- Đội ngũ cơng chức hành chính trung thành với Đảng, với Chính phủ, với Tổ quốc và nhân dân.
d) Vai trị của đội ngũ cơng chức hành chính nhà nước
3.2.1.3. Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ
lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ
Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) tại Điều 4 khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam… Đảng lãnh đạo Nhà nước và đối với xã hội. Đặc biệt, Đảng ta là đảng cầm quyền, lãnh đạo tồn diện, chặt chẽ cơng tác cán bộ vì đó là nhân tố quyết định đến việc thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng, ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của Đảng, sự sống còn của chế độ. Để bảo đảm sự trong sạch và sức chiến đấu của đội ngũ cán bộ, công chức, rất cần phải bổ sung vào quy trình cơng tác quản lý cán bộ 2 khâu quan trọng, đó là: giám sát và sàng lọc cán bộ. Đồng thời với việc bổ nhiệm, giao quyền, tạo điều kiện để cán bộ phát huy tốt nhất năng lực của mình, cần có cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ từ nơi cư trú đến nơi công tác và ở ngồi xã hội, để phịng ngừa cán bộ mắc sai lầm, phát hiện sớm nguy cơ cán bộ mắc khuyết điểm và khi cán bộ mắc sai phạm nên có cơ chế đơn giản, thuận lợi và kịp thời thay thế với các hình thức phù hợp như từ chức, miễn nhiệm, cách chức… và xem đó là việc làm bình thường trong đời sống chính trị - xã hội. Quản lý giám sát chặt chẽ, thường xuyên, sàng lọc kiên quyết với các cơ chế, chế tài cụ thể, khả thi sẽ góp phần tích cực phịng chống và loại trừ các yếu tố tiêu cực trong công tác cán bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.
Xác định công tác cán bộ là then chốt trong công tác xây dựng Đảng, là nhân tố quyết định đến sự thành công của sự nghiệp đổi mới, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Những năm qua, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã có nhiều nghị quyết, quyết định, chỉ thị hướng dẫn quan trọng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nghị quyết của Trung ương về cơng tác cán bộ trong thời kỳ mới, đó là kế hoạch tiếp tục triển khai quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; chỉ thị, hướng dẫn về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: quyết định về phân cấp
quản lý tổ chức và cán bộ; quyết định ban hành quy chế đánh giá, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, tái cử, từ chức, miễn nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý; nghị quyết về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; chỉ thị về luân chuyển để đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý; thông tri về công tác cán bộ nữ; quyết định ban hành quy định về chính sách đối với cán bộ... và gần đây nhất là Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV (nhiệm kỳ 2010-2015) đã đưa phát triển nguồn nhân lực, trong đó có cơng tác cán bộ, cơng chức vào là một trong ba khâu đột phá trong nhiệm kỳ. Cụ thể hóa văn bản của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành một hệ thống văn bản tương đối đầy đủ liên quan đến cán bộ, công chức. Các văn bản đều quan tâm, chú trọng đến nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh. Sự phát triển kinh tế - xã hội đạt được ngày hơm nay của tỉnh Đắk Lắk là có sự quan tâm chỉ đạo sát sao, toàn diện trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy về công tác cán bộ, công chức. Công việc này phải là việc làm thường xuyên và quan trọng bậc nhất trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, là điều kiện, tiền đề cơ bản, có tính quyết định trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, tăng cường sự lãnh đạo và đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với nhiệm vụ nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức nói chung, cán bộ, cơng chức cấp tỉnh nói riêng cần chú ý một số vấn đề sau:
- Kịp thời ban hành và chỉ đạo thực hiện hiệu quả các quyết định, chỉ thị, nghị quyết, thông báo, chương trình, kế hoạch… về cơng tác cán bộ, cơng chức theo hướng dẫn của Trung ương. Khắc phục cho được tình trạng chủ trương, nghị quyết đề ra nhiều nhưng triển khai thực hiện khơng dễ hoặc thiếu quyết tâm chính trị trong triển khai thực hiện dẫn đến kết quả hạn chế.
- Hình thành cơ chế người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị và các cơ quan có chức năng tham mưu, quản lý cán bộ, cơng chức trực tiếp chịu trách nhiệm trong việc thực hiện các khâu của công tác
cán bộ. Cán bộ, công chức không đủ đức tài, khơng hồn thành nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương, đơn vị thì trách nhiệm thuộc về cán bộ, cơng chức đó, nhưng người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quyết định việc bố trí, sử dụng cũng bị liên đới chịu trách nhiệm; các khâu của công tác cán bộ, khâu nào hạn chế, yếu kém thì người trực tiếp tham gia tham mưu, thực hiện khâu đó phải chịu trách nhiệm với các chế tài cụ thể.
- Ban hành Chiến lược cán bộ, công chức tỉnh Đắk Lắk giai đoạn tiếp tục đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước từ nay đến 2015 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
- Cùng với việc lãnh đạo, chỉ đạo đưa nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, Tỉnh ủy, Cấp ủy các cơ quan, đơn vị phải chú trọng xây dựng các phương án, biện pháp, hệ thống các giải pháp thực hiện hiệu quả công tác tổ chức, cán bộ, công chức.
- Tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá về cán bộ và công tác cán bộ một cách thường xun. Thơng qua đó phát hiện những nhân tố mới, những cách làm mới trong cơng tác cán bộ, một mặt vừa tìm ra ngun nhân, vướng mắc, khó khăn trong cơng tác cán bộ của từng ngành, từng cấp để có giải pháp tháo gỡ, khắc phục khó khăn, phát huy những thành quả đạt được. Mặt khác có thể kiểm tra phẩm chất, năng lực của cán bộ, công chức để khẳng định cái đúng, nêu gương những cán bộ, công chức tốt, uốn nắn những sơ hở trong công tác cán bộ, đồng thời ngăn chặn những biểu hiện lệch lạc, thối hóa, biến chất của từng cá nhân cán bộ, công chức.
- Cần tăng cường sự lãnh đạo tập thể về công tác cán bộ đồng thời phải đề cao tính chịu trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu và những người làm công tác tổ chức và cán bộ.