1.2. TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA
1.2.4.3. Chính sách cổ tức trước sự thay đổi của thuế thu nhập
- Xu hướng mua lại cổ phần
Trong hàng thập kỷ, các chuyên gia tài chính đã kiểm tra thực tế việc chi trả cổ tức và muốn biết tại sao các cơng ty vẫn tiếp tục chính sách trả cổ tức khiến nhà đầu tư phải chịu thuế thơng thường trong khi họ có thể đã đạt cùng mục tiêu của việc hồn tiền cho các cổ đơng bằng việc mua lại cổ phiếu. Đã có một số luận cứ cho việc duy trì chi trả cổ tức. Thứ nhất, cổ tức là một dấu hiệu về sức khỏe tài chính, những cơng ty gia tăng cổ tức mang đến tín hiệu là sự tin tưởng của họ về dòng tiền trong tương lai; Thứ hai là nhà đầu tư có khuynh hướng giữ những cổ phiếu với chính sách cổ tức mà họ thích (Hiệu ứng khách hàng). Trong hai thập kỷ qua, các cơng ty đã có sự dịch chuyển tăng dần từ trả cổ tức sang mua lại cổ phiếu. Hình 1-2 cho thấy cổ tức và mua lại cổ phần tổng thể được trả bởi các công ty Mỹ từ năm 1980 đến 2008, đáng lưu ý là mua lại cổ phần về tổng thể đã vượt qua cổ tức được trả từ năm 1999.
Hình 1-2: So sách mua lại cổ phần và cổ tức các công ty Mỹ từ năm 1989-2008
(Nguồn: Aswath Damodaran, Chapter 10- dividend policy, Applied corporation finance)
Mua lại cổ phần Trả cổ tức c ổ tứ c v à mua lại c ổ ph ần
Sự chuyển hướng sang mua lại cổ phần có thể được xem xét cả hai khía cạnh, đó có thể là sự thừa nhận cổ tức đã làm cho nghĩa vụ thuế của nhà đầu tư tăng lên hoặc là do kết quả của sự gia tăng tính khơng ổn định trong lợi nhuận của các công ty Mỹ. Cho dù vì bất cứ lý do nào cho sự chuyển hướng sang mua lại cổ phần thì một sự thay đổi trong thuế cổ tức cũng sẽ làm thay đối rất lớn trong việc lựa chọn giữa trả cổ tức và mua lại cổ phần. Nếu cổ tức được miễn thuế trong khi lãi vốn thì chịu thuế thì cổ tức sẽ có lợi thế về thuế hơn lãi vốn, trong trường hợp này các công ty sẽ dần chuyển hướng sang trả cổ tức cao hơn dù hành động này có thể đưa các cơng ty đến mức rủi ro cao vì thu nhập khơng ổn định.
- Tăng chi trả cổ tức bất thường
Sự thay đổi thuế thu nhập có tác động đến chính sách phân phối của công ty. Với thuế lãi vốn thấp sẽ kích thích các cơng ty giữ lại lợi nhuận nhiều hơn. Nếu khơng có sự khuyến khích chi trả cổ tức, các cơng ty có khuynh hướng giữ lại lợi nhuận nhiều hơn nhu cầu cần thiết và do đó làm giảm hiệu quả đầu tư.
Thực tế cho thấy các công ty có xu hướng gia tăng chi trả cổ tức khi có sự giảm thuế thu nhập cổ tức. Cụ thể, các nghiên cứu của NBER về ảnh hưởng của JGTRRA 2003 cho thấy rằng các cơng ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khốn của Mỹ đã tăng cổ tức quý ngay sau khi thông qua JGTRRA và cổ tức quý về tổng thể đã tăng 9% sau khi luật ban hành. Nghiên cứu cũng cho thấy cổ tức bất thường (special dividend) chiếm phần lớn trong tổng số cổ tức gia tăng này. Lý do cho việc lựa chọn này là vì cổ tức bất thường là một cách an toàn để hồn lại tiền cho cổ đơng vì cả hai loại cổ tức chịu mức thuế như nhau và đều đem lại lợi ích như nhau cho nhà đầu tư, nhưng chọn cổ tức bất thường sẽ đảm bảo rằng ban lãnh đạo công ty sẽ không phải cắt giảm việc thanh tốn cổ tức thơng thường khi có sự thay đổi của luật thuế mới, nhằm tránh gia tăng áp lực chi trả trong tương lai cho công ty.
nâng cao giá trị cổ phần của cơng ty, đảo bảo chính sách cổ tức luôn ổn định và tránh tối đa việc gia tăng áp lực lên chính sách chi trả cổ tức. Điều này thể hiện rõ qua việc các cơng ty Mỹ có một thời gian dài sử dụng hình thức mua lại cổ phần như là cách khác để trả cổ tức cho cổ đông thông qua lãi vốn, điều này sẽ giúp nâng cao giá trị mỗi cổ phần công ty và giảm áp lực chi trả cổ tức trong tương lai. Hoặc khi luật thuế năm 2003 có sự điều chỉnh giảm mạnh thuế cổ tức, để đảm bảo quyền lợi cho cổ đơng từ lợi ích của việc giảm thuế này, các công ty Mỹ đã gia tăng chi trả cổ tức nhưng dưới hình thức cổ tức bất thường nhằm tránh tạo áp lực lên chính sách cổ tức cơng ty trong tương lai nhưng vẫn đảo bảo lợi ích cho cổ đơng.
Ở Việt nam hiện nay, hầu hết các cơng ty cổ phần niêm yết đều cịn non trẻ, thiếu kinh nghiệm phản ứng trước những thay đổi của chính sách vĩ mơ nói chung, đặc biệt là chính sách thuế. Bên cạnh đó kiến thức về quản trị tài chính, đặc biệt là chính sách cổ tức ở hầu hết các cơng ty cịn nhiều hạn chế. Trong chính sách cổ tức của mình, việc quan tâm đến các hình thức như: mua lại cổ phần, chi trả trả cổ tức bất thường,…. trước sự thay đổi của luật thuế nhằm đảm bảo tính ổn định của chính sách cổ tức và nâng cao giá trị cổ phần cho cổ đông được xem là những kinh nghiệm quan trọng cho các công ty cổ phần Việt nam hiện nay.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã trình bày một số nội dung lý luận về cổ tức, chính sách cổ tức, các quan điểm về cổ tức và chính sách cổ tức, các yếu tố tác động đến chính sách cổ tức,đặc biệt đi sâu vào yếu tố thuế thu nhập để làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu. Để phân tích làm rõ sự tác động của yếu tố thuế thu nhập đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp, tác giả đã tổng hợp các quan điểm tranh luận về kết quả của sự tác động này, trình bày các hệ thống thuế đang áp dụng trên thế giới và thuế nhu nhập của một số nước để làm cơ sở đối chiếu với hệ thống thuế thu nhập ở Việt nam ở chương 2.
Để có được những kết quả đánh giá đáng tin cậy, tác giả đã đi sâu vào các nghiên cứu về sự tác động của thuế đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp ở Mỹ, đặc biệt chú ý các nghiên cứu về sự thay đổi chính sách cổ tức của các doanh nghiệp trước và sau khi Luật JGTRRA 2003 có hiệu lực để rút ra các kinh nghiệm cho việc lựa chọn các chính sách thuế của chính phủ, cũng như lựa chọn chính sách cổ tức phù hợp cho các công ty niêm yết Việt nam.
CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH CỔ TỨC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY