- Đội ngũ cơng chức hành chính trung thành với Đảng, với Chính phủ, với Tổ quốc và nhân dân.
d) Vai trị của đội ngũ cơng chức hành chính nhà nước
1.2.6. Về khen thưởng và kỷ luật
Thứ nhất, về khen thưởng
Khen thưởng là hình thức cơng nhận sự đóng góp "vượt mức u cầu" của cơng chức đối với hoạt động cơng vụ, là phương pháp khuyến khích về
vật chất hay tinh thần đối với cơng chức khi họ hồn thành xuất sắc nhiệm vụ, cơng vụ được giao. Có hai hình thức khen thưởng:
- Khen thưởng bằng lợi ích kinh tế: thưởng tiền, nâng bậc lương trước thời hạn, đi nghỉ phép...
- Khen thưởng bằng các danh hiệu.
Pháp luật Việt Nam áp dụng cả hai hình thức: khen thưởng bằng lợi ích kinh tế như nâng một bậc lương trước thời hạn tối đa là 12 tháng so với thời gian quy định đối với cơng chức lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ mà chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh... và khen thưởng bằng các danh hiệu như: "Chiến sỹ thi đua", "Lao động tiên tiến", "Người tốt- việc tốt"... nhưng chủ yếu vẫn là hình thức suy tơn bằng các danh hiệu. Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định: cán bộ, cơng chức được khen thưởng do có thành tích xuất sắc hoặc cơng trạng thì được nâng lương trước thời hạn, được ưu tiên khi xem xét bổ nhiệm chức vụ cao hơn nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu..
Trong khi tiền lương cơng chức vẫn cịn thấp, chưa đảm bảo cuộc sống thì việc khen thưởng bằng các danh hiệu nên được kết hợp với khuyến khích bằng vật chất tương ứng. Mặt khác, việc đánh giá công việc của người công chức không phải dễ dàng, nhiều công việc không thể đo đếm được như các ngành nghề khác. Do vậy, việc động viên, khen thưởng là cần thiết với công việc của công chức, song phải rõ ràng, cơng minh thì mới có tác dụng. Nhiều năm qua, và cho đến hiện nay chúng ta áp dụng hình thức bình xét, bỏ phiếu để đánh giá, khen thưởng cơng chức. Vì vậy, tình trạng nhiều cơng chức hồn thành xuất sắc nhiệm vụ nhưng do khơng được lịng mọi người nên khi đưa ra tập thể bình xét khơng được tập thể thơng qua. Nhiều cơ quan, đơn vị vẫn cịn tình trạng "xếp hàng" khen thưởng nên khen thưởng đã không đem lại hiệu quả thiết thực, mang nặng tính hình thức, phân phối.
Thứ hai, về kỷ luật
Kỷ luật là việc xử lý công chức mắc sai phạm trong q trình thi hành cơng vụ, thực hiện quy chế làm việc, chất lượng công việc được giao; là yếu tố khơng thể thiếu trong việc duy trì nề nếp làm việc, kỷ cương trật tự xã hội. Với ý nghĩa quan trọng như vậy, ngày 17/5/2011 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 34/NĐ-CP quy định về việc xử lý kỷ luật đối với công chức nhằm hệ thống hoá lại các quy định chung liên quan đến việc xem xét kỷ luật công chức. Theo Nghị định này, việc xử lý kỷ luật công chức được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
- Công chức vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ, đạo đức và văn hóa giao tiếp của công chức trong thi hành công vụ; những việc công chức không được làm quy định tại Luật Cán bộ, công chức.
- Công chức vi phạm pháp luật bị Tịa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật.
- Công chức vi phạm quy định của pháp luật về phịng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phịng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Công chức khi vi phạm phải chịu một trong 06 hình thức kỷ luật sau: khiển trách; cảnh cáo; hạ bậc lương; giáng chức; cách chức; buộc thôi việc. Việc cách chức, giáng chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Công chức bị khiển trách hoặc cảnh cáo thì thời gian nâng lương bị kéo dài 06 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực; nếu bị giáng chức, cách chức thì thời gian nâng lương bị kéo dài 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực. Cơng chức bị kỷ luật từ khiển trách đến cách chức thì khơng thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực; hết thời hạn này, nếu cơng chức khơng vi phạm đến mức phải xử lý
kỷ luật thì tiếp tục thực hiện nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.
Cơng chức bị tịa án kết án phạt tù mà khơng được hưởng án treo thì đương nhiên bị buộc thơi việc; cơng chức lãnh đạo, quản lý phạm tội bị tịa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm [11].