Nhận xét về phản ứng chính sách cổ tức của một số công ty niêm yết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thuế thu nhập đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết việt nam (Trang 88 - 90)

2.2. TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CÁC

2.2.3.5. Nhận xét về phản ứng chính sách cổ tức của một số công ty niêm yết

yết tiêu biểu khi có sự thay đổi chính sách thuế thu nhập.

Qua phân tích bốn cơng ty niêm yết tiêu biểu của các ngành, có thể thấy phản ứng chính sách cổ tức của các cơng ty là khá rõ trước sự thay đổi của luật thuế thu nhập. Để đảm bảo quyền lợi cho cổ đông, trong khoảng thời gian chờ hiệu lực, giãn thuế, đa phần các công ty tranh thủ chi trả cổ tức ở mức cao nhất có thể để cổ đơng tránh phải chịu thuế cổ tức và hầu hết các công ty phân tích trên điều chi trả cổ tức ở mức trên 50% mệnh giá, nổi bật như năm 2009: REE chi trả cổ tức 127% mệnh giá, VNM chi trả cổ tức đến 140% mệnh giá. Bên cạnh đó có hiện tượng mua lại cổ phiếu ngày càng tăng ở một số các cơng ty có hoạt động kinh doanh tốt như FPT để tăng tỷ suất sinh lợi, nâng cao hiệu quả đầu tư cho các cổ đông, đồng thời cũng giảm áp lực chi trả cổ tức trong tương lai của công ty.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đi sâu vào phân tích với các số liệu cụ thể về chính sách cổ tức của các công ty trước và sau khi luật thuế cổ tức có hiệu lực từ năm 2010 để thấy rõ sự thay đổi trong chính sách cổ tức của các cơng ty niêm yết trước những biến động của thuế cổ tức.

Trước khi thuế cổ tức có hiệu lực ( trước năm 2010), chính sách cổ tức của các cơng ty niêm yết thời gian đầu khá ổn định qua các năm, nhưng có sự biến động tăng mạnh chi trả cổ tức bằng tiền mặt trong các năm 2008 & 2009 và có hiện tượng các cơng ty đua nhau chi trả cổ tức tiền mặt trước khi thuế cổ tức có hiệu lực, bất chấp rủi ro về khả năng thanh toán đã dẫn đến mức chi trả cổ tức tiền mặt tăng khoảng 4% so với mức trung bình trước đó. Có thể thấy phản ứng của các doanh nghiệp trong chính sách cổ tức là hơi thái quá, bởi trong năm 2008 & 2009 thuế cổ tức đang trong giai đoạn gia hạn áp dụng. Hành động này của các công ty cho thấy các công ty niêm yết Việt nam vẫn còn rất non trẻ, thiếu kinh nghiệm trong việc lựa chọn phản ứng phù hợp trước sự biến động các yết tố vĩ mô, đặc biệt là sự thay đổi chính sách thuế sẽ làm gia tăng áp lực chi trả cổ tức trong tương lai của các cơng ty. Do vậy địi hỏi các cơng ty hiện nay cần phải có các phản ứng phù hợp trên cơ sở khả năng nội tại của mỗi cơng ty để nâng cao hiệu quả của chính sách cổ tức và đây là nội dung quan trọng mà trong chương 3, tác giả sẽ nghiên cứu giải quyết.

Vấn đề khác đó là chính sách thuế thu nhập của chính phủ, chương 2 đã phân tích cụ thể thuế TNDN và thuế TNCN đối với cổ tức và có thể thấy vẫn cịn nhiều vấn đề cần phải xem xét như: Mức thuế TNDN hiện 25% là vừa phải nhưng chưa hấp dẫn để thu hút đầu tư nước ngoài, hiện tượng chuyển giá do thuế TNDN cao vẫn còn phổ biến, hoặc như cách tính thuế thu nhập cổ tức và lãi vốn còn nhiều phức tạp, sự tương quan giữa mức thuế cổ tức và lãi vốn chưa đáp ứng mục tiêu kích thích các cơng ty tích lũy vốn tái đầu tư để nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế,….Những vấn đề này cũng chính là yêu cầu cho các giải pháp trong chương 3.

CHƯƠNG 3 - GIẢI PHÁP CHO CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VÀ HỆ THỐNG THUẾ THU NHẬP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thuế thu nhập đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết việt nam (Trang 88 - 90)