- Đội ngũ cơng chức hành chính trung thành với Đảng, với Chính phủ, với Tổ quốc và nhân dân.
d) Vai trị của đội ngũ cơng chức hành chính nhà nước
3.2.2.2. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ,công chức
Hiện nay công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được Đảng, Nhà nước rất quan tâm. Hệ thống các trường đào tạo, bồi dưỡng ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng được triển khai như: mở các lớp tập huấn, cho đi học tập tham quan, tìm hiểu thực tế ở trong và ngồi nước... Số lượng cơng chức hành chính nhà nước của tỉnh Đắk Lắk được cử đi đào tạo, bồi dưỡng chiếm tỷ lệ cao. Song nhìn tổng thể chất lượng thực hiện công việc của đội ngũ được cử đi học tập bồi dưỡng chưa tương xứng với trình độ được đào tạo. Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng đào tạo, bồi dưỡng chưa đạt hiệu quả như mong muốn, trong đó, nguyên nhân cơ bản là do một số công chức, một số cơ quan cử công chức đi học chưa nhận thức đúng về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng.
Trước mắt, để đổi mới công tác đào tạo cán bộ, công chức chúng ta phải thực hiện đồng bộ các giải pháp liên quan đến quản lý đào tạo như:
+ Xác định chu kỳ sát hạch công chức để đánh giá năng lực công chức (chu kỳ có thể từ 3 đến 5 năm).
+ Xác định số lượng công chức theo ngạch trong từng cơ quan, đơn vị. + Quy định các loại văn bằng, chứng chỉ cho từng chức danh công chức. + Xây dựng các quy định nhằm định hướng đào tạo để nâng cao trình độ, năng lực chun mơn và đặc biệt là các kỹ năng thực thi cơng vụ, tránh tình trạng bằng cấp chỉ để hợp thức hoá tiêu chuẩn chức danh và ngạch bậc.
Cần quy định cụ thể chế độ đào tạo, bồi dưỡng công chức bao gồm: đào tạo tiền công vụ; đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch chức danh công chức; đào tạo, bồi dưỡng theo các chức danh lãnh đạo, quản lý và đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí làm việc với nội dung ngắn gọn, trực tiếp, cụ thể.
Việc đào tạo, bồi dưỡng công chức phải căn cứ vào nhu cầu cơng việc và vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý; tiêu chuẩn của ngạch công chức; bồi dưỡng bắt buộc kiến thức, kỹ năng tối thiểu trước khi bổ nhiệm. Định kỳ, công chức phải tham gia các khóa bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ phù hợp với chức danh cơng chức của mình.
Ngồi ra cần xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và nguồn kinh phí trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cụ thể là:
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý cơng chức chịu trách nhiệm xây dựng quy hoạch, kế hoạch và tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng để tạo nguồn và nâng cao trình độ, năng lực của cơng chức.
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng cơng chức có trách nhiệm tạo điều kiện để họ tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng và trình độ chuyên mơn.
- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
Cần xác định cụ thể trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng. Đó là phải chấp hành nghiêm túc quy chế đào tạo, bồi dưỡng và chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp theo quy định của pháp luật. Thời gian học được tính vào thâm niên công tác liên tục và được xét nâng lương theo quy định của pháp luật; Cơng chức đạt kết quả xuất sắc trong khóa đào tạo, bồi dưỡng thì được biểu dương, khen thưởng; trường hợp khơng hồn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng thì bị xử lý kỷ luật; Cơng chức đã hồn thành việc đào tạo, bồi dưỡng nếu tự ý bỏ việc, xin thơi việc phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật. Để phù hợp với từng giai đoạn cần thường xuyên đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng.
- Lấy tiêu chuẩn ngạch công chức làm căn cứ xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng với nội dung thiết thực, phù hợp với từng đối tượng công chức. Chú trọng về phẩm chất đạo đức và kiến thức lý luận, thực tiễn, thực hành.
- Đào tạo, bồi dưỡng có trọng tâm, trọng điểm, chuyên sâu kết hợp với đào tạo trong thực tiễn. Khuyến khích phong trào học tập trong đội ngũ cơng chức để nâng cao trình độ. Có quy chế kiểm tra, đánh giá kết quả sử dụng sau đào tạo. Đào tạo nâng cao để cơng chức làm việc có chất lượng cao, đào tạo mở rộng để cung cấp thêm kiến thức, kỹ năng làm việc cho công chức ở mức cao hơn và cập nhật thêm kiến thức mới, tránh tụt hậu. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng theo hướng thiếu kiến thức ở lĩnh vực nào thì đào tạo, bồi dưỡng ở lĩnh vực ấy, tránh đào tạo tràn lan, kém hiệu quả. Chú ý trang bị kiến thức mới, nhất là phương pháp quản lý và việc sử dụng cơng nghệ vi tính vào quản lý.
- Củng cố, tăng cường các cơ quan chức năng quản lý đào tạo. Thành lập bộ phận chuyên trách tham mưu về công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ở từng đơn vị, địa phương. Trong mỗi cơ quan phải cử một lãnh đạo theo dõi công tác đào tạo, bồi dưỡng cơng chức, khơng khốn trắng, phó mặc cho cơ sở đào tạo. Để tránh lãng phí trong đào tạo cần thực hiện quy hoạch đào tạo
có địa chỉ, đào tạo theo đơn đặt hàng, theo nhu cầu thực tế của từng ngành, không đào tạo ồ ạt, tràn lan, hình thức.
- Chăm lo xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo theo hướng hiện đại hóa. Xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành giỏi để truyền đạt nội dung bồi dưỡng. Có chính sách thu hút những sinh viên giỏi ở các trường đại học, các cán bộ đang công tác thực tiễn vào làm giảng dạy ở hệ thống đào tạo cán bộ, công chức; tăng cường đội ngũ giảng viên kiêm chức là cán bộ lãnh đạo các sở, ban ngành, đoàn thể có kinh nghiệm thực tiễn, có khả năng sư phạm. Chú trọng nâng cao chất lượng toàn diện của đội ngũ giảng viên. Tiến hành chuẩn hóa đội ngũ giảng viên ở Trường Chính trị tỉnh. Cần có chính sách đãi ngộ tốt đối với đội ngũ giảng viên trong các cơ sở đào tạo và tăng cường đầu tư kinh phí, nâng cấp các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
Thực hiện chế độ thi nâng ngạch cơng chức trên cơ sở có cạnh tranh để tạo động lực thúc đẩy tính tích cực, sự phấn đấu của cơng chức, nhằm nâng cao năng lực của cơng chức, khắc phục tình trạng “sống lâu lên lão làng”. Chỉ thi nâng ngạch khi có chỗ trống chức vụ chuyên môn, trống cơ cấu công chức của ngạch đó trong cơ quan, đơn vị, làm được như thế sẽ khắc phục được mục đích hiện nay của thi nâng ngạch là nhằm để được nâng lương, để “có danh” là cơng chức loại A, loại B..