Sơ lược về đạo luật JGTRRA đối với thuế thu nhập cổ tức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thuế thu nhập đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết việt nam (Trang 40 - 42)

1.2. TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA

1.2.3.2. Sơ lược về đạo luật JGTRRA đối với thuế thu nhập cổ tức

Tháng 01 năm 2003, Tổng thống Bush thông báo đề xuất để loại trừ việc đánh thuế chồng lên thu nhập cơng ty. Ở thời điểm đó, thu nhập cơng ty chịu hai mức thuế. Trước tiên, công ty chịu thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế biên tối đa là 35% cho khoảng thu nhập vượt quá 10 triệu USD. Thứ hai, thu nhập công ty chịu thuế thu nhập cổ tức khi trả cho các cổ đông với mức thuế biên cao đến 38,6%. Hệ thống thuế chồng thuế này một thời gian dài được xem là không cân bằng và không hiệu quả. Các công ty đã viện đến việc mua lại cổ phần từ các cổ đông như là một giải pháp khác để phân phối thu nhập công ty thay cho cổ tức. Mua lại cổ phần thường được xem như là sự kinh doanh hoặc là sự trao đổi theo hệ thống thuế hiện hành của Mỹ và chịu thuế theo mức thuế lãi vốn ưu tiên và các cổ đông không chịu thuế trên khoản tiền đầu tư ban đầu từ cổ phiếu.

Theo đề xuất của tổng thống Bush, công ty sẽ vẫn chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo hệ thống thuế hiện tại nhưng cổ tức chi trả từ khoản thu nhập đó sẽ được miễn thuế từ thuế thu nhập cổ đơng. Mục đích của đề xuất này là thu nhập chỉ nên chịu thuế một lần duy nhất.

Một yếu tố quan trọng gợi ý từ đề xuất Tổng thống Bush là sự mong muốn gia tăng cổ tức và cùng với nó là sự cải thiện quản trị công ty.

Lý thuyết cho rằng cắt giảm thuế cổ tức, các cơng ty sẽ tăng thanh tốn cổ tức và điều này đưa đến kết quả cải thiện cơng tác quản trị cơng ty. Bình luận về đề xuất của Tổng thống Bush, Ủy ban kinh tế Mỹ dự báo là việc giảm thuế cổ tức sẽ làm thay đổi hành vi quản trị. Theo Ủy ban này thì việc trả cổ tức cao hơn thu nhập giữ lại đã trở thành một yếu tố quan trọng đối với các công ty. Sự thay đổi này sẽ giúp công ty phân bổ vốn có hiệu quả hơn và trao cho cổ đơng quyền kiểm sốt việc phân phối nguồn lực. Các nhà kinh tế tin tưởng rằng, sự thay đổi được dự báo này sẽ làm giảm đi sự lôi cuốn của các nhà quản lý trong việc xây dựng “đế chế” thu nhập giữ lại. Hội đồng các nhà tư vấn kinh tế Mỹ đã kết luận với đề xuất của Tổng thống Bush có thể sẽ giải quyết vấn đề này bằng việc gia tăng mức chi trả cổ tức hơn 4%.

Cuối cùng, đề xuất của Tổng thống Bush đã bị hạn chế bớt. Tuy nhiên nó vẫn tạo ra mức giảm lớn nhất về gánh nặng chồng thuế trong thời kỳ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2. Theo đạo luật JGTRRA 2003, thu nhập cổ tức đủ điều kiện chịu cùng mức thuế như là lãi vốn. Cổ tức được xem là đủ điều kiện nếu nó được chi trả bởi các công ty chịu thuế trong nước và cổ đông đã nắm giữ cổ phần được trả cổ tức ít nhất là 60 ngày trong khoảng thời gian 120 ngày bắt đầu từ 60 ngày trước ngày chốt quyền cổ tức. Khi kết hợp với mức giảm thuế suất trên lãi vốn từ 20% xuống cịn 15%, thì thuế trên cổ tức cũng được cắt giảm hơn phân nửa đối với người nộp thuế tùy thuộc vào nhóm chịu thuế cao trong khung thuế thu nhập cá nhân. Luật thuế mới cũng xóa đi sự chênh lệch giữa thuế cổ tức và mua lại cổ phần. Mặc dù mua lại cổ phần chỉ bị đánh thuế trên phần phân phối vượt quá mức đầu tư ban đầu của cổ đơng, trong khi đó cổ tức bị đánh thuế trên tồn bộ nhưng cả hai hiện tại đang cùng chịu mức thuế như nhau là 15%.

Mặc dù sự thay đổi trong thuế cổ tức là rất quan trọng nhưng nó chỉ mang tính tạm thời. Theo các điều khoản của Luật, sự cắt giảm thuế cổ tức có hiệu lực đến ngày 31/12/2010. Do đó trừ khi Quốc hội Mỹ thơng qua gia hạn thêm, nếu khơng thì tỷ lệ thuế trên cổ tức sẽ một lần nữa quay trở lại mức cao hơn thuế thu nhập thông

thường từ năm 2011.

Mặc dù cắt giảm thuế cổ tức chỉ là tạm thời, nhưng nó vẫn mang lại hiệu quả đối với vấn đề thu nhập giữ lại. Theo luật thuế trước đó, do đánh thuế lên thu nhập cổ tức ở mức cao hơn thu nhập từ lãi vốn đã khuyến khích các cơng ty giữ lại thu nhập hơn là phân phối chúng dưới dạng cổ tức chịu thuế. Nếu cổ tức khơng được khuyến khích, nhà đầu tư sẽ muốn công ty giữ lại thu nhập và tái đầu tư ngay cả khi nhà đầu có thể có những khoản đầu tư khác có tỷ suất sinh lợi cao hơn so với tỷ suất sinh lợi từ lợi nhuận giữ lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thuế thu nhập đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết việt nam (Trang 40 - 42)