- Đội ngũ cơng chức hành chính trung thành với Đảng, với Chính phủ, với Tổ quốc và nhân dân.
d) Vai trị của đội ngũ cơng chức hành chính nhà nước
1.2.2. Về tuyển dụng
Tuyển dụng công chức là việc tuyển người làm việc trong biên chế thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển. Đây là khâu rất quan trọng ảnh hưởng tới việc sử dụng công chức về sau. Nếu như từ năm 1998 khi có Pháp lệnh cán bộ, cơng chức đến trước khi Pháp lệnh cán bộ, công chức sửa đổi vào năm
2003, đã có sự thay đổi cơ bản trong chế độ tuyển dụng cán bộ, cơng chức, đó là chuyển từ xét tuyển sang thi tuyển chung bắt buộc, thì sau năm 2003 đã có sự phân biệt khá rõ và phù hợp là đối với cơng chức hành chính bắt buộc qua thi tuyển, còn viên chức sự nghiệp được áp dụng cả 2 hình thức là thi tuyển và xét tuyển theo chế độ hợp đồng. Ở nước ta hầu hết các Bộ, ngành ở trung ương và UBND các tỉnh, thành phố việc tuyển dụng cơng chức đều thực hiện thơng qua hình thức thi tuyển. Nhìn chung, trong quá trình tổ chức thi tuyển các bộ, ngành, địa phương đã căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật về công tác thi tuyển để triển khai. Những quy định về quy trình, thủ tục, nội dung, hình thức thi đã được các bộ, ngành, địa phương thực hiện tương đối chặt chẽ. Phần lớn các bộ, ngành, địa phương thực hiện việc thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người biết và đăng ký tham gia. Nhiều nơi đã quy định và hướng dẫn thêm cho thí sinh đăng ký dự thi theo địa chỉ định hướng và điều hòa nguồn nhân lực trong địa phương. Các bộ, ngành, địa phương còn xây dựng tiêu chuẩn, điều kiện dự thi phù hợp với đặc thù của ngành, địa phương trên cơ sở tuân theo các quy định chung của Nhà nước. Các Hội đồng thi tuyển, ban ra đề thi được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của Nhà nước, giữ được bí mật, nghiêm túc, công bằng, khách quan.
Hiện nay, Luật cán bộ, công chức quy định: Công chức đã bắt đầu thực hiện việc tuyển dụng theo vị trí việc làm và thơng qua kỳ thi tuyển cạnh tranh; việc xét tuyển chỉ được thực hiện với người tình nguyện làm việc 5 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đó, để thu hút người có tài năng, có trình độ tham gia vào hoạt động cơng vụ, Nghị định 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ đã quy định cho phép người đứng đầu cơ quan quản lý công chức được xem xét, tiếp nhận không qua thi tuyển đối với một số trường hợp đặc biệt như:
- Người tốt nghiệp thủ khoa tại các cơ sở đào tạo trình độ đại học ở trong nước;
- Người tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, loại xuất sắc ở nước ngồi; - Người có trình độ đào tạo từ đại học trở lên, có kinh nghiệm cơng tác trong ngành, lĩnh vực cần tuyển dụng từ 05 năm trở lên, đáp ứng được ngay u cầu của vị trí cơng chức cần tuyển dụng.
Nghị định cũng quy định việc xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức từ cấp huyện trở lên đối với cán bộ, công chức cấp xã có thời gian làm cán bộ, cơng chức cấp xã từ đủ 60 tháng trở lên.
Như vậy, thi tuyển là hình thức tuyển dụng cơng chức cơ bản và chủ yếu. Việc xét tuyển chỉ thực hiện trong một số trường hợp đặc biệt nhằm thực hiện chính sách xã hội và khuyến khích những người tình nguyện đi làm việc ở các vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc ít người.
Theo quy định người đăng ký dự tuyển phải có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chun mơn, nghiệp vụ của vị trí dự tuyển và phải có đủ các điều kiện sau:
- Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam và đang cư trú tại Việt Nam; - Đủ 18 tuổi trở lên;
- Có đơn dự tuyển, có lý lịch rõ ràng; - Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp; - Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; - Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ;
Mặc dù Luật Quốc tịch Việt Nam có quy định Nhà nước Việt Nam cho phép công dân Việt Nam được phép mang quốc tịch của nước khác. Nhưng để tuyển dụng vào công chức thì người đăng ký dự tuyển chỉ được mang một quốc tịch là Quốc tịch Việt Nam. Bên cạnh đó, khác với trước đây, độ tuổi tuyển dụng được quy định có cả “sàn” và “trần”: từ đủ 18 tuổi đến 40 tuổi. Nhưng đến nay, tuổi dự tuyển công chức chỉ quy định từ đủ 18 tuổi trở lên mà không khống chế tuổi “trần”. Đó là vì pháp luật về bảo hiểm xã hội của Việt
Nam đã quy định cả loại hình bảo hiểm tự nguyện. Như thế sẽ tạo điều kiện cho những người khi đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Ngoài các điều kiện nêu trên, theo yêu cầu của vị trí dự tuyển, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng cịn có thể quy định thêm một số điều kiện khác, nhưng không được trái với quy định của pháp luật. Ngoài ra những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức:
- Không cư trú tại Việt Nam;
- Mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự;
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
Về chế độ tập sự, người được tuyển dụng vào công chức phải thực hiện chế độ tập sự để làm quen với môi trường công tác, tập làm những cơng việc của vị trí việc làm được tuyển dụng. Thời gian tập sự được quy định như sau:
- 12 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại C; - 06 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào cơng chức loại D.
Vì Luật Cán bộ, công chức năm 2008 không quy định chế độ cơng chức dự bị, do đó để bảo đảm quyền lợi cho những người đang là cơng chức dự bị, Chính phủ cũng cho phép người được tuyển dụng vào công chức dự bị trước ngày 01/01/2010 theo quy định của Pháp lệnh Cán bộ, cơng chức năm 1998 thì được chuyển sang thực hiện chế độ tập sự. Thời gian đã thực hiện chế độ cơng chức dự bị được tính vào thời gian tập sự. Ngồi ra để đảm bảo được mục đích và ý nghĩa của chế độ tập sự, thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội và thời gian nghỉ ốm đau, bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ cơng tác theo quy định của pháp luật khơng được tính vào thời gian tập sự. Để cơng tác tuyển dụng cơng chức đạt chất lượng cao, trong q trình tuyển dụng cần bảo đảm thực hiện đúng các nguyên tắc:
Một là, nguyên tắc công khai.
Tất cả mọi thông tin về điều kiện, tiêu chuẩn, chỉ tiêu, chuyên ngành tuyển dụng, nội dung, hình thức thi tuyển... phải được thơng báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết và đăng ký dự tuyển. Tránh tình trạng chỉ thơng báo nội bộ cho những người trong cơ quan hoặc trong ngành biết nhằm không phải cạnh tranh, điều này đã làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của công tác tuyển dụng công chức hiện nay.
Hai là, nguyên tắc khách quan.
Nội dung của nguyên tắc này thể hiện ở hai mặt: thứ nhất, việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào nhu cầu cơng việc, vị trí cơng tác và theo chỉ tiêu biên chế được giao; thứ hai, đánh giá kết quả thi tuyển cơng chức phải chính xác, khách quan, khơng thiên vị.
Ba là, ngun tắc bình đẳng.
Theo ngun tắc này, tất cả mọi cơng dân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì đều có quyền tham gia dự tuyển cơng chức và được tuyển khi có đủ điều kiện trúng tuyển mà khơng có sự phân biệt đối xử nào.
Cùng với tuyển dụng thu hút nhân tài vào làm việc trong bộ máy nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của đội ngũ công chức.
Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay cho thấy: khơng ít người có trình độ, năng lực yếu kém, phẩm chất đạo đức không thật tốt, làm những phần việc đơn giản nhưng vẫn bám vào biên chế một cách cố thủ nhưng chính quyền khơng có cách gì đưa họ ra khỏi biên chế để đưa những người có năng lực hơn vào bộ máy chính quyền. Điều này làm cho bộ máy nặng nề, ỳ ạch và yếu về năng lực.