CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU
2.2. Tổng quan nghiên cứu về CSR trong các DN
2.2.5. Khoảng trống nghiên cứu
Dựa trên tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả nhận thấy, tuy là một mảng nghiên cứu quan trọng, nhưng dường như các yếu tố đầu vào của CSR chưa được các nhà nghiên cứu trong bối cảnh Việt Nam chú ý nhiều. Phần lớn các
nghiên cứu theo hiểu biết của tác giả đều hướng trọng tâm vào nghiên cứu lợi ích của thực hiện CSR như: CSR với hiệu quả hoạt động của DN; CSR là nguyên nhân đưa đến sự bền vững trong tăng trưởng (Long, 2015); CSR tăng cường khả năng quản trị
DN (Luu, 2012a); CSR và truyền thông CSR (Bilowol and Doan, 2015); CSR với thương hiệu (Luu, 2012b); CSR với tăng cường học tập và chia sẻ tri thức, từ đó tăng khả năng cạnh tranh (Luu, 2013a, Luu, 2013b)…Từ đó các nhà nghiên cứu lập luận
rằng: sự mong đợi từ các lợi ích thu được khi thực hiện CSR, như các giá trị gia tăng từ cổ đơng; sự thiện chí của khách hàng … sẽ thúc đẩy các DN nâng cao mức độ thực hiện CSR (Long, 2015). Tuy nhiên, theo tác giả thì các kết quả không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích, nhất là các lợi ích trước mắt cho DN, do đó các DN vẫn có thể khơng thực hiện CSR của mình, nhất là thực tế vẫn còn nhiều DN Việt Nam cho rằng CSR là một sự lãng phí, xa xỉ của các nước phát triển (Bilowol and Doan, 2015). Vì
vậy, nghiên cứu về các yếu tố đầu vào của CSR vẫn hết sức cần thiết và với các nghiên cứu hiện nay về CSR ở cả các nước phương Tây và các nước đang phát triển như Việt Nam thì nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới thực hiện CSR của DN nói chung, trong đó các nhân tố như hoạch định chiến lược và văn hóa nhân văn của DN ảnh
hưởng tới thực hiện CSR nói riêng, vẫn là một khoảng trống cần phải có thêm các nghiên cứu để bổ sung các hiểu biết về nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện CSR trong DN.