Phân tích tác động của thuế thu nhập đến chính sách cổ tức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thuế thu nhập đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết việt nam (Trang 27 - 30)

1.2. TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA

1.2.1.1. Phân tích tác động của thuế thu nhập đến chính sách cổ tức

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế TNDN là thuế đánh trên khoản thu nhập còn lại sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh bao gồm cả khoản lãi vay (nếu có), được gọi là khoản lợi nhuận trước thuế.

Khoản lợi nhuận trước thuế sau khi trừ thuế TNDN sẽ được xem xét phân phối cho cổ đơng dưới hình thức cổ tức, đây được xem là hiệu quả từ việc đầu tư vốn của các cổ đông vào công ty. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả này, các nhà quản lý ln tìm cách giảm thiểu khoản thuế TNDN đánh lên phần lợi nhuận đạt được.

Như ta biết, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dựa trên nguồn vốn chủ sở hữu (equity) và vốn vay (debt). Ở hầu hết các quốc gia, lãi từ khoản vốn vay mà một doanh nghiệp chi trả là một khoản chi phí được phép khấu trừ thuế TNDN, trong khi đó lãi từ khoản vốn góp( cổ tức và lợi nhuận giữ lại) thì khơng được khấu từ thuế TNDN. Do vậy việc sử dụng vốn vay sẽ giúp các doanh nghiệp giảm được khoản thuế TNDN phải nộp, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của cổ đông.

(Bảng 1-1).

Bảng 1-1: So sánh hiệu quả của công ty từ việc sử dụng vốn vay

Công ty A Công ty B

Lợi nhuận trước lãi và thuế (EBIT) 1,000 1,000

Lãi trả cho các trái chủ, lãi suất 15% 48

Lợi nhuận trước thuế 1,000 952 Thuế TNDN, thuế suất 25% 250 238 Lợi nhuận rịng cho cổ đơng 750 714 Vốn cổ đông, với D/E = 4/6 800 480

Tỷ suất sinh lợi của vốn cổ đông 94% 149%

Như vậy, với chính sách thuế TNDN cao, sẽ khuyến khích doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn vay hơn vốn góp. Việc sử dụng quá nhiều vốn vay sẽ làm tăng rủi ro tài chính cho cơng ty, trong một số trường hợp sử dụng vốn vay không hiệu quả sẽ làm công ty mất khả năng thanh toán, dẫn đến làm tăng nguy cơ kiệt quệ tài chính. Một cách khác để giảm rủi ro này là các công ty thường sử dụng vốn vay ở mức vừa phải và tăng đầu tư vào các tài sản có mức khấu hao nhanh để giảm thuế phải nộp và tăng mức độ tái đầu tư mở rộng, tuy nhiên cách này có rủi ro là phụ thuộc vào hiệu quả đầu tư kỳ vọng từ những tài sản khấu hao nhanh này.

Thuế thu nhập cá nhân

Thuế TNCN có tác động trực tiếp đến việc huy động vốn cổ phần, thể hiện cụ thể thông qua thuế suất đối với cổ tức của cổ đông và thu nhập giữ lại sau thuế để tái đầu tư của công ty.

Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, chính phủ đánh thuế thấp trên thu nhập đạt được trên lợi nhuận được đem tái đầu tư. Do đó thuế đánh trên cổ tức nhận được bằng tiền mặt sẽ cao hơn thuế đánh trên chênh lệch do chuyển nhượng vốn, là kết quả của sự chênh lệch do lợi nhuận giữ lại làm gia tăng giá trị thật của cổ phiếu so

với giá trị trước đây.

Với chính sách thuế TNCN, cổ tức mà cổ đông nhận được, được xem là thu nhập thông thường và là đối tượng chịu thuế của thuế TNCN. Đánh giá tác động của thuế TNCN đối với lợi nhuận giữ lại của cổ đơng có phần phức tạp hơn. Giả sử doanh nghiệp giữ lại một đồng lợi nhuận, khi thị trường chứng khốn phản ánh chính xác giá trị của doanh nghiệp thì việc doanh nghiệp có thêm một đồng sẽ làm cho giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp sẽ tăng thêm một đồng và khoản thu nhập từ việc tăng giá trị cổ phiếu, được gọi là khoản lãi vốn, chính sách thuế TNCN của các nước thường không thu thuế ngay đối với khoản thu nhập này, có nghĩa là khoản thu nhập này của cổ đông sẽ không bị thu thuế cho đến khi cổ đông thực nhận khoản chi trả từ thu nhập này. Do đó, khi xem xét ở khía cạnh tác động của chính sách thuế TNCN đối với cổ tức cần phải liên kết với chính sách cổ tức và việc sử dụng thu nhập sau thuế để tái đầu tư, nhằm khai thác lợi ích đem lại cho các cổ đơng thơng qua tối thiểu hoá khoản thuế TNCN phải nộp và gia tăng giá trị của doanh nghiệp thơng qua việc sử dụng có hiệu quả các khoản đầu tư.

Thông thường với một doanh nghiệp, lợi nhuận từ kết quả hoạt động kinh doanh sau khi nộp thuế TNDN sẽ phân phối cho cổ đông thông qua cổ tức chi trả hay lãi vốn. Sử dụng kỹ thuật phân tích lợi nhuận sau tất cả thuế đối với một đồng lợi nhuận thu được, cũng sẽ là một trong những cơ sở để doanh nghiệp đưa ra chính sách cổ tức phù hợp. Với:

- Tc : Thuế suất thuế TNDN.

- TpE1: Thuế suất thuế TNCN trên cổ tức. - TpE2: Thuế suất thuế TNCN trên lãi vốn.

Ta có mơ hình phân tích thuế TNDN, thuế TNCN tác động như thế nào đối với 1 đồng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.

So sánh (1-Tc)(1- TPE1) với (1-Tc)(1-TPE2), ta có:

- Nếu (1-Tc)(1- TPE1) > (1-Tc)(1-TPE2) nghĩa là thuế trên cổ tức thấp hơn thuế trên lãi vốn, chi trả cổ tức sẽ tốt hơn.

- Nếu (1-Tc)(1- TPE1) < (1-Tc)(1-TPE2) nghĩa là thuế trên cổ tức cao hơn thuế trên lãi vốn thì giữ lại cổ tức sẽ tốt hơn.

Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp: (1-Tc)(1- TPE1) > (1-Tc)(1-TPE2) hay (1-Tc)(1- TPE1) = (1-Tc)(1-TPE2), thì thực hiện phân phối lợi nhuận qua lãi vốn trong một số trường hợp cũng có thể là một phương án tốt hơn cho cổ đông, do lợi ích từ việc hoãn lại khoản thuế TNCN phải nộp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thuế thu nhập đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết việt nam (Trang 27 - 30)