- Bột đường: Làm cho viên chắc, điều vị
TƯƠNG KỴ TRONG BÀO CHẾ
Mục tiêu học tập:
1. Trình bày được các nguyên tắc và biện pháp hay được áp dụng để khắc phục tương kỵ trong kỹ thuật điều chế, sản xuất các dạng thuốc.
2. Phân tích được các tương kỵ, tương tác thường gặp trong bào chế thuốc.
1. Đại cương
1.1. Tương tác, tương kỵ
Trong một dạng thuốc, nếu phối hợp hai hoặc nhiều chất với một hoặc nhiều tá dược ở những điều kiện nhất định, nếu có sự thay đổi ít nhiều hoặc hồn tồn về tính chất vật lý, hố học hoặc dược lý làm chế phẩm không đạt chất lượng về các mặt: đồng nhất, vững bền, giảm hoặc khơng có hiệu lực điều trị được coi là tương kỵ.
Tương kỵ thường xảy ra một thời gian ngắn, có khi tức thì. Tương tác thường xảy ra chậm hơn, kết quả của tương tác có thể trở thành tương kỵ.
1.2. Nguyên nhân
- Người kê đơn thuốc hay thiết kế công thức cho một dạng thuốc chỉ chú ý đến việc phối hợp nhiều dược chất nhằm mục tiêu điều trị mà khơng chú ý đến tính chất vật lý, hoá học của dược chất, tá dược một cách đầy đủ.
- Người sản xuất pha chế không theo đúng trình tự phối hợp, quy trình sản xuất.
- Người hướng dẫn sử dụng thuốc, người dùng thuốc không theo đúng hướng dẫn
1.3. Kết quả của tương tác, tương kỵ
- Sản phẩm không đảm bảo chất lượng, cụ thể là không đạt được các chỉ tiêu: tinh khiết, an toàn, hiệu quả.
- Dạng thuốc không đảm bảo chất lượng sẽ bị huỷ bỏ, gây lãng phí.
- Giảm SKD, khơng gây được hiệu quả điều trị như ý tưởng người kê đơn hay thiết kế công thức.
- Tuy nhiên có trường hợp người kê đơn hay thiết kế công thức muốn lợi dụng tương kỵ giữa các chất để tạo ra sản phẩm mới có tác dụng dược lý tốt hơn.
VD: phối hợp Natri salicylat với aspirin trong dung dịch ASA nhằm tạo acid salicylic mới sinh, phối hợp Natri thiosulfat với dung dịch HCl loãng nhằm tạo ra lưu huỳnh mới sinh chữa ghẻ.
80