- Đội ngũ cơng chức hành chính trung thành với Đảng, với Chính phủ, với Tổ quốc và nhân dân.
d) Vai trị của đội ngũ cơng chức hành chính nhà nước
1.1.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng cơng chức hành chính nhà nước
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định hai quan điểm lớn bao trùm, xun suốt có tính ngun tắc là:
Thứ nhất, “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những
con người xã hội chủ nghĩa"
Thứ hai, “Cán bộ là gốc của mọi công việc”. “Muôn việc thành công
hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [30, tr.29].
Như vậy, con người nói chung và người cán bộ luôn luôn là nhân tố quan trọng và có vị trí then chốt quyết định, có mối quan hệ biện chứng thống nhất, có sự tác động qua lại và là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Trong đó đội ngũ cơng chức hành chính nhà nước đóng vai trị quan trọng, họ là cơng bộc của nhân dân, vì vậy họ phải có đạo đức cách mạng, giác ngộ lý tưởng xã hội chủ nghĩa, suốt đời sống, chiến đấu vì độc lập tự do của tổ quốc, của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Họ phải ra sức trau dồi đạo đức cách mạng, thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư mới đủ sức đánh bại chủ nghĩa cá nhân, mới là con người hoàn toàn. Từ quan niệm chung về con người, Hồ Chí Minh nói tới người cách mạng và bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với đạo đức cách mạng là nền tảng, là “gốc” của nhân cách làm
người. Người đã dạy cán bộ, đảng viên có tài phải có cả đức, đức quyết định. Người nói: "Cũng như sơng có nguồn mới có nước, khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có gốc thì cây héo. Người cách mạng
phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [53, tr.210]. “Mọi việc thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay là khơng ”, “Tuy năng lực và công việc mỗi người khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng ai giữ được đạo đức đều là người cao thượng” [53, tr.568]. Theo Người, đạo đức cách mạng được thể hiện ở nhân, trí, dũng, liêm, được quy tụ ở những chuẩn mực giá trị và nguyên tắc đạo đức là cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, là chiến thắng chủ nghĩa cá nhân, để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, để nhân dân muôn đời con cháu mai sau sống ấm no, hạnh phúc. Hồ Chí Minh cũng đề cao vai trị của đạo đức trong mối liên hệ không tách rời với năng lực, bởi theo Người khơng có năng lực thì mọi điều tốt đẹp của con người chỉ dừng lại ở mong muốn. Chính vì vậy, trong
Di chúc để lại, Người căn dặn: Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là
một việc làm rất quan trọng và cần thiết. Phải giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ nước ta thành những chiến sỹ cách mạng, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”.
Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng,
vừa chuyên”. Đảng và Nhà nước ta đã và đang quyết tâm xây dựng đơi ngũ
cơng chức nói chung, cơng chức hành chính nhà nước nói riêng vừa có đức, vừa có tài và phải lấy đức làm gốc. Cơng chức hành chính nhà nước phải là cơng bộc của nhân dân, phải có đủ cả đức lẫn tài hay phẩm chất và năng lực trong hoạt động xã hội cũng như trong khi thi hành cơng vụ. Đó cũng chính là hai yếu tố nền tảng trong tiêu chí đánh giá cán bộ ở các giai đoạn lịch sử khác nhau của mọi thời đại. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau thì những u cầu về phẩm chất năng lực địi hỏi khác nhau. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi xem xét phẩm chất và năng lực của cơng chức hành chính nhà nước trong giai đoạn đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tiêu chí thứ nhất, là phẩm chất chính trị, đạo đức của cơng chức
hành chính nhà nước. Phẩm chất ở đây trước hết là "Đức" trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Cụ thể hơn ở người cơng chức chính là "đạo đức cách mạng". Đạo đức nói chung và đạo đức cách mạng như Bác dạy đó là "Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của tổ quốc và chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng" [53, tr.121]. Theo Hồ Chủ Tịch, người cách mạng mưu sự nghiệp lớn phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng. Coi đạo đức là gốc Người đã sớm nhận rõ vai trò, động lực của đạo đức đối với sự phát triển xã hội. Đây là đạo đức để hành động, đấu tranh cho lợi ích chung của xã hội và để tu dưỡng bản thân trong đời sống hàng ngày chứ khơng phải đạo đức trừu tượng, thốt ly thực tiễn. Đạo đức ấy là đạo đức cần thiết cho con người trong tu dưỡng và trong đấu tranh cách mạng vì hạnh phúc của nhân dân. Bởi lẽ, với những cơng chức đặt quyền lợi cá nhân lên trên quyền lợi tập thể, lười biếng, tham nhũng, ức hiếp nhân dân; những người bàng quan đứng ngồi thời cuộc thì khơng thể là nhân tố tích cực trong việc góp phần xây dựng một xã hội mới. Phải có những con người một lịng trung thành với mục tiêu lý tưởng của dân tộc, những người có kiến thức, biết vì nhân dân qn mình, vì chủ nghĩa xã hội thì sự nghiệp cách mạng mới thành cơng. Đề cập đến tư cách của người cách mạng, người nêu ra ba mối quan hệ chủ yếu:
Đối với mình chớ tự kiêu, tự đại (tự kiêu, tự đại là khờ dại, là thối
bộ); ln cầu tiến bộ; ln tự kiểm điểm, tự phê bình. Đối với người, trừ bọn việt gian bán nước, phát xít thực dân ác quỷ , phải
kiên quyết đánh đổ, còn đối với người khác phải yêu quý, kính trọng, giúp đỡ. Phải học người và giúp người tiến tới, chân thành, khiêm tốn, thật thà, đồn kết. Đối với việc, phải để cơng việc nước lên trên, trước việc tư, việc nhà. Đã phụ trách việc gì thì quyết làm cho kỳ được, cho đến nơi, cho đến chốn, khơng sợ khó nhọc, khơng sợ nguy
hiểm. Bất kỳ việc to, việc nhỏ phải có sáng kiến, phải có kế hoạch, phải quyết làm cho thành cơng [53, tr.263-264].
Phẩm chất chính là giá trị và tính chất tốt đẹp của con người [58]. Phẩm chất đó được biểu hiện ở mục tiêu, lý tưởng, đạo đức, lối sống, tinh thần, thái độ đối với xã hội, đối với con người. Là cơng chức hành chính nhà nước - những con người "đặc biệt" trong xã hội thì địi hỏi về phẩm chất đối với họ khắt khe hơn nhiều. Bởi lẽ, họ được sử dụng quyền lực nhà nước để phục vụ nhân dân, phụng sự tổ quốc. Đối với họ, phẩm chất không chỉ được xã hội đánh giá trên cơ sở những tiêu chuẩn đạo đức địa phương vùng miền họ sinh sống đặt ra mà những tiêu chuẩn ấy đã được pháp luật quy định cụ thể và bản thân họ bắt buộc phải thực hiện. Trong thời đại cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phẩm chất của cơng chức hành chính nhà nước được thể hiện ở phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức.
Phẩm chất chính trị của cơng chức hành chính nhà nước được thể
hiện ở mức độ nhận thức, ý thức chấp hành và kỹ năng vận dụng được những tư tưởng, đường lối chủ trương của Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước vào trong cơng việc cũng như trong đời sống xã hội. Cụ thể là nhận thức đúng đắn về đường lối xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ đó, biết vận dụng và phát huy những giá trị tư tưởng trên vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta. Tuyệt đối trung thành với tổ quốc, với Đảng, với nhân dân; sẵn sàng chiến đấu hi sinh bảo vệ độc lập, tự do, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, tin tưởng và ra sức bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và công cuộc đổi mới hiện nay. Luôn vững vàng, kiên định trên cơ sở lập trường của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nắm vững các quan điểm lý luận, am hiểu đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước sẽ giúp mỗi cơng chức hành chính nhà nước vững vàng trước những thách thức của cuộc sống.
Phẩm chất đạo đức của cơng chức hành chính nhà nước được thể hiện
thông qua: đạo đức cá nhân và đạo đức công vụ. Nếu như đạo đức cá nhân là điều kiện không thể thiếu đối với một cơng dân tốt thì đạo đức cơng vụ cịn là điều kiện khơng thể thiếu của cơng chức hành chính một quốc gia phát triển, gắn liền với đạo đức phục vụ nhân dân. Hai mặt đạo đức này luôn gắn liền với một con người đó là "cơng chức ". Nói đến đạo đức cá nhân là nói đến nguyên tắc sống và phẩm chất đạo đức tốt, tấm gương về lịng trung thực, nói đúng sự thật, lời nói đi đơi với việc làm. Đạo đức công vụ là đạo đức cá nhân thực hiện nhiệm vụ một cách trung thực không vụ lợi, ln đặt lợi ích của Đảng, Nhà nước và nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, hết lịng phục vụ nhân dân, ln có thái độ cư xử đúng mực và phải ln tự hồn thiện mình. Đạo đức đó sẽ định hướng và điều chỉnh hành động của người cơng chức hành chính khi họ thi hành công vụ. Bất cứ một nhà nước nào, đối với đội ngũ cơng chức của mình đều đặt ra những chuẩn mực đạo đức trong khi thi hành công vụ. Những chuẩn mực này được gọi là chuẩn mực pháp luật về đạo đức công vụ, được thể hiện dưới nhiều hình thức: Hiến pháp, luật, pháp lệnh hay một văn bản pháp luật khác... Ở Việt Nam hiện nay, các văn bản nhà nước quy định đạo đức công vụ gồm: Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/2/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội Vụ, về việc ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương. Nội dung của đạo đức công vụ thể hiện trên ba mối quan hệ: quan hệ với Nhà nước; với nhân dân; với cấp trên, cấp dưới và đồng nghiệp (cùng cấp) trong thi hành công vụ.
Đạo đức đối với Nhà nước, cơ quan được thể hiện ở ý thức tổ chức kỷ
luật tốt, chấp hành quy chế, nội quy của cơ quan, giữ gìn sự đồn kết nhất trí trong cơ quan. Trung thực, cơng bằng, thực hiện nhiệm vụ bằng hết khả năng với tinh thần tận tụy, nhiệt tình; ln đúng giờ và tận dụng tối đa thời gian cho công việc; bảo vệ và sử dụng an tồn, tiết kiệm tài sản cơng. Ln cố gắng hết
mình phấn đấu cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh. Có lý tưởng nghề nghiệp, thái độ, niềm tin, tình cảm đối với cơng việc, lấy hiệu quả công việc là niềm vui, lẽ sống, là động cơ để phấn đấu.
Đạo đức trong quan hệ với đồng nghiệp, với cấp trên và cấp dưới thể hiện ở sự hợp tác, giúp đỡ, tư vấn, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm; quan tâm thường xuyên tới tư cách, động cơ và lợi ích của cấp dưới; có tinh thần tương trợ lẫn nhau khi thi hành nhiệm vụ; có thái độ lịch sự nhã nhặn với mọi người; tham gia đóng góp ý kiến với đồng nghiệp một cách chân tình, thẳng thắn và trong sáng.
Đạo đức đối với nhân dân và xã hội được thể hiện ở sự phục vụ nhân
dân với thái độ lịch sự và công bằng, đáng tin cậy; giải quyết công việc đúng đắn khơng vụ lợi cá nhân, hết lịng hết sức phục vụ nhân dân quan tâm thiết thực đến đời sống nhân dân, thật sự gần gũi nhân dân, khiêm tốn học hỏi nhân dân. Sẵn sàng lắng nghe quần chúng phê bình, góp ý, thường xun tự phê bình hịa mình vào quần chúng.
Đó là những biểu hiện cụ thể của phẩm chất cơng chức nói chung và cơng chức hành chính nhà nước nói riêng. Những chuẩn mực đạo đức cụ thể được quy định trong văn bản pháp luật và các văn bản pháp quy của các cơ quan Nhà nước mà mỗi công chức đều bắt buộc phải thực hiện
Tóm lại, trong điều kiện hiện nay, phẩm chất chính trị của người cơng chức được đặt lên hàng đầu, yêu cầu về đạo đức là tiêu chuẩn quan trọng để lựa chọn, cất nhắc đề bạt cán bộ. Chất lượng công chức được thể hiện, được tạo thành từ phẩm chất đạo đức của mỗi người công chức.
Tiêu chí thứ hai: Là năng lực của cơng chức hành chính nhà nước.
Năng lực ở đây chính là cái tài trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Người từng dạy: "có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó", khơng có năng lực thì mọi điều tốt đẹp của con người chỉ dừng lại ở mong muốn, chỉ có năng lực mới biến những điều tốt đẹp trở thành hiện thực. u cầu về trình độ kiến thức của người cơng chức trong thời kỳ mới phải toàn diện vừa rộng, vừa sâu. Phải
giỏi về chuyên môn, hiểu biết những kiến thức liên quan đến nghiệp vụ lãnh đạo, quản lý, có khả năng nắm bắt và xử lý các thông tin, nắm bắt được các quy luật kinh tế - xã hội, đặc biệt là quy luật về kinh tế thị trường, biết vận dụng các quy luật đó trong lãnh đạo, quản lý ở từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, ở từng cương vị một cách có hiệu quả. Trình độ của người cán bộ, công chức trong thời kỳ mới phải cao hơn so với mặt bằng dân trí trong phạm vi và trong lĩnh vực mà mình phụ trách.
Năng lực của người cơng chức trước hết là năng lực định hướng chính trị, đảm bảo cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách, đường lối, nghị quyết của Đảng, của chính quyền mỗi cấp, ngành mình ln chính xác và phù hợp phương hướng phát triển của đất nước. Đồng thời với năng lực định hướng chính trị là năng lực tổ chức thực tiễn, tức là khả năng chuyển hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước thành hiện thực trong cuộc sống, thành phong trào của quần chúng, thành lợi ích thực tế của nhân dân. Năng lực của người cơng chức hành chính nhà nước cịn là năng lực biết tập hợp, lôi cuốn mọi người, biết thấu cảm tâm tư nguyện vọng của quần chúng, biết tổ chức quần chúng tạo thành sức mạnh tổng hợp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Chính vì vậy, cơng chức hành chính nhà nước phải có tri thức, hiểu biết và trình độ học vấn nhất định. Trong hệ thống tri thức thì ngồi trình độ văn hóa thì tri thức lý luận đóng vai trị nền tảng, trước hết là lý luận về chính trị-xã hội, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Nắm vững chính sách pháp luật là kim chỉ nam cho hoạt động của công chức. Bên cạnh tri thức chung, cơng chức phải có trình độ chun mơn nghiệp vụ nhất định đáp ứng yêu cầu công tác của lĩnh vực nghề nghiệp, cương vị cơng tác mà mình đang đảm nhiệm. Trình độ chun mơn nghiệp vụ giúp cơng chức có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao. Thực tế ở Đắk Lắk và nhiều địa phương trong cả nước cho thấy: chất lượng, hiệu quả cơng tác của khơng ít cơng chức yếu kém do trình độ, chất lượng cơng chức yếu
khơng đảm bảo. Do đó, để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý Nhà nước ở địa phương, một cơng chức hành chính nhà nước phải đạt trình độ như sau:
- Ngạch cán sự: Có trình độ trung cấp hành chính. Nếu là trung cấp
nghiệp vụ hoặc kỹ thuật có liên quan thì phải qua một lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý hành chính.