Tương kỵ hoá học xảy ra do kết quả của phản ứng trao đổ

Một phần của tài liệu Giao trinh BCCND2 y dược huế (Trang 88 - 90)

- Bột đường: Làm cho viên chắc, điều vị

3. Một số tương kỵ, tương tác thường gặp trong bào chế thuốc

3.2.1. Tương kỵ hoá học xảy ra do kết quả của phản ứng trao đổ

Xuất hiện vẩn đục, kết tủa trong dung dịch thuốc.

Phản ứng trao đổi ion

Xảy ra khi phối hợp trong cùng một dạng thuốc lỏng các muối tan của các cation kim loại kiềm thổ (Mg, Ca...) với các muối tan khác của kim loại kiềm (carbonat, sulfat, phosphat, citrat, salicylat, benzoat).

→ Khắc phục:

- Tăng thêm lượng dung mơi một cách thích hợp để hồ tan hợp chất ít tan mới tạo thành.

89

- Thay thế một trong số các dược chất có thể tham gia vào phản ứng trao đổi bằng các dược chất khác có tác dụng dược lý tương tự nhưng không gây ra tương kỵ.

- Điều chế thành 2 dung dịch khác nhau.

VD22: Natri citrat 5g

Calci bromid 5g

Siro đơn 20g

Nước cất vđ 100ml

+ Phản ứng tạo thành Calci citrat không tan nên thay calci bromid bằng Natri bromid hay Kali bromid

Phản ứng trao đổi phân tử

- Phản ứng trao đổi do phối hợp muối kiềm của các acid hữu cơ yếu như acid barbituric, benzoic, salicylic, sulfonamid, các kháng sinh có tính acid, chế phẩm màu mang tính acid, các hợp chất hữu cơ thuộc nhóm amin, các xà phịng... với các acid có tính acid mạnh như HCl, H2SO4, H3PO4

Các acid hữu cơ nói trên có trong thành phần của đơn thuốc hay cơng thức là do có trong thành phần của các siro hoa quả hoặc do kết quả của phản ứng thuỷ phân.

Trong các phản ứng trao đổi nói trên các acid yếu được giải phóng, do bản chất ít tan nên gây ra hiện tượng kết tủa.

Natri sulfadiazin + HCl → Sulfadiazin + NaCl (pH < 7.0) Natri novobiocin + HCl → Novobiocin + NaCl (pH < 6.8) Natri pentotal + HCl → Pentotal acid + NaCl (pH < 9.8)

Hợp chất cấu tạo bởi một gốc acid yếu với một gốc base mạnh có thể bị kết tủa ngay ở môi trường acid yếu, trung tính, kiềm yếu.

→ Khắc phục:

Điều chỉnh mơi trường bằng biện pháp thích hợp: thay thế dược chất có tính acid bằng dược chất trung tính hơn, có tác dụng dược lý tương tự hoặc dùng NaHCO3 trung hồ mơi trường trước khi hồ tan các muối acid yếu.

VD23: Natri salicylat 10g

Siro chanh 50ml

Nước cất vđ 200ml

+ Siro chanh có khoảng 1% acid citric sẽ phản ứng trao đổi với Natri salicylat giải phóng ra acid salicylic ít tan trong nước (1/500) dẫn đến hiện tượng kết tủa.

90

- Phản ứng trao đổi do các dược chất cấu tạo bởi gốc của base yếu và một acid mạnh trong môi trường kiềm xảy ra kết tủa hợp chất mang tính base yếu.

Hay gặp:

+ Các muối alcaloid: Papaverin HCl, Strychnin sulfat, Spartein sulfat... + Các vitamin nhóm B: Thiamin.HCl, Thiamin.HBr, Pyridoxin.HCl + Các kháng sinh: kanamycin sulfat, gentamycin sulfat

+ Các thuốc tê: Procain.HCl, Lidocain.HCl

Trong pha chế theo đơn có thể gặp tương kỵ khi phối hợp các muối alcaloid với các dược chất sau:

+ Các dược chất có tính kiềm yếu: Pyramidon, urotropin, bạc keo

+ Các muối tạo bởi gốc base mạnh với các acid yếu như các muối kiềm của acid carbonic, NaHCO3, các muối acetat, glycerophosphat, barbiturat, sulfonamid của các kim loại kiềm

+ Các chể phẩm bào chế có tính kiềm như cồn tiểu hồi amoniac, nước vơi nhì

→ Khắc phục:

Điều chỉnh pH của mơi trường sang pH trung tính hay acid nhẹ: thay thế dược chất tạo mơi trường kiềm bằng dược chất khác có tác dụng dược lý tương tự nhưng không tạo môi trường kiềm hoặc điều chỉnh môi trường bằng các acid loãng như acid citric, HCl trước khi phối hợp.

VD24: Khi pha chế các thuốc tiêm Strychnin sulfat, Thiamin HCl, người ta thêm HCl lỗng nhằm mục đích acid hố môi trường làm bền vững dược chất. Ngoài ra ống thuỷ tinh phải trung tính.

VD25: Ephedrin Hydroclorid 1g

Kali iodid 15g

Cồn tiểu hồi amoniac 20ml

Siro đơn 20ml

Nước cất vđ 150ml M.f.Potio

+ Thay thế cồn tiểu hồi amoniac thành cồn tiểu hồi amoni clorid

Một phần của tài liệu Giao trinh BCCND2 y dược huế (Trang 88 - 90)