- Đội ngũ cơng chức hành chính trung thành với Đảng, với Chính phủ, với Tổ quốc và nhân dân.
d) Vai trị của đội ngũ cơng chức hành chính nhà nước
2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở TỈNH ĐẮK LẮK TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY
CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở TỈNH ĐẮK LẮK TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY
2.2.1. Ưu điểm
Đội ngũ cơng chức hành chính nhà nước ở tỉnh Đắk Lắk nhìn chung đã thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần đồn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Có tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật cao, có ý thức tự chủ, năng động và sáng tạo trong cơng việc, có kiến thức trình độ và năng lực hoạt động thực tiễn, có tinh thần khắc phục khó khăn, hồn thành tốt nhiệm vụ được giao, được rèn luyện và thử thách trong đấu tranh cách mạng, trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội, sẵn sàng tiếp cận với kiến thức và cơng
nghệ mới, từng bước thích nghi dần với cơ chế quản lý mới. Đại bộ phận giữ được lối sống lành mạnh, luôn luôn chăm lo cho sự nghiệp chung của Đảng, Nhà nước và của dân.
Trước sự hụt hẫng về trình độ, năng lực quản lý do chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; đội ngũ cơng chức hành chính nhà nước của tỉnh đã tích cực, chủ động khắc phục khó khăn để học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, văn hố, kiến thức về kinh tế thị trường, quản lý Nhà nước, pháp luật, pháp chế, đặc biệt là nghiệp vụ hành chính, ngoại ngữ, tin học,… Do tích cực học tập nên trình độ của cơng chức hành chính nhà nước được nâng lên, tăng khả năng tham mưu, đề xuất ý kiến đóng góp cùng cấp uỷ xây dựng các chủ trương công tác, hoặc tham mưu, đề xuất ý kiến giúp các cấp, các ngành hoàn thiện các nhiệm vụ, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội theo Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, huyện,… đề ra, góp phần từng bước đưa địa phương vượt qua những khó khăn, thử thách, phát huy thuận lợi, tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dần đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững đoàn kết giữa các dân tộc, các tôn giáo, bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội. Cụ thể:
- Về phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức: Đa số cơng chức hành
chính nhà nước của tỉnh có phẩm chất đạo đức tốt, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, có tinh thần trách nhiệm cao, ý thức cầu tiến, ham học hỏi nâng cao trình độ chuyên mơn, nghiệp vụ, có ý thức tu dưỡng, rèn luyện phục vụ nhân dân, có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành tốt nội quy, quy chế của cơ quan. Qua kết quả đánh giá cơng chức năm 2011 có trên 96% cơng chức hành chính nhà nước của tỉnh có phẩm chất đạo đức tốt. Đặc biệt công chức giữ chức danh lãnh đạo, quản lý là những người ưu tú, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác; 100% công chức lãnh đạo,
quản lý là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, phần lớn họ là những người đã trải qua hoạt động thực tiễn cơng tác đảng, chính quyền các cấp. Do vậy, họ có khả năng chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
- Về trình độ chuyên môn: Kết quả khảo sát cho thấy: 100% công chức
lãnh đạo, quản lý có trình độ đại học và trên đại học; có trình độ cao cấp và cử nhân chính trị; có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học văn phịng; và đều đã qua các khóa bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước. Có thể nói, cơng chức lãnh đạo cấp Sở, ngành của tỉnh (gồm 21 đồng chí giám đốc Sở, ngành và 66 đồng chí phó giám đốc Sở, ngành) chức vụ càng cao thì trình độ mọi mặt cao đều hơn, trong đó có 05 đồng chí Giám đốc, Phó giám đốc Sở, ngành có trình độ tiến sĩ, có 17 đồng chí Giám đốc, Phó giám đốc Sở, ngành có trình độ Thạc sĩ. Số cơng chức hành chính chun mơn, nghiệp vụ có trình độ đại học và trên đại học chiếm khoảng 77% (so với năm 2005 tỷ lệ cơng chức hành chính có bằng đại học và trên đại học tăng 30 %, mỗi năm tăng trên 10%). Mỗi năm số cơng chức có trình độ đào tạo đại học và sau đại học ngày càng tăng cao, đồng thời số cơng chức có trình độ trung cấp, sơ cấp khơng qua đào tạo ngày càng giảm. Có sở như: Sở Khoa học và Cơng nghệ khơng cịn cơng chức có trình độ trung cấp, nhiều sở chỉ cịn 2-3% cơng chức loại B, C và đối tượng chủ yếu là nhân viên làm công việc đơn giản như: phục vụ, lái xe, thủ quỹ..
Số lượt cơng chức hành chính nhà nước được bồi dưỡng về lý luận chính trị, quản lý nhà nước tương đối cao chiếm tỷ lệ trên 60%, đa phần có trình độ quản lý nhà nước từ chuyên viên trở lên. Số cơng chức ngạch chun viên chính và chun viên chiếm tỷ lệ lớn, khoảng 75 %. Trong đó, 100% cơng chức ngạch chuyên viên cao cấp là lãnh đạo các Sở, ngành của tỉnh. Tỷ lệ cơng chức hành chính nhà nước là đảng viên cao đạt khoảng 63,8 % [Phụ lục 1]. Thực tế cho thấy có sự chuyển biến tích cực trong cơng tác cán bộ. Nếu trước đây lựa chọn công chức hành chính nhà nước chú trọng nhiều đến mối quan hệ quen biết, ít có điều kiện tuyển chọn những người đã được đào
tạo đầy đủ; thậm chí nhận người, sắp xếp cơng việc rồi đưa đi đào tạo thì những năm gần đây, công tác tuyển dụng đã thay đổi theo hướng toàn diện hơn, chú trọng lựa chọn những người có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chun mơn cao, phù hợp với cương vị đảm trách; chú trọng tìm nguồn và đào tạo nguồn cho việc quy hoạch công chức lãnh đạo, từng bước thực hiện tiêu chuẩn hóa cơng chức.
- Về kỹ năng công tác: Đa số cơng chức hành chính nhà nước của tỉnh
đã có kỹ năng thiết lập các mục tiêu, tổ chức thực hiện công việc cá nhân. Cơng chức lãnh đạo, quản lý có khả năng xây dựng chiến lược, kế hoạch thực hiện mục tiêu của Đảng, Nhà nước và tỉnh đề ra. Có khả năng dự kiến được khó khăn, trở ngại, những vấn đề có thể xảy ra và phương án giải quyết. Nhiều cơng chức có sự hiểu biết, tơn trọng lẫn nhau, có kỹ năng giao tiếp tốt nên đã sớm xử lý các mâu thuẫn nội bộ; thương lượng khi giải quyết công việc, tiếp xúc với nhân dân, xử lý các tình huống khi thực thi công vụ….
- Về kết quả công tác: theo báo cáo thống kê đánh giá cơng chức năm
2011, có 1772/3212 cơng chức hồn thành xuất sắc nhiệm vụ, chiếm 55%; có 1277 cơng chức hồn thành tốt nhiệm vụ, chiếm 39,7%; có 98 cơng chức hồn thành nhiệm vụ nhưng cịn hạn chế về năng lực, chiếm 3% và 09 công chức không hồn thành nhiệm vụ, chiếm 0,3%; có 56 cơng chức khơng phân loại (vì chưa đủ thời gian cơng tác và thời gian đi học tập trung, nghỉ thai sản theo quy định [Phụ lục 2]. Trong đó nhiều cơ quan tỷ lệ cơng chức hồn thành xuất sắc nhiệm vụ rất cao như: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Văn phịng Đồn ĐBQH&HĐND tỉnh, UBND huyện Krơng Pắc…đều trên 90%.
Về độ tuổi, giới tính và dân tộc: Cơng chức hành chính nhà nước của
tỉnh có tuổi đời tương đối trẻ. Đặc biệt, trong những năm gần đây, HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành chính sách thu hút nguồn nhân lực cho các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố. Hiện tại có khoảng 21 % cơng chức trong độ tuổi dưới 30; 51 % công chức ở độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi và
trên 50 tuổi là 19,3%. Cơng chức hành chính nhà nước là nữ chiếm 28%. Cơng chức là người dân tộc thiểu số chiếm 11% [Phụ lục 1].
Trên đây là những số liệu phản ánh chất lượng đội ngũ cơng chức hành chính nhà nước tỉnh Đắk Lắk. Bên cạnh những ưu điểm có thể đo đếm được bằng con số cịn có những yếu tố khác khơng thể đo đếm được mà chỉ có thể thấy được qua quan sát và tìm hiểu thực tế, đó là thái độ phục vụ nhân dân, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức giúp đỡ đồng nghiệp, v.v… Nhìn một cách tổng thể, ý thức phục vụ nhân dân, ý thức tổ chức kỷ luật của cơng chức hành chính nhà nước của tỉnh khá tốt, nhiều công chức đã thể hiện ý thức chấp hành tốt nội quy, quy định của cơ quan…
Đánh giá chung về chất lượng cơng chức hành chính nhà nước ở tỉnh Đắk Lắk thời gian qua cho thấy đã có những chuyển biến tích cực. Chất lượng cơng chức từ cơng chức lãnh đạo, quản lý đến công chức chuyên môn nghiệp vụ đều được tăng cường trên các mặt phẩm chất lý luận chính trị, đạo đức nghề nghiệp, chun mơn nghiệp vụ, kỹ năng công tác…Chất lượng tương đối phù hợp với sự phát triển chung của xã hội, sự đổi mới cơ cấu kinh tế, bước đầu đáp ứng những yêu cầu của cơ chế quản lý mới.
2.2.2. Hạn chế
Hạn chế lớn nhất là chất lượng của đội ngũ cơng chức hành chính nhà nước ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước trong tình hình mới hiện nay. Mặc dù cơng tác đào tạo, bồi dưỡng được tỉnh chú trọng, số lượng công chức hành chính nhà nước qua các khố đào tạo, bồi dưỡng khá lớn, nhưng nhìn chung chất lượng, nhất là kiến thức quản lý nhà nước, quản lý kinh tế còn hạn chế, bằng cấp, chứng chỉ tăng, nhưng chất lượng thật sự đang là vấn đề đáng lo ngại. Nhiều cơng chức hành chính nhà nước của tỉnh (trong đó số đơng là cơng chức hành chính nhà nước ở các cơ quan chun mơn giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện) thiếu kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, kỹ năng tác nghiệp…. Thể hiện ở các mặt sau:
- Về phẩm chất chính trị, đạo đức: Một bộ phận khơng nhỏ cơng chức
hành chính nhà nước của tỉnh sa sút về phẩm chất, đạo đức, tham nhũng hạch sách, còn quan liêu, hách dịch, cửa quyền, thiếu ý thức trách nhiệm và tinh thần phục vụ, “vô cảm” trước những yêu cầu bức xúc chính đáng của nhân dân, của xã hội, coi chức trách của mình là phương tiện để moi tiền dân, địi hỏi đút lót, q cáp, biếu xén, thậm chí trù dập, ức hiếp quần chúng, gây bất bình và phản ứng trong nhân dân. Theo báo cáo của Sở Nội vụ về kết quả xử lý kỷ luật đối với cá nhân, tổ chức có sai phạm về tài chính - ngân sách theo Chỉ thị số 33/2008/CT-TTg ngày 20/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ, thì trong năm 2011 tồn tỉnh có 02 cơng chức lãnh đạo, quản lý bị cách chức, 06 cơng chức hành chính bị xử lý cảnh cáo và 01 trường hợp khiển trách và thu hồi số tiền sai phạm nộp vào ngân sách nhà nước là 253.100.000 đồng.
- Về chất lượng và kỹ năng công tác: Số lượng cơng chức hành chính
nhà nước của tỉnh ngày càng tăng nhưng vẫn cịn tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu”, tuy đơng nhưng không đồng bộ giữa tỉnh với huyện, giữa ngành này với ngành khác. Thiếu cơng chức hành chính chuyên ngành, công chức lãnh đạo, quản lý giỏi. Nhiều công chức không nghiêm túc tự phê bình và tiếp thu phê bình, tính chiến đấu kém, cịn có tình trạng nể nang, né tránh, khơng dám nói thẳng, nói thật. Xét về chất lượng, số lượng và cơ cấu có nhiều mặt chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Tinh thần trách nhiệm, tinh thần hợp tác và phong cách làm làm việc của đội ngũ cơng chức cịn yếu và chậm đổi mới.
- Về quản lý công chức: Công tác quản lý, tuyển dụng, sử dụng, thi
tuyển, thi nâng ngạch, đánh giá, luân chuyển, đề bạt cơng chức hành chính nhà nước của tỉnh chậm thay đổi. Chậm xây dựng, ban hành quy định về cơ cấu công chức, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và tiêu chuẩn kiến thức pháp luật đối với ngạch công chức. Các phương pháp khoa học trong đánh giá
kết quả công tác của từng cơng chức hành chính nhà nước chậm được áp dụng để thay thế phương pháp đánh giá dựa vào tập thể là chủ yếu.
Bên cạnh đó, đối với lãnh đạo và tổ chức các cấp, các ngành, các đơn vị, thì việc đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ, cơng chức cịn những biểu hiện chủ quan, phiến diện, chưa cơng tâm, chưa hợp lý; tình trạng bố trí cơng chức trái ngành, trái nghề, trái chuyên mơn đào tạo vẫn cịn phổ biến. Trong một số trường hợp bố trí, sử dụng cịn nặng về cơ cấu, nặng về tình cảm cá nhân, không tôn trọng nguyên tắc quy hoạch, dẫn đến lúng túng, bị động, tạo ra sự nghi ngờ mất đồn kết nội bộ. Tư tưởng hẹp hịi, định kiến, chưa quan tâm, chưa mạnh dạn đề bạt cơng chức trẻ, có năng lực, phẩm chất tốt cũng là vấn đề đáng quan tâm. Các chính sách, nhất là chính sách tiền lương, điều kiện làm việc còn nhiều bất hợp lý, thiếu công bằng, thực hiện không thống nhất và đồng bộ, chưa tạo được động lực để phát huy tài năng của đội ngũ công chức. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn với yêu cầu, tiêu chuẩn và quy hoạch sử dụng cán bộ, công chức, chất lượng và hiệu quả đào tạo thấp.
- Về độ tuổi và giới tính: Đội ngũ cơng chức hành chính nhà nước của
tỉnh đang có nguy cơ bị lão hóa. Theo thống kê cho thấy tỉ lệ cơng chức có độ tuổi trên 40 chiếm tỉ lệ trên 50%, đáng chú ý là tỉ lệ này đang có chiều hướng gia tăng do sự thiếu hấp dẫn của khu vực hành chính Nhà nước đối với nguồn nhân lực trẻ. Cơ cấu nam nữ trong đội ngũ cơng chức hành chính nhà nước của tỉnh thiếu cân bằng. Cơng chức nam chiếm tỷ lệ 72%, công chức nữ 28%. Cá biệt có một số sở quá lệch như: Sở Xây dựng chỉ có 9 cơng chức nữ trên tổng số 97 cơng chức. Số lượng công chức nữ giữ chức danh lãnh đạo, quản lý ít: Giám đốc Sở, ngành: 01/21 đồng chí, Phó giám đốc sở, ngành: 08/66 đồng chí. Có thể do đặc thù công việc chuyên môn của các sở, ngành này nên số lượng công chức nữ bao giờ cũng thấp hơn nhiều so với số lượng công chức nam.
Qua phân tích cơ cấu độ tuổi và giới tính cho thấy: Cơ cấu cơng chức hành chính nhà nước hiện nay của Đắk Lắk vừa thiếu đồng bộ và chưa xây
dựng được tỷ lệ hợp lý giữa các độ tuổi, cơ cấu giới tính mất cân đối. Đây là vấn đề cần được quan tâm đúng mức.
Là một tỉnh miền núi có tỉ lệ dân tộc thiểu số đơng, chiếm gần 30% nhưng, cơ cấu tỉ lệ công chức là người dân tộc thiểu số ở các cơ quan hành chính chiếm tỉ lệ thấp trong tổng số cơng chức hành chính nhà nước của tỉnh, chưa đảm bảo theo yêu cầu của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, chiếm 11% (so với yêu cầu là từ 20 đến 25%).