Các khái niệm quan trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp thuộc tập đoàn dệt may việt nam (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU

2.2. Tổng quan nghiên cứu về CSR trong các DN

2.2.1. Các khái niệm quan trọng

* CSR và các cấu phần của CSR

Các nghiên cứu về CSR của DN (Corporate Social Responsibility – CSR) đến

nay vẫn đang là mối quan tâm lớn của các nhà nghiên cứu. CSR và các khái niệm liên quan như: tư cách công dân của DN (DN được coi như một cơng dân, có tư cách như một công dân), hiệu quả xã hội của DN…là lĩnh vực nghiên cứu nhận được sự quan

tâm cả lý thuyết và thực tiễn (Carroll, 1979). Đặc biệt là những năm gần đây, khi thế giới liên tục nảy sinh các vấn đề như: sự sụp đổ của ngành viễn thông năm 2000,

khủng hoảng tài chính những năm 2008, sự cố tràn dầu ở vịnh Mexico, sự sụt giảm của giá dầu, các cuộc chiến tranh, xung đột trên khắp thế giới càng làm cho CSR được chú ý hơn (McManus, 2008). Các lý thuyết về CSR có tính kế thừa cao, các nhà nghiên cứu đã thường xuyên cập nhật, kiểm tra các đề xuất đồng thời đưa các cấu trúc mới, các mối liên hệ mới của CSR (Bakker et al., 2005). Trong các nghiên cứu của mình, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra các quan điểm của mình về CSR của DN. Theo

đó thì CSR của DN là một khái niệm rộng (White et al., 2017), bao hàm từ tuân thủ

pháp luật, bảo vệ môi trường, quyền và phúc lợi của người lao động, tham nhũng, quản trị DN (White et al., 2017), tăng trưởng kinh tế, đạo đức, tuân thủ luật pháp và tình

nguyện thực hiện các thơng lệ, các vấn đề đạo đức dù không bị ép buộc, không phải

Trong các quan điểm mà các nhà nghiên cứu đưa ra về thành phần của CSR,

quan điểm của Carroll (1979) dường như nhận được nhiều sự đồng thuận từ các nhà

nghiên cứu nhất (Galbreath, 2010). Theo Carroll, CSR bao gồm bốn lĩnh vực chính gồm: trách nhiệm với tăng trưởng kinh tế, trách nhiệm tuân thủ luật pháp, trách nhiệm với các vấn đề đạo đức và cuối cùng là trách nhiệm tình nguyện. Trong đó, trách

nhiệm với tăng trưởng kinh tế là yếu tố quan trọng nhất, thứ đến là trách nhiệm tuân thủ luật pháp, tiếp theo là trách nhiệm đạo đức, cuối cùng là trách nhiệm tình nguyện (Carroll, 1979). Cũng theo Carroll, trách nhiệm kinh tế là trách nhiệm đầu tiên và

trước hết của DN, đó là vấn đề tự nhiên mang tính bản chất, DN được giả định là có trách nhiệm sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà xã hội mong muốn (Galbreath, 2010), sau đó bán chúng để thu về lợi nhuận (Carroll, 1979) và qua đó làm tăng trưởng kinh tế nói chung (Galbreath, 2010).

Trách nhiệm pháp lý, song song việc xã hội tán thành với vai trò của DN là sản xuất, kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận, xã hội cũng đặt ra những quy tắc cơ bản (luật

pháp) dựa vào đó mà DN vận hành. Xã hội mong muốn các DN hoàn thành nhiệm vụ kinh tế trong các khn khổ pháp lý, nói cách khác là đáp ứng các trách nhiệm về kinh tế và pháp lý một cách đồng thời (Carroll, 1979, Galbreath, 2010)

Đứng thứ ba về mức độ quan trọng trong các CSR mà DN cần phải đáp ứng

theo Carroll là trách nhiệm đạo đức. Mặc dù cả trách nhiệm về kinh tế cũng như trách nhiệm về luật pháp đều thể hiện một góc độ nào đó của trách nhiệm đạo đức (Carroll, 1979). Tuy nhiên, trách nhiệm đạo đức vẫn có những điểm khác biệt đó là những

mong đợi của xã hội mà khơng được quy định thành luật, địi hỏi DN phải đáp ứng

những yêu cầu, chuẩn mực cao hơn là luật pháp (Carroll, 1979) đó chính là các quy tắc

đạo đức và chính các quy tắc này xác định các hành vi được coi là chuẩn mực ứng xử

của xã hội (Galbreath, 2010)

Khía cạnh cuối cùng về CSR trong mơ hình của Carroll là trách nhiệm tình nguyện, đây là các trách nhiệm đòi hỏi sự tuân thủ của các DN là ít nhất, cịn ít hơn các trách nhiệm đạo đức. Đây là những lựa chọn mang tính cá nhân (khơng hay ít

chịu áp lực từ xã hội, luật pháp…), các DN có thể lựa chọn tn theo hoặc khơng mà không phải chịu sức ép nào, tất nhiên nếu họ thực hiện trách nhiệm này phần thưởng sẽ là sự hoan nghênh của xã hội, vì vậy việc thực hiện các trách nhiệm này cịn mang tính tình nguyện. Trách nhiệm tình nguyện là các trách nhiệm mà xã hội không bắt buộc, pháp luật không yêu cầu, thậm chí hồn tồn khơng tổn hại đến đạo đức nếu không thực hiện (Galbreath, 2010, Carroll, 1979). Đó có thể là đóng

góp từ thiện, đào tạo cho những người khó có khả năng lao động, trợ giúp những

người nghiện ma túy (Carroll, 1979), đầu tư vào các cơng trình phúc lợi ở địa

phương (Galbreath, 2010).

Sơ đồ 2.1: Mơ hình kim tự tháp của Carroll

Nguồn: A Three-Dimensional Conceptual Model of Corporate Performance, 1979

Mặc dù, các trách nhiệm này của CSR có mức độ yêu cầu khác nhau từ các lực lượng xã hội, tuy nhiên các trách nhiệm này kết hợp với nhau tạo nên một bức tranh toàn cảnh về các mong đợi của xã hội đối với các DN (Carroll, 1979) và có vai trị như nhau đối với việc xác định CSR của DN (Maignan and Ferrell, 2000, Maignan and

Ferrell, 2001, Maignan et al., 1999, Galbreath, 2010)

* CSR và thực hiện CSR

Như trên đã nói, CSR là một trong các nội dung rất được các nhà nghiên cứu

chú ý đến và trong các nghiên cứu của mình họ cũng đều đưa ra các quan điểm của cá nhân về CSR.

Trong khuôn khổ luận án này, tác giả sử dụng khái niệm CSR của Maignan và cộng sự, được xây dựng dựa trên quan điểm của Carroll về thành phần cấu tạo của

CSR, theo đó “CSR của một DN là mức độ mà DN đó đáp ứng những trách nhiệm về kinh tế, luật pháp, đạo đức và những trách nhiệm mang tính tình nguyện khác mà

những người liên quan mong đợi ở họ” (Maignan et al., 1999, Maignan and Ferrell,

Trách nhiệm tình nguyện Trách nhiệm đạo đức Trách nhiệm luật pháp Trách nhiệm kinh tế Tổng quan các trách nhiệm xã hội

cho rằng CSR là mức độ đáp ứng với đòi hỏi của xã hội nói chung, như vậy, khái niệm này đã bao hàm sự thực hiện CSR của DN. Nói cách khác, khái niệm CSR cũng chính

là khái niệm thực hiện CSR.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp thuộc tập đoàn dệt may việt nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)