V. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
2. Kỹ thuật bào chế thuốc bột 1 Bào chế bột đơn
2.1. Bào chế bột đơn
Lựa chọn phương pháp và dụng cụ nghiền, rây thích hợp tùy vào tính chất của nguyên liệu và quy mô bào chế.
2.1.1. Nghiền
Nghiền là quá trình phân chia nguyên liệu thành các tiểu phân có kích thước xác định. Trước khi nghiền bột, nguyên liệu phải được làm khô bằng các phương pháp thích hợp. Chọn phương pháp phân chia tùy theo bản chất của nguyên liệu.
2.1.1.1. Phân chia cơ học
38
* Lực cơ học tác động lên nguyên liệu theo các hình thức sau:
- Va đập: tác động đột ngột từ trên xuống bề mặt nguyên liệu nhằm phá vỡ nguyên liệu có cấu trúc rắn (giã trong cối, máy nghiền búa, nghiền bi...)
- Nén ép: tác động sát bề mặt nguyên liệu từ trên xuống nhằm phá vỡ các nguyên liệu khơ giịn (giằm trong cối, máy nghiền trục)
- Nghiền mài: tác động sát bề mặt nguyên liệu theo nhiều hướng nhằm nghiền mịn chất rắn (nghiền trong cối, máy xay có rãnh)
- Cắt chẻ: tác động sâu vào nguyên liệu bởi những vật sắc nhọn để phân chia các nguyên liệu dẻo dai, có xơ sợi (máy xay đinh)
* Các dụng cụ, thiết bị để nghiền bột:
− Cối sứ: nghiền dược chất khơ giịn
− Cối thủy tinh: nghiền dược chất có màu, dễ bị oxy hóa
− Cối đá mã não: nghiền dược chất rắn cần độ mịn cao
− Cối sắt, đồng: hay dùng trong Y học cổ truyền để giã các dược liệu là quả hạt cứng hay để luyện khối dẻo
Chọn cối chày phù hợp với bản chất hóa học của dược chất và khối lượng dược chất
− Thuyền tán: hay dùng trong Y học cổ truyền để nghiền mịn các dược liệu có nguồn gốc thảo mộc hay khống vật, kết hợp nhiều cơ chế phân chia như: nén ép, nghiền mài, cắt chẻ, va đập
− Máy xay mâm (có rãnh hoặc có đinh): lực nghiền mài hay cắt chẻ
− Máy xay trục: lực nén ép
− Máy xay búa: lực va đập
− Máy nghiền bi: lực va đập. Không kết hợp được nghiền và rây, nhưng kín, trong q trình xay khơng bay bụi ra ngoài.
− Máy nghiền siêu mịn: kích thước tiểu phân cỡ µm
2.1.1.2. Phân chia đặc biệt
− Lợi dụng dung môi: Đối với một số dược chất rắn dai bền, trơn, khó nghiền mịn, thường cho dung môi dễ bay hơi để phá vỡ cấu trúc tinh thể.
Ví dụ: nghiền long não/ether, nghiền terpin hydrat/cồn
− Lợi dụng mơi trường nước: nghiền khống vật trong nước để được bột mịn hơn, tinh khiết hơn và tránh phân hủy hoạt chất.
Ví dụ: Thủy phi chu sa, thần sa chứa HgS
− Lợi dụng nhiệt độ: dùng phương pháp thăng hoa, phun sương. Bột phun sương thường có hình cầu, dễ trơn chảy.
2.1.2. Rây
Rây là biện pháp để lựa chọn các tiểu phân có kích thước mong muốn và đảm bảo độ đồng nhất của bột.
39 DĐVN IV qui định 12 cỡ rây như sau:
Số rây (µm) Cỡ mắc rây (mm) Đường kính sợi rây (mm)
2000 2,000 0,900 1400 1,400 0,710 710 0,710 0,450 500 0,500 0,315 355 0,355 0,224 250 0,250 0,160 180 0,180 0,125 150 0,150 0,100 125 0,125 0,090 90 0,090 0,063 75 0,075 0,050 45 0,045 0,032
* Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất rây:
− Hình dạng tiểu phân: càng gần giống với lỗ mắt rây, tiểu phân càng dễ lọt qua rây
− Đường đi của tiểu phân: càng dài thì khả năng lọt qua lỗ rây càng lớn
− Độ ẩm của bột: vừa phải, bột ẩm sẽ kém linh động, khó lọt qua rây * Chú ý khi rây:
− Nên lắc rây nhẹ nhàng, không chà xát mạnh lên mặt rây
− Không cho quá nhiều bột lên rây
− Sấy khô bột trước khi rây nếu bột quá ẩm
− Rây những chất có dầu hay những bột có xu hướng bít mắt rây thì trong q trình rây thỉnh thoảng chải cẩn thận mắt rây, tách rời những đống tụ lại khi rây
− Rây dược chất kích ứng niêm mạc đường hô hấp cần phải đậy nắp
2.2. Bào chế bột kép: qua 2 giai đoạn 2.2.1. Nghiền bột đơn 2.2.1. Nghiền bột đơn
Các thành phần (bột đơn) được nghiền theo nguyên tắc khi trộn với nhau, chúng phải đảm bảo được sự phân tán đồng nhất của hỗn hợp bột kép.
− Dược chất có khối lượng lớn thì nghiền trước, sau đó xúc ra khỏi cối rồi tiếp tục nghiền tiếp dược chất có khối lượng ít hơn. Dược chất có khối lượng nhỏ nhất sau khi nghiền xong sẽ để lại luôn trong cối để trộn bột kép.
− Nếu trong thành phần bột kép có các dược chất có tỉ trọng chênh lệch nhau thì dược chất có tỉ trọng lớn cần phải nghiền mịn hơn để giảm bớt khối lượng của tiểu phân dược chất, làm cho bột kép dễ thành khối đồng nhất, tránh hiện tượng phân lớp.
40
2.2.2. Trộn bột kép
− Nguyên tắc đồng lượng: bắt đầu từ bột đơn có khối lượng nhỏ nhất rồi thêm
dần bột có khối lượng lớn hơn, mỗi lần thêm một lượng tương đương với lượng đã có trong cối.
− Đối với thuốc bột chứa dược chất có tỉ trọng chênh lệch: trộn dược chất có tỉ trọng lớn trước sau đó lần lượt trộn những dược chất có tỉ trọng nhỏ hơn. Đối với các bột nhẹ, người ta trộn sau cùng để tránh bay bụi.
− Đối với thuốc bột có chứa chất màu: phải bao chất màu lại bằng cách lót cối với lượng chất không màu, cho chất màu vào sau đó thêm dần chất khơng màu vào trộn kỹ cho đến khi thu được khối bột đồng nhất.
− Chú ý: Thiết bị và thời gian trộn có ảnh hưởng đến sự đồng nhất của bột.
2.3. Bào chế một số bột kép đặc biệt 2.3.1. Bột kép chứa các chất lỏng 2.3.1. Bột kép chứa các chất lỏng
Nếu khối lượng chất lỏng vượt quá 10% so với các dược chất rắn thì làm cho hỗn hợp bột không đảm bảo được yêu cầu khô tơi.
2.3.1.1. Tinh dầu
− Dùng làm thơm thuốc, đôi khi phối hợp tác dụng sát khuẩn (bột dùng ngoài) hay kích thích tiêu hóa (bột dùng trong).
− Nếu lượng tinh dầu > 10% thì giảm bớt. Với bột dùng trong có thể chế thành hỗn hợp tinh dầu - đường (2g bột đường hấp phụ 1 giọt tinh dầu).
− Cho tinh dầu vào sau, trộn nhanh và đóng gói kín. Ví dụ: Menthol 0,1g
Bột talc 10,0g
Tinh dầu bạc hàvđ
Sau khi làm bột kép, thêm 10 giọt tinh dầu bạc hà. Trộn đều đóng kín. Ví dụ: Calci carbonat 30g
Than thảo mộc 5g
Magnesi carbonat 15g
Magnesi oxyd 5g
Tinh dầu tiểu hồi - đường10g
Nghiền mịn bột đường trong cối, cho thêm từ từ tinh dầu, trộn đều và vét ra khỏi cối. Trộn bột kép các dược chất còn lại thêm dần hỗn hợp đường - tinh dầu, rồi đến MgCO3.
2.3.1.2. Dầu khoáng, glycerin
− Dầu khoáng và glycerin thêm vào thuốc bột dùng ngoài làm cho thuốc bắt dính da và dịu da
− Nếu lượng dầu > 10% thì sẽ làm cho bột ẩm. Nên giảm bớt < 10% và nên phối hợp với dược chất có khả năng hút như MgO, MgCO3, CaCO3, tinh bột, kaolin.
Ví dụ: Lưu huỳnh kết tủa 1g
41 Magnesi carbonat 2g
Bột talc 5g
Dầu parafin 1,5g
2.3.1.3. Cồn thuốc, cao lỏng và dung dịch dược chất
− Nếu hoạt chất chịu nhiệt và dung môi dễ bay hơi: làm bốc hơi dung môi rồi trộn với các bột khác trong đơn.
− Nếu hoạt chất khơng chịu nhiệt và dung mơi khó bay hơi thì phối hợp thêm các bột hút như MgCO3, MgO, thay bằng dược chất rắn hay chế phẩm tương đương (thay cồn thuốc, cao lỏng bằng cao khơ)
Ví dụ: Bismuth nitrat kiềm 0,3g Benzonaphtol 0,1g Cồn thuốc phiện IV giọt
Bốc hơi cồn thuốc phiện trên cách thủy, rồi trộn với bột trong đơn hoặc thay cồn thuốc phiện bằng cao thuốc phiện.
2.3.2. Bột kép chứa các chất mềm
− Nếu bột kép chứa trên 30% các chất mềm thì có thể làm ẩm bột, gây bẩn cối chày, khó trộn đều với khối bột.
− Với cao mềm: Thay cao mềm bằng cao khô
− Với các chất khác: Phối hợp với tá dược hút
− Phối hợp thêm các biện pháp hơ nóng cối chày, lót cối Ví dụ: Cao mềm benladon 0,01g
Natri hydro carbonat 0,5g Bismuth carbonat 1,0g
Ví dụ: Hắc ín thảo mộc 5g
Tinh bột 10g
Kẽm oxyd 10g
Talc 5g
Phối hợp 3 dược chất rắn thành hỗn hợp bột kép, sau đó xúc ra 2/3 để lại 1/3 lót cối. Cho hắc ín vào rồi phối hợp nhẹ nhàng từ từ với lượng còn lại.
2.3.3. Bột kép chứa chất dễ chảy lỏng
− Chứa chất háo ẩm: thường các muối vô cơ (bromid, clorid, iodid...) cần pha chế trong môi trường khô ráo, cối chày phải sấy khơ, thời gian pha chế ngắn...
Ví dụ: Natri phenolbarbital Mười lăm miligam Natri iodid 0,1g
Pyramidon 0,2g
Natri phenolbarbital và natri iodid đều là 2 dược chất háo ẩm, thêm đồng lượng MgO để bao.
− Các chất tạo hỗn hợp eutecti (vd: long não/menthol...): bao riêng các chất
− Chứa các muối ngậm nước (VD: CuSO4.5H2O, ZnSO4.7H2O): thay bằng muối khan.
42
2.3.4. Bột kép chứa dược chất có hàm lượng nhỏ
Trường hợp bột kép chứa dược chất có hàm lượng nhỏ, để tránh sự bết dính vào thành cối phải lót cối trước bằng một lượng tương đương bột thuốc khác. Nếu lượng dược chất nhỏ đến mức khó cân chính xác, nên dùng bột nồng độ (bột mẹ).
Ví dụ: Atropin sulfat 1,0 g Đỏ carmin 0,5g Lactose vừa đủ 100 g
2.3.5. Bột kép chứa kháng sinh
Kháng sinh rất dễ bị mất tác dụng bởi nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm nên phải chú ý tránh ẩm và đảm bảo vô khuẩn khi bào chế.
Ví dụ: Penicilin 100.000 UI Lactose 0,2 g
2.3.6. Bột pha dung dịch, hỗn dịch, siro
Các bột này được lựa chọn bào chế trong trường hợp dược chất khó ổn định ở dạng lỏng. Khi dùng sẽ thêm dung môi hoặc chất dẫn để chuyển thành dạng lỏng dùng ngay.
Bột pha dung dịch hay hỗn dịch có thể bào chế dạng sủi bọt để giảm bớt mùi vị khó chịu của dược chất. Thành phần tá dược sủi bọt thường là acid hữu cơ (acid citric, tartric) và muối kiềm (natri carbonat, magnesi hydrocarbonat) để khi pha vào nước giải phóng CO2 tạo bọt. Khi bào chế bột sủi bọt phải tránh ẩm để phản ứng sủi bọt không xảy ra.
Bột pha hỗn dịch phải đầy đủ các thành phần của hỗn dịch như chất gây thấm, chất ổn định. Bột pha siro thường có nhiều đường hoặc chất làm ngọt.
Bột pha hỗn dịch và siro cần đóng gói trong chai lọ có ghi vạch thể tích để khi thêm nước vừa đủ để tạo thành phẩm. Khi đóng gói có thể kèm keo dụng cụ phân liều (thìa, cốc).