Cơ sở đánh giá hiệu quả của chính sách thuế thu nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thuế thu nhập đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết việt nam (Trang 105 - 112)

3.2. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THUẾ THU NHẬP ĐỐI VỚI CỔ TỨ CỞ

3.2.1. Cơ sở đánh giá hiệu quả của chính sách thuế thu nhập

thực thể trong xã hội. Do vậy khi xây dựng một hệ thống thuế thu nhập, ngoài vấn đề đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, các chính phủ thường hướng đến vấn đề đảm bảo sự cân bằng, minh bạch và kích thích các thực thể kinh tế tăng cường tích lũy thu nhập để tái đầu tư mở rộng sản xuất, qua đó góp phần ni dưỡng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Đối tượng chịu gánh nặng thuế thu nhập là rất rộng lớn, bao gồm các tổ chức và cá nhân trong xã hội có thu nhập chịu thuế theo quy định của luật thuế. Vì thế một hệ thống thuế thu nhập được xem là có hiệu quả nếu nó đáp ứng một số tính sau:

- Tính đơn giản, phổ biến: Hệ thống thuế nên thiết kế theo hướng đơn giản, dễ hiểu để đảm bảo tất cả các thực thể hiểu được, tránh nhầm lẫn. Như thế sẽ tạo cho các tổ chức, cá nhân nộp thuế sẽ dễ dàng chấp nhận hơn

- Tính khuyến khích: Thuế thu nhập phải hướng đến việc kích thích sự phát triển của các tổ chức, cá nhân và hướng đến mở rộng nguồn thu hơn là cố gắng tăng thuế cao.

- Tính cơng bằng: Tính công bằng của thuế thu nhập không những thể hiện môi trường pháp lý tốt mà cịn nói lên rằng công tác quản lý hành chính về thuế của chính phủ đã rất hiệu quả.

3.2.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế TNDN đánh vào chủ thể là các tổ chức kinh tế từ kết quả kinh doanh mỗi kỳ và được xem là khoản thu ngân sách chính của chính phủ từ sự đóng góp của các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trong nền kinh tế. Tuy nhiên theo xu hướng chung của thế giới, để khuyến khích các doanh nghiệp tích lũy tái đầu tư sản xuất kinh doanh, thuế TNDN được xây dựng theo hướng giảm dần tỷ trọng tổng số thu trong cơ cấu các nguồn thu từ thuế của chính phủ.

khích sự tăng trưởng của các doanh nghiệp trong nước, thu hút các nhà đầu tư nước ngồi, từ đó kích thích nền kinh tế phát triển. Cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu gần đây đã tạo nên sự khó xử đối với các chính phủ các nước, đặc biệt là các nước phát triển. Trong khi các chính phủ này nhận thấy nhu cầu của việc cắt giảm thuế để kích thích nền kinh tế thì hầu hết họ đều phải đương đầu với sự thâm hụt ngân sách đang rất lớn. Sự thâm hụt này chỉ có thể giảm thơng qua việc tăng nguồn thu thuế trong tương lai. Tuy nhiên, để đối phó với tình hình hiện tại, chính phủ các nước đã có sự xem xét lại mức thuế TNDN theo hướng giảm dần và đưa ra nhiều ưu đãi để thu hút đầu tư.

Bảng 3-1: Thuế thu nhập doanh nghiệp một số nước từ năm 2009

Nước Anh Mỹ Ấn độ Úc Nga Singapore

Thuế Thu

nhập doanh nghiệp

21%->28% 15%->35% 33,99% 30% 20% 18%

(Nguồn: Comparative Taxes (2009), Guide Me Singapore, Janus corporate solution Pte.Ltd., Singapore)

Mức thuế trên được các nước đưa ra chỉ là một phần trong chương trình điều chỉnh thuế để kích thích tăng trưởng, thực tế các nước thường kèm thêm những chính sách khuyến khích khác như: Anh áp dụng mức thuế thấp nhất 21% cho các doanh nghiệp nhỏ có thu nhập chịu thuế dưới 300.000 bảng, Ở Ấn độ các doanh nghiệp nội địa chỉ phải chịu mức thuế như nhau 30%. Ở Singapore do có thêm nhiều hình thức giảm trừ nên mức thuế TNDN thực tế là rất thấp như các doanh nghiệp mới thành lập, trong 03 năm đầu được giảm 100% thuế cho thu nhập S$100.000 đầu tiên và 50% thuế cho thu nhập S$200.000 tiếp theo,…

Với mức thuế trên, hiện một số nước còn đang xem xét cắt giảm thêm để kích thích kinh tế như Ấn độ đang đề nghị giảm còn 25%, Singapore giảm còn 17% và Úc đang rà sốt lại hệ thống thuế để có sự điều chỉnh trong năm 2010.

Ở nước ta, chính sách thuế TNDN đã có những điều chỉnh theo hướng phù hợp với xu hướng chung của thế giới và các cam kết hội nhập WTO. Cụ thể từ mức thuế TNDN năm 2003 là 32% xuống còn 28% vào năm 2004 và tiếp tục giảm tiếp còn 25% từ năm 2009 đến nay. So với các nước đang phát triển trong khu vực hiện nay như: Malaysia (27%), Thái Lan (30%), Philippine (35%), Trung Quốc (33%) thì chính sách thuế TNDN ở nước ta là khá hấp dẫn trong việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư, kích thích tích lũy vốn, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên với tình hình suy giảm kinh tế và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay, các nước đặc biệt là các nước đang phát triển đang nỗ lực không ngừng trong việc cải tiến hệ thống thuế để thu hút đầu tư trong và ngoài nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế như: Trung Quốc đã có lộ trình 5 năm để điều chỉnh giảm thuế suất thuế TNDN từ 33% xuống còn 25%, Philippine giảm thuế suất thuế TNDN từ 35% xuống còn 30%, Singapore từ 18% xuống 17% . Ở nước ta, trong xu hướng chung của thế giới, chính phủ cần xây dựng hệ thống thuế TNDN với mức thuế suất thuế TNDN cạnh tranh so với các nước để thu hút đầu tư nước ngoài và tránh hiện tượng chuyển giá của các công ty đa quốc gia đang phổ biến hiện nay, bên cạnh đó nên có những chính sách ưu đãi về thuế đặc biệt đối với các công ty nhỏ trong nước để khuyến khích đầu tư phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh. Với luật thuế thu nhập hiện nay, mặc dù chính phủ đã có những chính sách khuyết khích đầu tư như: cho phép các doanh nghiệp khấu hao nhanh đối với tài sản cố định đầu tư mới, cho phép DN được trích tối đa 10% trên thu nhập chịu thuế hàng năm để lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của DN, giảm thuế thu nhập đối với các ngành nghề, địa bàn khuyết kích đầu tư theo luật đầu tư. Tuy nhiên, chính sách thuế TNDN hiện nay, mặc dù có mức thuế suất khơng cao nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu cho tăng trưởng kinh tế và chưa đáp ứng được yêu cầu kích thích các doanh nghiệp đầu tư phát triển. Để kích thích các doanh nghiệp phát triển, tăng năng lực cạnh tranh, ngoài mức thuế TNDN chung, chính phủ nên xây

dựng một cơ chế giảm thuế đối với các khoản thu nhập chịu thuế nằm trong khung thuế thấp, trong đó có hướng đến ưu tiên nhiều hơn đối với các doanh nghiệp mới thành lập. Ta xem xét minh họa cụ thể ở bảng sau: Với mức thuế chung 25%

Mức thu nhập chịu thuế (triệu đ) Mức giảm thuế Mức thuế thực thu (%)

Dưới 100 75% 6,25%

Từ 100 -->500 50% 12,5%

Từ trên 500 0% 25%

Cơ sở để xây khung thu nhập được giảm thuế nên có sự thu thập số liệu thu nhập của tất cả các doanh nghiệp để từ đó đưa ra khung thu nhập giảm thuế đảm bảo nguyên tắc chỉ giảm thuế cho các mức thu nhập chịu thuế thấp hơn mức thu nhập bình quân của tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

3.2.3. Thuế thu nhập cá nhân

Thuế TNCN là một sắc thuế tiên tiến và quan trọng hàng đầu trong nguồn thu ngân sách của các nước, theo xu hướng chung thì khoản thu từ thuế TNCN chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu các nguồn thu từ thuế, vì vậy nghiên cứu xây dựng biểu thuế, phương pháp tính thuế một cách khoa học là lựa chọn quan trọng trong chính sách thuế của chính phủ, để có thể đảm bảo tính hiệu quả từ chính sách thuế này, đồng thời là một công cụ điều tiết vĩ mô trong phát triển kinh tế, định hướng cho quyết định hoạt động của doanh nghiệp nói chung và chính sách cổ tức nói riêng. Như đã mơ tả ở chương 2, có thể thấy hệ thống thuế TNCN đối với thuế thu nhập từ cổ tức và lãi vốn hiện nay có một số đặc điểm cần phải xem xét sau:

Về phương pháp tính thuế:

Với việc quy định cho phép kê khai theo hai phương pháp tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán: thu 0,1% trên giá chuyển nhượng hoặc 20%

nhượng và phải đăng ký với cơ quan thuế. Ta có thể thấy rằng, việc đưa ra hai phương pháp tính thuế cho một khoản thu nhập chịu thuế với kết quả tính rất khác nhau là khơng hợp lý và làm khó khăn cho người nộp thuế, đặc biệt là những người nộp thuế chưa nắm rõ phương pháp tính thuế này có thể có những bất lợi từ chính sách thuế, làm mất đi tính cơng bằng trong chính sách thuế.

Phương pháp tính thuế thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán 20% trên lãi cuối năm thường rất ít các nhà đầu tư áp dụng, do tính bất lợi của nó như: phải làm thủ tục đăng ký và quyết toán với cơ quan thuế rất phiền hà và vẫn phải nộp khoản tạm thu 0,1% trên giá mỗi lần chuyển nhượng. Phương áp này chỉ nên áp dụng cho các nhà đầu tư có mức độ giao dịch thường xuyên và với giá trị lớn. Tuy nhiên nếu chọn phương pháp tính thuế 0,1% trên giá mỗi lần chuyển nhượng mà không quan tâm đến lãi, lỗ mỗi lần chuyển nhượng thì sẽ dẫn đến có một số trường hợp nhà đầu tư khi tổng hợp hiệu quả đầu tư cả năm lỗ nhưng vẫn bị nộp thuế từ đầu tư chứng khốn, như vậy khơng đúng với tinh thần của sắc thuế thu nhập này.

Thuế đối với thu nhập từ cổ tức bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng gồm hai khoản: 5% trên mệnh giá và 0,1% trên giá chuyển nhượng (20% chênh lệch giá chuyển nhượng và mệnh giá). Với hai loại thuế đánh trên một khoản thu nhập từ cổ phiếu cổ tức hoặc cổ phiếu thưởng sẽ dễ làm nhà đầu tư lầm tưởng rằng thuế trên lãi vốn cao, mặc dù trên thực tế chứng minh thuế trên lãi vốn thấp hơn thuế trên cổ tức bằng tiền mặt.

Như vậy có thể thấy rằng, phương pháp tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn và chuyển nhượng vốn hiện nay là chưa phù hợp. Chính phủ nên quy định đơn giản hóa phương pháp tính thuế bằng việc nghiên cứu lựa chọn một cách tính thuế duy nhất đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khốn thay vì hai cách như hiện nay. Đối với thuế thu nhập từ cổ tức cổ phiếu và cổ phiếu thưởng, mặc dù nó liên quan đến hai loại thu nhập là đầu tư vốn và chuyển nhượng vốn, tuy nhiên để đơn giản hóa và trách nhầm tưởng do phải chịu hai loại thuế, chính phủ nên cân đối hai loại

thuế để đưa ra một mức thuế chung cụ thể cho khoản thu nhập này.

Về thuế suất thuế thu nhập cổ tức và lãi vốn

Như đã phân tích, chính sách thuế hiện nay thuế suất đối với thu nhập cổ tức cao hơn lãi vốn, tuy nhiên khoản cách giữa hai mức thuế là không lớn, chưa phản ánh được định hướng chính sách thuế đối với đặc điểm kinh tế hiện nay nước ta.

Ở các nước như ở Mỹ chẳng hạn, trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, chính sách thuế ln hướng đến khuyến khích các doanh nghiệp giữ lại phần nhiều lợi nhuận để tái đầu tư. Do vậy ở giai đoạn đầu, chính phủ đã có sự điều chỉnh thuế theo hướng thuế thu nhập cổ tức luôn cao hơn là thuế thu nhập lãi vốn. Khi nền kinh tế phát triển đủ mạnh, các thực thể kinh tế mạnh lên đủ sức cạnh tranh trên thi trường trong nước và vươn ra thế giới thì dần dần chính phủ điều chỉnh thuế cổ tức và lãi vốn theo hướng bằng nhau để kích thích phân phối các nguồn vốn tích lũy dồi dào cho các cổ đơng để họ có thể đa dạng hóa đầu tư của mình.

Như chúng ta biết, khoản lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp được phân phối theo các lựa chọn như: để lại để tái đầu tư hoặc là phân phối hồn tồn cho cổ đơng hoặc là phân phối một phần cho cổ đơng, phần cịn lại để tái đầu tư. Việc quyết định phân phối mức độ cụ thể thế nào tùy thuộc vào rất nhiều các yếu tố, trong đó yếu tố thuế thu nhập cổ tức và lãi vốn là rất quan trọng vì liên quan trực tiếp đến thu nhập của nhà đầu tư. Một chính sách thuế cổ tức cao hơn thuế lãi vốn cho thấy định hướng của chính phủ với mong muốn các doanh nghiệp, nhà đầu tư giữ lại phần nhiều lợi nhuận để tái đầu tư mở rộng sản xuất hơn là chi trả cổ tức bằng tiền mặt ngay và ngược lại. Với đặc điểm nước ta hiện nay, các doanh nghiệp chủ yếu ở mức độ quy mô nhỏ và vừa, năng lực sản xuất cịn yếu. Các biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp tích lũy vốn để mở rộng sản suất, tăng khả năng cạnh tranh là rất cần thiết để phát triển kinh tế đất nước. Do vậy chính phủ nên xem xét điều chỉnh theo hướng tăng khoảng cách giữa mức thuế lãi vốn và thuế cổ tức, trong đó thuế lãi vốn thấp

Về thuế thu nhập đối với cổ tức bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng

Như ta biết cổ tức bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng về thực chất là sự chia tách tài sản của doanh nghiệp thành nhiều phần hơn để thuận tiện cho việc thanh khoản trên thị trường, đồng thời giá cổ phiếu giao dịch cũng sẽ bị điều chỉnh giảm tương ứng theo tỷ lệ chia tách nên giá trị vốn thị trường của nhà đầu tư là không thay đổi. Về hạch tốn, đây là hình thức tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp bằng cách chuyển thặng dư vốn, lợi nhuận chưa phân phối thành vốn cổ phần và do vậy tổng tài sản của doanh nghiệp cũng không thay đổi.

Xét ở góc độ nhà đầu tư, có thể thấy rằng với việc nhận cổ tức bằng cổ phiếu hoặc cổ phiếu thưởng, cổ đông không hề nhận được khoản thu nhập trực tiếp nào từ vốn đầu tư ban đầu của họ ngoài việc nắm giữ thêm số lượng cổ phiếu nhưng giá trị mỗi cổ phiếu lại bị giảm tương ứng. Khi cổ đông bán cổ phiếu cổ tức hay cổ phiếu thưởng thì khoản thu nhập họ nhận được về bản chất chính là khoản thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn đầu tư và vì vậy chính phủ nên quy định khoản thu nhập từ cổ tức cổ phiếu và cổ phiếu thưởng chỉ phải chịu một mức thuế thu nhập từ chuyển nhượng vốn thay vì phải chịu hai mức thuế như hiện nay (Thuế thu nhập từ đầu tư vốn và chuyển nhượng vốn).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thuế thu nhập đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết việt nam (Trang 105 - 112)