thực hiện CSR, tuy nhiên họ vẫn khó có thể thực hiện được CSR vì họ khơng đủ khả năng để được chứng nhận, do vậy các quy định, hướng dẫn để cấp chứng nhận CSR cũng cần phải có sự điều chỉnh cho phù hợp (Tran and Jeppesen, 2016). Tương tự, Luu (2015) cũng khẳng định, luật và các
văn bản về luật, trong đó có Luật Mơi trường, một văn bản luật quan trọng để điều
chỉnh việc thực hiện CSR của các DN ở Việt Nam vẫn còn nhiều lỗ hổng và các DN có thể lợi dụng điều này để điều chỉnh việc thực hiện CSR của mình để đáp ứng các
yêu cầu về môi trường của luật nhưng thực tế lại là phá hoại mơi trường (Luu, 2017), thơng qua đó các DN có thể khơng phải bắt buộc thực hiện CSR của mình trên thực tế. Hiện trạng này khơng chỉ diễn ra với các văn bản luật về môi trường mà còn là luật của các lĩnh vực khác nói chung và khơng chỉ với việc xây dựng luật mà còn cả trong vấn đề về thực thi luật về CSR (Bilowol and Doan, 2015). Việc thực hiện CSR của
các DN Việt Nam dường như khá khiên cưỡng, mang tính thực dụng cao và phụ thuộc nhiều vào người mua nước ngoài do những khách hàng, đặc biệt ở các nước
phát triển thường có những yêu cầu cao về vấn đề này (Bilowol and Doan, 2015). Do vậy, chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước cần phải thiết lập một khung khổ pháp lý để buộc các DN tuân thủ pháp luật, nhằm tránh nguy cơ các DN vi phạm
pháp luật, trong đó có các vi phạm về CSR, để tăng lợi nhuận (Nguyen and Truong,
2016) Có thể kết luận, việc thực hiện CSR phụ thuộc vào luật và thực thi pháp luật ở cả trong và ngồi nước.
Do đó, tác giả đã mô phỏng ý tưởng của đối tượng phỏng vấn sâu và đưa thêm một yếu tố là: Pháp luật và thực thi pháp luật vào trong bảng hỏi. Nhân tố mới này
của Việt Nam về CSR, thực thi pháp luật về CSR của Việt Nam, hệ thống pháp luật CSR của nước nhập khẩu, thực thi pháp luật về CSR của nước nhập khẩu. Sau khi lên ý tưởng về nhân tố và các khía cạnh của nhân tố này, tác giả tiến hành bổ sung vào trong hướng dẫn phỏng vấn sâu để hỏi các đối tượng tiếp theo. Trong quá trình phỏng vấn tiếp tác giả vẫn đảm bảo tính khách quan để đối tượng được phỏng vấn tự đề cập tới vấn đề này, sau khi đối tượng đề cập, tác giả mới tiến hành đưa các bảng hỏi đã được bổ sung nhân tố này để các đối tượng nhận xét. Việc bổ sung này đều nhận được
sự ủng hộ của các đối tượng phỏng vấn. Bốn biến quan sát được đưa ra để xin ý kiến
của chuyên gia gồm: