Kỹ thuật bào chế

Một phần của tài liệu Giao trinh BCCND2 y dược huế (Trang 71 - 72)

- Hạn chế sử dụng tá dược không tan trong nước

2. Kỹ thuật bào chế

2.1. Nang mềm

2.1.1. Thành phần vỏ nang mềm

Thành phần: Gelatin (35-45%), chất hoá dẻo (15-20%), nước, chất bảo quản, chất màu

- Gelatin loại dược dụng đạt các chỉ tiêu về giới hạn kim loại nặng, asen, mức độ nhiễm vi cơ, đặc biệt lưu ý độ bền của gel và độ nhớt của dung dịch gelatin

+ Độ bền gel: tuỳ thuộc vào phương pháp điều chế: pp nhỏ giọt hay phương pháp ép khuôn yêu cầu độ bền gel cao. Đối với phương pháp nhỏ giọt, nếu độ bền gel cao quá, nếu độ bền gel cao quá, nang sẽ khó “cắt gọt”, làm cho chất lỏng có thể nhỏ hai lần vào vỏ nang; nếu độ bền gel thấp quá, dược chất chưa kịp nhỏ vào vỏ nang.

+ Độ nhớt của dung dịch gelatin ảnh hưởng đến độ cứng của vỏ: độ nhớt thấp thì vỏ nang mỏng, độ nhớt cao thì vỏ nang dày, cứng

- Chất hoá dẻo: glycerin, propylene glycol, methyl cellulose, sorbitol...dùng cho nang mềm có tỷ lệ cao hơn so với vỏ nang cứng.

2.1.2. Thuốc đóng vào nang mềm

- Nang mềm thường dùng để đóng các chất lỏng: dung dịch dầu, hỗn dịch, nhũ tương

- Dung mơi để bào chế dịch đóng vào nang mềm: dầu thực vật, dầu khoáng, các chất lỏng thân nước PEG 400-600, poly glycerin

- pH dung dịch đóng nang: 2,5-7,5. pH thấp q thì sẽ thủy phân gelatin, pH cao quá sẽ làm vỏ nang cứng lại.

2.1.3. Các phương pháp bào chế nang mềm

- Phương pháp nhúng khn: q trình tạo vỏ và đóng thuốc riêng. Sai số khối lượng nang tương đối nhỏ (10-15%)

- Phương pháp nhỏ giọt: quá trình tạo vỏ và đóng thuốc xảy ra đồng thời. Sai số khối lượng lớn.

- Phương pháp ép khn: có hiệu suất cao, phân liều chính xác, có nhiều nhiều hình dạng khác nhau, có thể có 2 màu khác nhau trên một nang, trên thân thường có gờ.

2.2. Nang cứng

2.2.1. Thành phần vỏ nang

Thành phần: Gelatin: (độ bền gel cao), nước, chất màu, chất cản quang (titan dioxid), chất bảo quản (paraben)

Vỏ nang được sản xuất trên quy mô công nghiệp cung cấp cho các nhà bào chế.

72

2.2.2. Đóng thuốc vào nang

Nang cứng thường đóng bột thuốc, cốm thuốc, pellet bằng phương pháp thủ cơng hoặc máy đóng nang (bán tự động hoặc tự động)

- Chọn cỡ nang: Dựa vào công thức:

Tỷ trọng biểu kiến = Khối lượng thuốc đóng nang / dung tích nang

➔ Dung tích nang (cỡ nang) = Khối lượng thuốc / tỷ trọng biểu kiến

Đo tỷ trọng biểu kiến để tính cỡ nang phù hợp với khối lượng thuốc muốn đóng.

* Ví dụ: Chọn cỡ nang để đóng 500mg bột thuốc có tỷ trọng biểu kiến 0,8g/ml.

+ Dung tích nang = 0,5/0,8 = 0,63 ml + Chọn cỡ nang 0,67ml (nang số 0)

+ Lượng tá dược cần thêm vào để đóng đầy nang là 0,67-0,63 = 0,04ml

+ Đo tỷ trọng biểu kiến của tá dược độn để suy ra lượng tá dược độn cần thêm vào

Một phần của tài liệu Giao trinh BCCND2 y dược huế (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)