V. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
2. Kỹ thuật bào chế viên nén 1 Tá dược viên nén
2.1.5. Tá dược bao
Dẫn chất cellulose
- HPMC (hydroxy propyl methyl cellulose): dùng bao bảo vệ có nhiều ưu
điểm, bền với các yếu tố ảnh hưởng (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm), khơng có mùi vị riêng, dễ phối hợp với chất nhuộm màu. Chế phẩm trên thị trường là Pharmacoat (hỗn dịch bao pha sẵn)
- HPC (Hydroxy propyl cellulose): tan trong nước và dung môi hữu cơ phân
cực, thường phối hợp với chất bao khác để tăng độ bền của màng bao.
- EC (Ethyl cellulose): không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ, bền với ngoại môi. Thường dùng làm tá dược bao cho viên kéo dài. Có thể phối hợp ở tỉ lệ nhất định vào màng bao HPMC để giảm độ tan trong nước của màng bao. Chế phẩm trên thị trường là Aquacoat (hỗn dịch bao trong nước)
- CAP (cellulose acetat phthalat): là este kép của cellulose, dễ tan trong dịch ruột, do đó dùng bao tan ở ruột. Màng bao kháng dịch vị (chỉ tan ở pH > 6) nhưng dễ bị thấm dịch vị. Khi bao phải cho thêm chất làm dẻo.
- HPMCP: là este của HPMC với acid phthalic, dùng bao tan ở ruột, thường
dùng dưới dạng hỗn dịch nước
Shellac
- Là nhựa cánh kiến tinh chế
- Tan được trong môi trường kiềm, dùng bao tan ở ruột
- Vỏ bao chỉ tan ở phần cuối đường tiêu hóa và lão hóa khá nhanh
Nhựa Methacrylat: sản phẩm trùng hợp của acid methacrylic. Tên thương mại là
Eudragit có độ tan và cách dùng khác nhau
- Eudragit E: tan trong dịch vị (pH < 5), dùng bao bảo vệ
- Eudragit L và S: không tan trong dịch vị, dùng bao tan ở ruột.
Ngoài ra trong thành phần màng bao còn phối hợp các tá dược khác như PEG, PVP, chất diện hoạt