Tá dược trơn

Một phần của tài liệu Giao trinh BCCND2 y dược huế (Trang 54 - 55)

V. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG

2. Kỹ thuật bào chế viên nén 1 Tá dược viên nén

2.1.4. Tá dược trơn

- Chống ma sát: Nếu lực liên kết viên - thành cối quá lớn, khi đẩy viên ra khỏi cối viên dễ bị vỡ, sứt cạnh. Tá dược trơn làm cho lực nén phân bố đều trong viên, giảm ma sát liên kết bề mặt, giúp cho việc đẩy viên ra khỏi cối được dễ dàng.

- Chống dính: Tá dược trơn bao bề ngồi hạt, làm giảm tiếp xúc của dược chất với đầu chày, do đó làm giảm hiện tượng dính chày.

- Điều hịa sự chảy: khi dập viên, bột hay hạt dập viên phải chảy qua phễu, phân phối vào buồng nén. Nếu nguyên liệu dập viên khó trơn chảy, viên khó đồng nhất về khối lượng và hàm lượng dược chất.

- Làm cho mặt viên bóng đẹp: Do mịn và nhẹ, tá dược trơn bám dính vào bề mặt hạt, tạo thành màng mỏng ngoài hạt làm cho hạt trơn, giảm tích điện bề mặt, dễ chảy và ít bị dính.

Tá dược trơn là những chất sơ nước, làm cho viên khó thấm nước, do đó có xu hướng kéo dài thời gian rã của viên; mặt khác tá dược trơn còn làm giảm liên kết hạt, một lượng thừa tá dược trơn sẽ làm viên khó đảm bảo độ bền cơ học. Do đó cần lựa chọn tỉ lệ thích hợp.

Acid stearic và muối

- Có tác dụng giảm ma sát và chống dính.

- Muối canxi stearat và magnesi stearat có khả năng bám dính tốt, thường dùng khoảng 1% so với hạt khơ

- Có xu hướng kéo dài rõ rệt thời gian rã của viên - Thích hợp cho viên ngậm, viên tác dụng kéo dài

Talc

- Có tác dụng làm trơn và điều hịa sự chảy

- Khả năng bám dính hạt kém hơn magnesi stearate, do đó tỉ lệ dùng cao hơn (1-3%)

- Không ảnh hưởng nhiều đến thời gian rã của viên

- Bột Talc nếu tinh chế khơng tốt sẽ có nhiều tạp kim loại và carbonat kiềm, có thể ảnh hưởng đến độ ổn định của các dược chất dễ bị oxy hóa

Aerosil

- Bột rất mịn và nhẹ nên khả năng bám dính bề mặt hạt rất tốt, do đó tỉ lệ dùng thấp 0,1-0,5%

- Điều hòa sự chảy của bột hoặc hạt

- Ít ảnh hưởng đến khả năng giải phóng dược chất của viên

Tinh bột

- Có tác dụng điều hịa sự chảy, làm cho viên dễ rã

- Dùng trong phương pháp xát hạt khô và dập thẳng, tỉ lệ 5-10% và phải sấy khô trước khi dùng.

Ngồi ra, cịn dùng Avicel, PEG 4000 và 6000, PEG monostearat, natri lauryl sulfat, natri benzoat, Veegum...

55

Nếu viên nén cần hòa tan (viên pha dung dịch, viên sủi bọt...) nên chọn loại tá dược trơn dễ tan trong nước

Trong viên người ta có thể phối hợp nhiều loại tá dược trơn để tạo nên tác dụng toàn diện hơn cho hỗn hợp.

Một phần của tài liệu Giao trinh BCCND2 y dược huế (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)