Thuế cổ tức và thuế lãi vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thuế thu nhập đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết việt nam (Trang 46 - 50)

1.2. TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA

1.2.4.2. Thuế cổ tức và thuế lãi vốn

Thuế cổ tức là nhân tố quan trọng, đặc biệt ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư vì thu nhập rịng có liên quan trực tiếp đến nhà đầu tư. Các nước khác nhau đánh thuế lên cổ tức theo các cách rất khác nhau. Trong một quốc gia, chính sách thuế có thể cũng rất phức tạp. Các chính phủ có khuynh hướng xem xét lại vấn đề thuế, đôi khi rất thường xuyên. Do đó càng làm phức tạp thêm vì với các khía cạnh khác của thuế, chính phủ sử dụng thuế cổ tức để hướng đến đa dạng các mục tiêu: khuyến khích hoặc khơng khuyến khích giữ lại hoặc không giữ lại thu nhập của công ty, phân phối lại thu nhập hoặc là hướng đến các mục tiêu về chính trị, xã hội và đầu tư. Tuy nhiên có thể thấy các nước xây dựng chính sách thuế cổ tức đều dựa trên 03 hệ thống thuế tiêu biểu: Thuế kép (Double taxation), thuế từng phần ( Split-rate taxation) và thuế ấn định (Imputation Taxation). Các hệ thống thuế khác chỉ có thể là sự kết hợp của 03 hệ thống thuế này.

- Hệ thống thuế kép (Double taxation system)

Thu nhập của công ty bị đánh thuế ở mức độ cơng ty và sau đó bị đánh thuế một lần nữa ở mức độ cổ đông nếu chúng được phân phối đến các cổ đông dưới dạng cổ tức. Thuế ở Mỹ tiêu biểu cho hình thức thuế kép. Năm 2003, thuế thu nhập cá nhân đối với cổ tức được giảm từ mức tối đa 39,6% (mức thuế thu nhập biên cao nhất) đến mức tối đa 15%. Bảng 1-2 minh họa mô tả hệ thống thuế kép sử dụng mức thuế biên cao nhất đối với cổ tức ở Mỹ trong cả hai thời điểm trước và sau khi có sự thay đổi luật thuế năm 2003.

Bảng 1-2: Sự thay đổi thuế suất thực trên cổ tức trước và sau khi thay đổi luật thuế

Chỉ tiêu 39.6% 15.0%

Thu nhập ròng trước thuế 100.00 100.00

Thuế suất thuế TNDN 35.0% 35.0%

Thu nhập ròng sau thuế 65.00 65.00 Cổ tức, giả định trả 100% 65.00 65.00 Thuế TNCN đối với cổ tức 25.74 9.75 Cổ tức rịng của cổ đơng 39.26 55.25

Thuế suất thực trên cổ tức được phân phối 60.7% 44.8%

(Nguồn: CFA Program level II (2011), Dividends and Share Repurchases: Analysis, Corporate Finance, PP. 133-175)

Mặc dầu vẫn còn hệ thống thuế kép đối với cổ tức trước và sau khi thay đổi luật thuế năm 2003, nhưng mức thuế kép thực sự lên thu nhập cổ tức đã có sự giảm từ 61% xuống còn 45%. Một sự sụt giảm thuế suất khoảng 26% dẫn đến mức giảm trong nghĩa vụ thuế của cá nhân, rõ ràng các nhà đầu tư Mỹ sẽ thích mức thuế cổ tức thấp hơn, nhưng một điều không chắc chắn là nhà đầu tư có thích mức chi trả cổ tức cao hay khơng vì mức thuế hiện tại là như nhau cho cả thu nhập cổ tức và lãi vốn đối với hầu hết tất cả các cổ đông.

- Hệ thống thuế ấn định (Imputation taxation system)

Hệ thống thuế này bảo đảm rằng lợi nhuận của công ty được phân phối dưới dạng cổ tức chỉ bị đánh thuế một lần theo mức thuế cổ tức. Úc, New Zealand và Pháp sử dụng hệ thống thuế này một cách chính thống, trong khi Anh sử dụng nhưng có điều chỉnh.

Theo hệ thống thuế này, thu nhập của công ty trước tiên bị đánh thuế ở mức độ cơng ty. Tuy nhiên, khi thu nhập cịn lại được phân phối đến cho các cổ đơng dưới hình thức cổ tức thì cổ đơng nhận khoản hồn thuế (Tax credit) đối với khoản thuế mà công ty đã trả cho khoản thu nhập cổ tức này vì mức thuế cho cổ đơng đã tính trên thu nhập trước thuế của công ty. Nếu mức thuế biên của cổ đơng cao hơn cơng ty thì cổ đơng chỉ trả cho phần chênh lệch giữa hai mức thuế.

thuế ấn định trong đó các cổ đơng có mức thuế biên nhỏ hơn công ty và thực tế nhận được một khoản hoàn thuế cho sự chênh lệch này.

Bảng 1-3: Thuế suất thực trên cổ tức theo hệ thống thuế ấn định của Úc

15.0% 47.0%

Thu nhập ròng trước thuế 100.00 100.00 Thuế TNDN, mức 30% 30.00 30.00 Thu nhập ròng sau thuế 70.00 70.00 Cổ tức, giả định trả 100% 70.00 70.00 Thuế cổ đông trên thu nhập trước thuế 15.00 47.00 Khấu trừ lại khoản thuế công ty đã trả 30.00 30.00 Thuế cổ đơng thực trả/ được hồn (15.00) 17.00

Thuế suất thực trên cổ tức 15% 47%

Mức thuế biên của cổ đông Chỉ tiêu

(Nguồn: CFA Program level II (2011), Dividends and Share Repurchases: Analysis, Corporate Finance, PP. 133-175)

- Hệ thống thuế từng phần (Split-rate taxation system)

Theo hệ thống thuế này, ở mức độ công ty phần thu nhập của công ty được phân phối dưới dạng cổ tức bị đánh thuế với thuế suất thấp hơn phần thu nhập giữ lại. Ở mức độ nhà đầu tư cá nhân, cổ tức bị đánh thuế như khoản thu nhập thông thường. Như vậy thu nhập cổ tức vẫn bị đánh thuế hai lần, nhưng do thuế TNDN thấp hơn nên làm giảm nhẹ gánh nặng thuế.

Bảng 1-4: Minh họa hệ thống thuế từng phần

Thu nhập trước thuế 200.00 Thu nhập trước thuế giữ lại 100.00 Thuế TNDN phần thu nhập giữ lại (35%) 35.00 Thu nhập trước thuế phân phối cho cổ động 100.00 Thuế TNDN phần thu nhập PP cho cổ đông (20%) 20.00 Cổ tức được phân phối 80.00

Mức thuế suất thường cho cổ đông 35%

Cổ tức sau thuế của cổ đông 52.00

Thuế suất thực trên cổ tức 48%

Corporate Finance, PP. 133-175)

Về thuế lãi vốn, có thể thấy hầu hết các nước quy định thuế đánh trên lãi vốn thường thấp hơn thuế cổ tức tiền mặt để kích thích DN giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư mở rộng sản xuất. Lịch sử thuế cổ tức ở Mỹ cho thấy, ngay từ khi ban thuế lãi vốn năm 1954 đã có sự khác biệt rất lớn, mức thuế cổ tức cao hơn thuế lãi vốn rất nhiều. Đã có giai đoạn thuế cổ tức và lãi vốn cùng mức thuế suất 28% vào những năm 1989—1993 nhưng sau đó thuế cổ tức đã được điều chỉnh với mức cao hơn thuế lãi vốn, tới năm 2003 với luật thuế JGTRRA thì thuế cổ tức và lãi vốn cùng chịu mức chung 15% cho đến nay2.

Ở Việt Nam hiện nay, thuế cổ tức được xây dựng theo hình thức thuế kép, khoản lợi nhuận trước thuế của công ty sau khi chịu thuế TNDN chung 25%, nếu phân phối cho cổ đông sẽ phải chịu thêm thuế cổ tức (thuế từ đầu tư vốn) 5% trên khoản cổ tức nhận được. Có thể thấy trên nền tảng của ba hệ thống thuế tiêu biểu trên, các nước đã xây dựng riêng cho mình một hệ thống thuế cổ tức rất khác nhau phù hợp với đặc điểm của từng nước như: tập quán, đặc điểm nền kinh tế, cơ sở hạ tầng quản lý thuế,….sao cho đảm bảo kích thích đầu tư và quản lý hiệu quả nguồn thu thuế trong nước. Ở nước ta với hạ tầng quản lý thuế cịn nhiều hạn chế thì việc chọn hệ thống thuế kép là phù hợp.Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển, để kích thích tích lũy vốn tái đầu tư mở rộng sản xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thì ngồi việc cố gắng đơn giản hóa thủ tục kê khai thuế, Việt Nam cần chú trọng vào việc xây dựng mức thuế suất phù hợp và cân đối giữa các loại thuế, đặc biệt là cân đối giữa mức thuế cổ tức và thuế lãi vốn sao cho vừa đảm bảo mục tiêu kích thích tăng trưởng, đồng thời vẫn đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước.

2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thuế thu nhập đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết việt nam (Trang 46 - 50)