KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp thuộc tập đoàn dệt may việt nam (Trang 115)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Chương cuối cùng của Luận án, tác giả trình bày 5 nội dung chính: (1) Kết quả chủ yếu của nghiên cứu, (2) Hàm ý đề xuất cho các nhà quản trị các DN thuộc

Vinatex, (3) Kiến nghị với Nhà nước nhằm thúc đẩy các DN thuộc Vinatex thực hiện CSR, (4) Hạn chế của nghiên cứu, (5) Các hướng nghiên cứu tiếp theo.

5.1. Kết quả chủ yếu của nghiên cứu

Từ kết quả nghiên cứu trong chương 4 của Luận án và thực tế thực hiện CSR của các DN thuộc Vinatex trong điều kiện sản xuất kinh doanh cạnh tranh ngày càng gay gắt và hội nhập quốc tế như hiện nay. Để nâng cao hiệu quả hoạt động, các DN thuộc Vinatex cần xem thực hiện CSR là giải pháp đúng đắn, cần thiết và khơn ngoan. Mơ hình CSR được nhắc đến nhiều sau nghiên cứu vào năm 1953 của Bowen và sau

đó được nhiều nhà nghiên cứu, những nhà quản trị quan tâm áp dụng thành công, đem

lại lợi ích và sự phát triển bền vững cho nhiều DN (Bowen, 1953). Nghiên cứu này nhằm mục đính giúp các nhà quản trị trong các DN thuộc Vinatex cùng những nhà

quản lý ở Việt Nam nhận diện được nhân tố ảnh hưởng cũng như mức độ tác động của từng nhân tố đến thực hiện CSR. Đồng thời, nghiên cứu cũng đóng góp cả về lý luận

và thực tế những vấn đề mới khi nghiên cứu CSR trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể

của các DN thuộc Vinatex. Qua đó nhằm thúc đẩy các DN thuộc Vinatex nâng cao

nhận thức và cam kết thực hiện CSR theo hướng tự nguyện.

Nghiên cứu đã sử dụng các mơ hình lý thuyết của (Caroll, 1991, Caroll, 1994, Caroll, 1999), (Freeman, 1984), (Maignan and Ferrell, 2000) và kết quả điều chỉnh,

phát triển thang đo của (Galbreath, 2010) để xây dựng các khái niệm và thang đo

nghiên cứu về các nhân tố “Hoạch định chiến lược định hướng bên ngoài”, “Hoạch định chiến lược định hướng bên trong”, “Văn hóa nhân văn của DN” và “Thực hiện

CSR của DN”, đồng thời phát triển thêm thang đo nhân tố “Luật và thực thi pháp luật” trên cơ sở thực tiễn bối cảnh hoạt động của các DN thuộc Vinatex. Trên cơ sở đó, đã sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để tiến hành

nghiên cứu. Phương pháp định tính nhằm bổ sung, loại bỏ và tìm kiếm, phát hiện

những thông tin mới cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của kinh tế Việt Nam và các DN thuộc Vinatex thông qua kỹ thuật phỏng vấn sâu để phát triển thành mơ hình nghiên cứu như đã trình bày ở chương 3 phần 3.3.3.3. Phương pháp định lượng được

tiến hành thông qua khảo sát bằng hình thức gọi điện thoại, gửi phiếu khảo sát trực

tiếp, phỏng vấn trực tiếp các cán bộ quản lý cấp cao và cấp trung để thu thập thông tin từ 110 DN thuộc Vinatex, mỗi DN phát ra 03 phiếu, kết quả thu về 322 phiếu trong đó có 04 phiếu khơng hợp lệ do điền thiếu thơng tin, do đó tổng số phiếu hợp lệ đạt 318

phiếu và thuộc 106 DN thuộc Vinatex. Sử dụng phương pháp định lượng nhằm kiểm định mơ hình đề xuất, kiểm định độ tin cậy của các khái niệm và thang đo nghiên cứu,

phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy tuyến tính. Kết quả nghiên cứu và kiểm định đã được trình bày theo mục tiêu nghiên cứu ở phần đầu của luận án,

nghiên cứu sinh tổng hợp lại như sau:

(1). NCS đã đề xuất mơ hình nghiên cứu gồm 04 nhân tố ảnh hưởng đến thực

hiện CSR gồm Hoạch định chiến lược định hướng bên ngoài, Hoạch định chiến lược định hướng bên trong, Luật và thực thi pháp luật, Văn hóa nhân văn của DN.

(2). Kết quả kiểm định cho thấy cả 04 nhân tố ảnh hưởng Hoạch định chiến lược định hướng bên ngoài, Hoạch định chiến lược định hướng bên trong, Luật và thực thi pháp luật, Văn hóa nhân văn của DN đều tác động thuận chiều đến thực hiện

CSR của các DN thuộc Vinatex với mức ý nghĩa Sig. <0.05.

(3). Mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng nhân tố đến thực hiện CSR của các DN

thuộc Vinatex nói chung là khác nhau. Nhân tố “Hoạch định chiến lược định hướng

bên ngồi” có ảnh hưởng mạnh nhất (chiếm 28,95%) đến thực hiện CSR của các DN

thuộc Vinatex bất kể là DN có quy mơ lớn hay nhỏ đều thực hiện CSR dựa trên hoạch

định chiến lược phát triển DN. Tiếp đó là nhân tố “Hoạch định chiến lược định hướng

bên trong” có mức độ ảnh hưởng đứng thứ hai với 24,71%, thứ ba là nhân tố “Văn hóa nhân văn của DN” với 23,23% và cuối cùng là nhân tố “Luật và thực thi pháp luật” với 23,11%. Các giá trị cụ thể được xác định thể hiện mức độ ảnh hưởng có sự khác biệt so với các nghiên cứu trước đây, đây là những điểm mới trong bản luận án của nghiên cứu sinh. Mơ hình hồi quy tuyến tính được thể hiện:

TN = 0.218BN + 0.185BT + 0.149LP + 0.123VH + 1.419 + e

Với mơ hình gồm 04 nhân tố tác động trong nghiên cứu này, chỉ có 37,2% sự biến thiên của biến phụ thuộc (Y) “Thực hiện CSR tại các DN thuộc Vinatex” được

giải thích bởi 04 biến trong mơ hình, cịn 62,8% sẽ do các yếu tố khác ngồi mơ hình và sai số ngẫu nhiên (R2 hiệu chỉnh có giá trị bằng 0.372 (hay 37,2%)).

quy mô lao động (>3000) và doanh thu lớn (80% trên 200 tỷ đồng, năm 2016). Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thực hiện CSR tại các DN thuộc Vinatex hiện nay là tương đối tốt trên cả 4 phương diện, cụ thể: Nhiều DN thuộc Tập đoàn thực hiện CSR bằng và trên luật đối với người lao động thơng qua kí kết HĐLĐ, TƯLĐTT, tiền lương, tiền thưởng cũng như quan tâm đến đời sống của NLĐ. Đặc biệt Tổng CT CP May 10 còn quan tâm sát sao đến đời sống của cơng nhân lao động nữ như có nhà trẻ, khám chữa bệnh cho nhân viên; thực hiện CSR đối với người tiêu dùng bằng những

khẩu hiệu và hành động rất cụ thể, CSR đối với người tiêu dùng bằng những cam kết

về chất lượng rõ ràng, thông tin được tiếp nhận thông qua nhiều kênh; thực hiện CSR

đối với cộng đồng (nhân văn) cũng được thực hiện tốt trong các DN thuộc Tập đoàn

như ủng hộ đồng bào lũ lụt, tặng quà cho những người dân ở nơi DN có trụ sở, cải

thiện hệ thống nước sạch…; thực hiện CSR đối với môi trường thông qua áp dụng đổi mới công nghệ vào sản xuất để cải thiện và bảo vệ môi trường, cơng nghệ hiện đại để tiết kiệm chi phí, giảm gây ô nhiễm môi trường.

5.2. Hàm ý đề xuất cho các nhà quản trị trong các DN thuộc Vinatex

CSR cần phải được xây dựng từ người lãnh đạo, từ quá trình lập kế hoạch chiến lược và từ chính văn hóa DN, đặc biệt văn hóa nhân văn của DN. Bên cạnh đó thực

hiện CSR cũng không thể thiếu được việc cần phải xem xét mức độ tác động của luật pháp và sự thực thi pháp luật, đặc biệt ở những nơi có khung khổ pháp lý hoàn chỉnh.

Hoạt động CSR của DN được thúc đẩy mạnh hơn, thành công hơn cũng cần phải dựa trên sự tạo dựng được niềm tin tưởng của người tiêu dùng, các đối tác (các nhà cung ứng), các nhà đầu tư, các tổ chức chính trị xã hội và của tất cả nhân viên. Việc khích

lệ, tuyên dương các DN thực hiện CSR tích cực cũng cần được các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội và chính phủ tham gia mạnh, kiên quyết và bền bỉ hơn nữa. Mỗi DN cần coi thực hiện CSR chính là mang lại lợi ích bền vững nhất để vượt qua sự cạnh tranh khốc liệt và hướng tới sự phát triển bền vững.

Thực hiện CSR vừa là tự nguyện, vừa là bắt buộc đối với các DN. Phần lớn, các DN thuộc Vinatex gia công và xuất khẩu hàng hóa cho các châu lục, các quốc gia phát triển như Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản nên thực hiện CSR trong các DN thuộc Vinatex chủ yếu là bắt buộc. Tuy nhiên, từ cơ sở kết quả nghiên cứu của luận án, tác giả đề xuất các nhà quản trị các DN thuộc Vinatex nên thực hiện CSR theo hướng tự nguyện. Vậy để thực hiện CSR từ “tâm” mà vẫn tối đa hóa lợi nhuận và được cơng nhận là DN hoạt động có CSR thì cần cân nhắc một số đề xuất sau về các nhân tố ảnh hưởng thực hiện CSR:

5.2.1. Đánh giá đúng vai trò, tầm quan trọng của các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạch định chiến lược phát triển DN hưởng đến hoạch định chiến lược phát triển DN

Căn cứ đề xuất

Dựa trên kết quả hồi quy cho thấy, “Hoạch định chiến lược định hướng bên

ngồi” có tác động mạnh nhất tới thực hiện CSR của các DN thuộc Vinatex, trong khi

đánh giá của các DN này về các thang đo của nhân tố chỉ ở mức độ 3 (3.0164 điểm,

nửa đồng ý nửa không đồng ý), trong khi đó, các yếu tố bên trong ln được đề cao

trong việc hoạch định chiến lược thì mức độ tác động chỉ đứng ở vị trí thứ hai. Do vậy, bản thân các DN thuộc Vinatex cần phải nghiêm túc xem xét lại vai trò của các yếu tố mơi trường bên ngồi và bên trong ảnh hưởng đến hoạch định chiến lược của DN và

qua đó tác động đến việc thực hiện CSR của các DN thuộc Vinatex. • Nội dung thực hiện

Kết quả kiểm định nhân tố hoạch định chiến lược có ảnh hưởng yếu đến thực

hiện CSR, nhưng nếu lãnh đạo càng quan tâm đến hoạch định chiến lược phát triển

DN thông qua phát huy động lực môi trường bên trong, bên ngồi, vai trị của các bộ phận quản lý DN, các nguồn lực và các kỹ thuật phân tích sẽ thúc đẩy DN thực hiện

tốt hơn CSR. Thực tế các DN chưa phát huy thực hiện CSR trong hoạch định chiến

lược. Trong giai đoạn hiện nay, các DN thuộc Vinatex cần tập trung vào việc xây dựng và thực hiện chuỗi giá trị nhằm hội nhập quốc tế, có bước đi nhanh hơn để chuyển dần từ gia công sang thiết kế mẫu, công nghệ hỗ trợ, quản lý công nghệ và thị trường. Tăng cường đầu tư cho công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Cần cân đối lợi ích giữa cổ đơng, cơng ty và người lao động theo

hướng phát triển lâu dài và bền vững. Ứng dụng các phương pháp, mơ hình quản trị

hiện đại để đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT), chi phí

và lợi ích trước mắt, trung và dài hạn thay cho phương pháp hoạch định chiến lược

theo suy đốn, cảm tính, chủ quan. Các DN thuộc Tập đoàn cần cân nhắc đến những

điều kiện và khả năng của DN mình trong việc đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, cân đối

hiệu quả giữa đầu tư và lợi nhuận thu được để xây dựng chiến lược phát triển trong đó có thực hiện CSR để đảm bảo DN phát triển một cách bền vững, nâng cao khả năng

cạnh tranh và gây dựng uy tín cho DN trên thị trường trong nước và quốc tế. Tóm lại, khi hoạch định chiến lược, các DN thuộc Vinatex cần gắn với chiến lược và thực hiện CSR, đồng thời quan tâm chú trọng cả vào phát triển công nghệ hiện đại (công nghệ xanh) nhằm giúp các DN thuộc Vinatex nâng cao uy tín, tăng lợi thế cạnh tranh và

5.2.2. Đánh giá đúng vai trò của văn hóa DN (văn hóa nhân văn của DN),

Luật và thực thi pháp luật đối với việc thực hiện CSR

Căn cứ đề xuất

“Văn hóa nhân văn của DN” mang tính chất tự nguyện rất cao trong khi “Luật và thực thi pháp luật” lại mang tính chất bắt buộc đối với thực hiện CSR của DN.

Thực tế ở các DN thuộc Vinatex cho thấy, họ đang đánh giá cao vai trò của nhân tố

“Luật và thực thi pháp luật” khi giá trị trung bình nhân tố đạt 4.258 điểm, trong khi đó vai trị của nhân tố “Văn hóa nhân văn của DN” chỉ đạt 2.4643 điểm thấp nhất trong 04 nhân tố. Tuy nhiên, kết quả hồi quy lại cho thấy nhân tố “Văn hóa nhân văn của DN” lại có phần tác động mạnh hơn tới việc thực hiện CSR của các DN thuộc Vinatex so với nhân tố “Luật và thực thi pháp luật”. Do vậy, các DN thuộc Vinatex cũng cần

đánh giá đúng vai trò của hai nhân tố này đối với việc thực hiện CSR của DN mình.

Nội dung thực hiện

Trước tiên, các nhà quản lý của các DN thuộc Vinatex cần phát huy tinh thần tương thân tương ái trong các mối quan hệ đối với người lao động, người tiêu dùng và cộng đồng dân cư. Các DN cần tiếp tục hoàn thiện xây dựng hệ thống nội quy, quy chế

đầy đủ, khoa học để đánh giá chính xác thành tích của người lao động, đặc biệt cần có

hệ thống quy chế khuyến khích thưởng, phạt nhân viên hợp lý. Điều này giải thích

thơng qua thực tế rằng, ảnh hưởng của nhân tố văn hóa nhân văn của DN đến thực

hiện CSR được thúc đẩy từ bên trong. Trong khi luật và thực thi pháp luật bị ràng buộc bởi các khía cạnh pháp lý đến từ bên ngồi. Do đó, văn hóa nhân văn của DN có mối quan hệ chặt chẽ hơn nhân tố “Luật và thực thi pháp luật”. Nhà quản lý DN cần dành thời gian lắng nghe ý kiến để hiểu hơn nguyện vọng của người lao động và giải quyết những mâu thuẫn bất đồng thông qua đối thoại, thương lượng và đàm phán. Trong sản xuất kinh doanh, phải đảm bảo giải quyết hài hịa lợi ích của các bên, gắn lợi ích của DN với lợi ích của người tiêu dùng và cộng đồng xã hội, coi trọng hiệu quả hoạt động của DN gắn với thực hiện CSR.

Các DN thuộc Vinatex cần thực hiện đầy đủ hệ thống nội quy, quy chế, xây

dựng cơ chế đối thoại, thương lượng kí kết TƯLĐTT theo Bộ Luật lao động Việt Nam và của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Đảm bảo việc tuân thủ các quy định trong Luật Môi trường nhằm giảm thiểu các tác động

gây nguy hại đến môi trường. Các DN thuộc Vinatex cần dành nguồn lực tài chính đầu tư vào sản xuất với cơng nghệ hiện đại như đầu tư hệ thống hút bụi tại lò cấp hơi nước sử dụng, đầu tư hệ thống xử lý nước thải khép kín, sử dụng đèn LED thay thế đèn

Compact, lắp đặt biến tần cho hệ thống bơm, sử dụng định mức tiêu hao hợp lý nguồn nguyên liệu dệt nhuộm, xử lý khí thải thơng qua bộ phận thu khí lị hơi… Các DN cần lập báo cáo bền vững, công bố thông tin sản phẩm một cách công khai, minh bạch về hiệu quả quản trị và sử dụng các nguồn vốn, tài chính, tài nguyên thiên nhiên và xã hội nhằm phản ánh giá trị thực của DN đối với người tiêu dùng và cộng đồng. Phần lớn

sản phẩm của các DN thuộc Tập đoàn là được gia cơng và tiêu thụ ở thị trường nước ngồi thì cần phải thực hiện bộ quy tắc ứng xử BSCI (Business Social Compliance

Initiative), áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng ISO9001-2015, ISO26000 – 2008, SA8000, Wrap, ISO14001, OSAS18001, ISO27001, CoC, CoE…

5.2.3. Tập trung cải thiện thực hiện CSR theo hướng cân đối, hài hòa đảm

bảo đủ bù đắp cho các khoản phí phải bỏ ra khi DN thực hiện CSR

Nhận thức được tầm quan trọng của các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến

hoạch định chiến lược phát triển DN, văn hóa DN (văn hóa nhân văn của DN), Luật và thực thi pháp luật đến thực hiện CSR là quan trọng, Tuy nhiên đây mới là bước khởi

đầu, vấn đề là làm thế nào để triển khai thực hiện CSR một cách cân đối, hài hòa là

quan trọng hơn. Do vậy, trong thời gian tới nhà quản lý các DN thuộc Vinatex cần thực hiện CSR cụ thể như sau:

Thực hiện CSR kinh tế. Các DN thuộc Vinatex cần thường xuyên đầu tư đổi

mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu các chi phí bất hợp lý gây lãng phí về tiêu hao vật tư, nguyên nhiên vật liệu, thời gian sản xuất và hao phí lao

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp thuộc tập đoàn dệt may việt nam (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)