Nhóm tá dược độn không tan trong nước

Một phần của tài liệu Giao trinh BCCND2 y dược huế (Trang 50 - 51)

V. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG

2. Kỹ thuật bào chế viên nén 1 Tá dược viên nén

2.1.2.2. Nhóm tá dược độn không tan trong nước

Tinh bột

- Rẻ tiền, dễ kiếm, dùng phổ biến

- Trơn chảy và chịu nén kém, hút ẩm làm cho viên bở dần và dễ bị mốc trong quá trình bảo quản

- Thường phối hợp với khoảng 30% bột đường để đảm bảo độ chắc

Tinh bột biến tính

- là tinh bột qua xử lý bằng các phương pháp lý - hóa thích hợp nhằm thủy phân và thay thế từng phần rồi tạo hạt.

- Chịu nén và trơn chảy tốt hơn tinh bột

- Một số loại tinh bột biến tính trên thị trường: Starch 1500, Lycatab, Primogel, Eragel.

Cellulose vi tinh thể

- Là tá dược được sử dụng nhiều, nhất là trong viên nén dập thẳng - Chịu nén tốt, trơn chảy tốt, làm cho viên dễ rã

- Tên thương mại: Avicel, Emcocell, Paronen...

Avicel: tá dược dập thẳng được dùng nhiều nhất

+ Viên dễ đảm bảo độ bền cơ học, độ mài mịn thấp, khơng cần dùng lực nén cao

+ Dễ tạo hạt, hạt dễ sấy khô, dược chất dùng ở liều thấp và chất màu dễ phân bố đều trong khối hạt và trong viên

+ Viên chứa nhiều Avicel khi bảo quản ở độ ẩm cao có thể bị mềm đi do hút ẩm, không nên dùng với các dược chất kỵ ẩm như aspirin, penicillin, vitamin.

+ Có 2 loại hay sử dụng: Avicel pH 101 (kích thước hạt 50 m ) và Avicel pH 102 (kích thước hạt 90 m )

Di Calci phosphat

- Tá dược vơ cơ, bền về hóa lý, khơng hút ẩm, trơn chảy tốt

- Viên dập với tá dược này có độ bền cơ học cao, rã chậm nên không dùng ở tỉ lệ cao với dược chất ít tan

- Có tính kiềm nhẹ nên không dùng cho dược chất không bền trong môi trường kiềm

51

- Tên thương mại: Emcompress, Ditab (chứa Di calci phosphat phối hợp với 5- 20% các tá dược khác như tinh bột, Avicel, magnesi stearat)

CaCO3, MgCO3

- Tá dược khả năng hút nên dùng cho viên nén chứa cao mềm dược liệu, chứa dược chất háo ẩm, dầu và tinh dầu

- Trong một số viên cịn đóng vai trị antacid hoặc cung cấp ion vô cơ cho cơ thể

- Là tá dược có tính kiềm nên khơng dùng cho dược chất có tính acid, các muối acid

Một phần của tài liệu Giao trinh BCCND2 y dược huế (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)