Dập viên: Sau khi có hạt khơ, tiến hành dập viên có khối lượng qui định như

Một phần của tài liệu Giao trinh BCCND2 y dược huế (Trang 60 - 63)

phương pháp tạo hạt ướt.

2.2.3. Phương pháp dập thẳng

Dập thẳng là phương pháp dập viên không qua công đoạn tạo hạt

Tránh được tác động của ẩm và nhiệt đến dược chất, tiết kiệm thời gian và mặt bằng sản xuất

Viên thường dễ rã, rã nhanh nhưng độ bền cơ học không cao và chênh lệch hàm lượng dược chất giữa các viên trong một lô mẻ sản xuất nhiều khi là khá lớn

Một số dược chất có cấu trúc tinh thể đều đặn, trơn chảy và liên kết tố, có thể dập thẳng thành viên mà không cần thêm tá dược (NaCl, urotropin...)

Thông thường người ta phải thêm tá dược dập thẳng để cải thiện trơn chảy và khả năng chịu nén của dược chất. Tùy theo tính chất của dược chất mà lượng tá dược dập thẳng thêm vào nhiều hay ít. Nếu dược chất ít trơn chảy và chịu nén, tá dược dập thẳng có thể chiếm đến 70-75% khối lượng của viên

Các tá dược dập thẳng lý tưởng hay dùng: cellulose vi tinh thể (Avicel), lactose phun sấy (LSD), dicalciphosphat (Emcompress), tinh bột biến tính. Avicel được coi là tá dược có nhiều ưu điểm nhất.

2.3. Bao viên

Che giấu mùi vị khó chịu của dược chất

Tránh kích ứng của dược chất với niêm mạc dạ dày

Bảo vệ dược chất tránh tác động của các yếu tố ngoại môi: độ ẩm, ánh sáng, dịch vị

Khu trú tác dụng của thuốc ở ruột Kéo dài tác dụng của thuốc

Dễ nhận biết, phân biệt các loại viên Làm tăng vẻ đẹp của viên

2.3.1. Bao đường: là cách bao truyền thống, áp dụng đối với nồi bao quay tròn.

Gồm các giai đoạn:

Bao nền: nhằm làm trịn góc cạnh của viên và giảm bớt độ dày lớp bao. Để

bao nền được nhanh, tốt nhất là viên bao phải mặt lồi (dập bằng chày lõm)

Cho viên vào nồi quay trong một khoảng thời gian nhất định để loại những viên không đảm bảo độ bền cơ học. Sàng loại bỏ bột và viên vỡ (viên đưa bao phải dập chắc hơn viên thông thường)

Bột bao nền thường là tá dược trơ như tinh bột, CaCO3, bột talc, bột đường Tá dược dính: dịch thể có độ nhớt cao như siro đơn, siro gơm, dịch thể gelatin, dịch thể PVP

61

Cho viên vào rồi bao, sấy nóng viên, cho tá dược dính vào cho thấm đều viên và tiến hành bao từng lớp một, vừa bao viên vừa sấy cho đến lúc phủ nhẵn hết các góc cạnh của viên (khoảng 8-10 lớp bao)

Với các dược chất dễ bị hỏng bởi ẩm và nhiệt, trước khi bao nền cần bao một lớp cách ly để hạn chế nước từ tá dược dính lỏng thấm vào viên. Lớp bao cách ly thường là các polymer khó thấm nước như Shellac, Eudragit, polyvinyl acetat phthalat...

Bao nhẵn: làm nhẵn mặt viên để chuẩn bị cho bao màu. Giai đoạn này chỉ bao

bằng siro nóng (khoảng 60-70oC). Cho từng ít một siro đơn vào viên, cho viên quay thấm đều vào viên rồi sấy khô. Cứ tiếp tục bao cho đến lúc mặt viên nhẵn

Bao màu: Bao viên bằng lớp siro màu có cường độ màu tăng dần.

Trước đây sử dụng các chất màu tan trong nước nhưng hay bị loang màu và khó đảm bảo sự đồng nhất giữa các lơ mẻ. Hiện nay sử dụng màu không tan dưới dạng hỗn dịch nên màu dễ đồng nhất và bền hơn

Đánh bóng: Cho viên vào nồi đánh bóng, làm nóng viên rồi thêm các tá dược

làm bóng như parafin, sáp ong, sáp Carnauba, zein, PEG,... ở dạng rắn hay dung dịch, quay cho lúc mặt viên nhẵn bóng.

2.3.2. Bao màng mỏng (bao film)

Nguyên liệu là các polymer, được hòa tan hay phân tán vào một dung mơi thích hợp rồi phun vào viên. Sau khi sấy, dung môi hay môi trường phân tán bay hơi hết, polymer bám vào màng mỏng xung quanh viên.

Tuỳ theo mục đích sử dụng bao mà chọn các polymer khác nhau:

- Nếu bao màng bảo vệ thì dùng các polymer có khả năng chống ẩm, dễ tan trong dịch vị như HPMC, Eudragit E, PEG 6000, ...

- Nếu bao màng tan ở ruột thì dùng các polymer kháng dịch vị và tan ở ruột như Eudragit L, S, CAP, HPMCP, polyvinyl acetat phthalat, shellac...

Tá dược bao có thể được hịa tan vào dung môi hữu cơ rồi bao. Tuy nhiên, dung môi hữu cơ dễ gây độc, ô nhiễm mơi trường và có thể gây cháy. Hiện nay sử dụng dịch bao dưới dạng hỗn dịch, phân tán tá dược bao vào chất dẫn phân cực (nước, cồn) dưới dạng hỗn dịch. Các chất dẫn này bay hơi chậm hơn nên quá trình bao kéo dài nhưng an tồn và dễ thực hiện hơn. Bán sẵn dưới dạng bột: Pharmacoat, Aquacoat

Ngoài các polymer tạo màng, người ta còn thêm các chất làm dẻo để tăng độ dẻo dai, đàn hồi của màng như PEG, glycerin, propylen glycol, diethyl phthalate.

Kỹ thuật bao phụ thuộc vào kinh nghiệm người thao tác.

* Pha chế dịch bao:

Dịch bao thường là các hỗn dịch trong dung môi với nồng độ từ 5-15% Thành phần chính của cơng thức bao là polymer nên cần thời gian trương nở Các chất rắn được phân tán trong dung môi bằng máy khuấy tốc độ cao Dịch bao được lọc qua rây 0,25mm và khuấy liên tục trong quá trình bao

62

* Chuẩn bị viên:

Phải có độ cứng cần thiết, lực gây vỡ viên > 6kg Độ mài mòn thấp < 1,8%

Viên nén dập ở dạng mặt cong để dễ đảo viên khi bao Viên phải được sấy khô trước khi bao

* Quá trình bao: chia làm 3 q trình chính:

Phun dịch bao Đảo đều viên Sấy khô viên

3. Đánh giá chất lượng viên nén 3.1. Tiêu chuẩn dược điển 3.1. Tiêu chuẩn dược điển 3.1.1. Tính chất

Viên rắn, hai mặt nhẵn, trên mặt có thể có rãnh, chữ hoặc ký hiệu, cạnh và thành viên lành lặn. Viên không bị gãy vỡ, bở vụn trong quá trình bảo quản, phân phối và vận chuyển.

3.1.2. Độ rã

- Thiết bị đo độ rã, mỗi lần thử với 6 viên

- Viên nén đã thử độ hịa tan thì khơng cần thử độ rã - Viên nén không bao phải rã trong 15 phút.

- Viên bao phim rã trong 30 phút, viên bao đường rã trong 60 phút

- Viên bao tan trong ruột phải chịu được môi trường HCl 0,1N / 120phút và phải rã trong hệ đệm phosphat pH 6,8 trong 60 phút.

- Viên tan trong nước phải rã trong 3 phút.

- Viên sủi bọt phải rã trong 5 phút (200ml nước cất, nhiệt độ 15-25oC) - Viên nhai không thử độ rã

3.1.3. Độ hòa tan

- Thử nếu chuyên luận yêu cầu, thiết bị đo độ hòa tan kiểu giỏ quay hoặc cánh khuấy.

- Lượng hoạt chất được hòa tan (thường là sau 45 phút) của mỗi viên trong số 6 viên đem thử khơng được ít hơn 70% lượng hoạt chất ghi trên nhãn.

3.1.4. Độ đồng đều về khối lượng

Tiến hành thử với 20 viên. Khơng được có q hai viên có khối lượng nằm ngồi giới hạn chênh lệch so với khối lượng trung bình và khơng được có viên nào có khối lượng vượt gấp đơi giới hạn đó.

Dạng bào chế Khối lượng trung bình (KLTB) % chênh lệch

so với KLTB

Viên nén Viên bao phim

Nhỏ hơn hoặc bằng 80 mg Lớn hơn 80 mg và nhỏ hơn 250 mg Bằng hoặc lớn hơn 250 mg 10 7,5 5

63

Viên nén và viên bao đã thử độ đồng đều về hàm lượng với tất cảc các dược chất có trong thành phần thì khơng phải thử độ đồng đều khối lượng.

3.1.5. Độ đồng đều về hàm lượng

Thử với viên nén có hàm lượng hoạt chất dưới 2mg hoặc dưới 2% (kl/kl). Thử 10 viên, giới hạn hàm lượng cho phép là 85% - 115% so với giá trị hàm lượng trung bình.

3.1.6. Định lượng

Theo phương pháp riêng, thử với 10 - 20 viên

Tính hàm lượng hoạt chất theo khối lượng trung bình của viên.

3.2. Tiêu chuẩn của nhà sản xuất

Các nhà sản xuất đưa ra một số chỉ tiêu chất lượng khác cho viên nén để nâng cao chất lượng viên nén, đảm bảo sự đồng nhất giữa các lô mẻ.

3.2.1. Độ mài mòn

Liên quan đến bảo đảm chất lượng trong quá trình vận chuyển. Thử độ mài mòn trong các thiết bị kiểu trống quay

Độ mài mịn khơng được q 3% (nếu khơng có quy định gì khác)

3.2.2. Độ cứng

Độ cứng được biểu thị bằng lực tác động để gây vỡ viên, xác định bằng thiết bị đo độ cứng

Tác động một lực qua đường kính của viên nén cho đến lúc viên bị vỡ.

4. Sinh khả dụng viên nén

4.1. Ảnh hưởng của đường dùng và cách dùng 4.1.1. Khoang miệng 4.1.1. Khoang miệng

Thời gian lưu quá ngắn nên viên vẫn nguyên vẹn. Đối với viên ngậm và viên ngậm dưới lưỡi thì tan rã hồn tồn/khoang miệng nên thuốc được hấp thu tại đây.

Ưu điểm của việc hấp thu thuốc qua niêm mạc miệng: - Niêm mạc miệng rất mỏng, thuốc dễ dàng hấp thu - pH trung tính (7.0)

Một phần của tài liệu Giao trinh BCCND2 y dược huế (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)