Dạng thuốc rắn (cốm, viên nén, viên nang cứng)

Một phần của tài liệu Giao trinh BCCND2 y dược huế (Trang 85 - 88)

- Bột đường: Làm cho viên chắc, điều vị

3. Một số tương kỵ, tương tác thường gặp trong bào chế thuốc

3.1.2. Dạng thuốc rắn (cốm, viên nén, viên nang cứng)

- chủ yếu là tương kỵ vật lý, thường biểu hiện rõ rệt là thuốc từ thể rắn, khô tơi trở nên ẩm ướt, nhão, đóng bánh, chảy lỏng. Có 3 nguyên nhân:

86

❖ Do trong thành phần của đơn thuốc hoặc cơng thức có các chất háo ẩm

mạnh

- Khi thời tiết không thuận lợi, độ ẩm cao (60%), trong quá trình sản xuất, các dược chất này sẽ hút nước từ môi trường xung quanh, làm cho cả khối bột trở nên ẩm ướt, chảy lỏng.

- Các dược chất háo ẩm mạnh hay gặp:

+ Các halogen kiềm hay kiềm thổ: NH4Cl, NH4Br, CaCl2, CaBr2...

+ Các acid hữu cơ gặp trong các bột sủi bọt: acid citric khan, acid tartric khan

+ Các muối ephedrin sulfat, hyoscyamin HCl, phytostigmin HBr...

+ Các chế phẩm men + Các chế phẩm đông khô

+ Các kháng sinh: Penicillin, Streptomycin sulfat, Gentamycin sulfat, Neomycin sulfat...

→ Khắc phục:

- Dùng dược chất hay tá dược có sẵn trong đơn hoặc cơng thức có đặc tính hút ẩm để bao các dược chất dễ hút ẩm.

- Dùng các tá dược trơ, không tương kỵ với các thành phần trong đơn để bao các dược chất hút ẩm như tinh bột khô, lactose, MgO, MgCO3, Kaolin, bột Talc. Lượng tá dược trơ dùng để bao không nên vượt quá lượng dược chất cần bao.

- Thay thế một phần hoặc tồn bộ thành phần có trong đơn hay cơng thức có tính hút ẩm mạnh bằng chất khác có vai trị tương tự nhưng ít hút ẩm hơn hoặc không hút ẩm

VD16: Trong thuốc sủi bọt thường gặp tá dược tạo CO2 là acid citric và NaHCO3. Acid citric khan hút ẩm rất mạnh nên thay một phần acid citric bằng acid tartric hay acid succinic ít hút ẩm hơn

VD17: Pepsin 0.1g

Pancreatin 0.1g

M.f.p.D.t.D N.020

+ Cả hai loại men trên đều hút ẩm mạnh, nhất là chế phẩm đông khô.

+ Thêm đồng lượng lactose hoặc MgO, MgCO3 khô đã nghiền mịn, đóng gói trong điều kiện độ ẩm thấp và đồ bao gói chống ẩm

VD18: Viên nén Vitamin B1 0.01g

Thiamin HBr 10kg

Tá dược vđ 1.000.000 viên

87

Phương pháp điều chế xát hạt ướt với hồ tinh bột 10%

+ Thiamin HBr là chất dễ hút ẩm và bền vững trong mơi trường acid vì vậy nếu dùng CaCO3 làm tá dược độn và magnesi stearat làm tá dược trơn thì dưới tác dụng của nước, hơi ẩm, nhiệt độ, khơng khí, vitamin B1 sẽ giảm tác dụng.

+ Thay Thiamin HBr bằng Thiamin HCl hay tốt hơn là Thiamin mononitrat + Thay CaCO3 bằng lactose, dicalci phosphat

+ Thay magnesi stearat bằng acid stearic hoặc aerosil

- Trong trường hợp không thể khắc phục được cần chuyển dạng thuốc bột sang dạng thuốc khác thích hợp như dung dịch, potio.

- Trong sản xuất công nghiệp, gặp các cốm sủi bọt, bột, bột hỗn hợp chất điện giải như oresol...cần phải cải tạo mơi trường thích hợp, khống chế độ ẩm, nhiệt độ, đóng gói trong túi chống ẩm và kèm theo chất hút ẩm.

Do các dược chất kết tinh, ngậm nhiều phân tử nước

- Một số dược chất kết tinh, ngậm nhiều phân tử nước, khi phối hợp với nhau trong dạng thuốc bột có khả năng tách các phân tử nước kết tinh do quá trình cơ học như nghiền, trộn làm khối thuốc trở nên ẩm ướt.

- Các chất hay gặp như: Na2HPO4.12H2O, Na2SO4.10H2O, MgSO4.7H2O, Al2(SO4)3. K2SO4.24H2O.

→ Khắc phục:

- Thay thế các muối ngậm nước kết tinh bằng các muối khan với số lượng tương đương

VD19: Magnesi sulfat dược dụng 15g

Natri sulfat dược dụng 15g Natri - Kali tartrat dược dụng 15g

+ Khi nghiền, trộn các muối trên sẽ không thu được thuốc bột khô tơi, cần thay thế bằng các muối khan với lượng tương ứng hoặc sấy khô các thành phần trước khi phối hợp.

Do các dược chất tạo hỗn hợp eutecti ẩm nhão hoặc chảy lỏng ở nhiệt độ thường

- Khi 2 chất rắn trộn lẫn với nhau theo một tỷ lệ nhất định có trường hợp tạo thành một hỗn hợp mới có độ chảy thấp hơn so với độ chảy từng thành phần. Quá trình tạo hỗn hợp eutecti phụ thuộc vào tỷ lệ số lượng các chất và nhiệt độ khi phối hợp.

- Những hợp chất dễ tạo hỗn hợp eutecti thường có nhóm chất ceton, andehyd, phenol như acetanilid, amidopyrin, antipyrin, cloral hydrat, menthol, long não, phenol, thymol, các dẫn chất barbituric, acid salicylic và các muối.

88

→ Khắc phục:

- Dùng các dược chất bột có khả năng bao phủ đã có sẵn trong thành phần của thuốc hoặc đưa thêm tá dược thích hợp vào để bao riêng từng dược chất có khả năng gây tương kỵ, sau đó phối hợp với nhau trong dạng thuốc bột, viên nang.

- Đóng gói riêng từng dược chất gây tương kỵ, hướng dẫn sử dụng đầy đủ. - Áp dụng phương pháp bào chế mới như tạo vi nang, vi cầu... để ngăn cách sự tiếp xúc của các dược chất, sau đó đưa vào các dạng như viên nén, viên nang.

VD20: Pyramidon 0.15g

Phenacetin 0.15g

Cafein 0.03g

Veronal 0.02g

Tá dược vừa đủ 1 viên

+ Khi phối hợp pyramidon với phenacetin với tỷ lệ 69: 31 sẽ tạo thành hỗn hợp eutecti có điểm chảy 640C. Cần chú ý hai giai đoạn: phối hợp dược chất, trộn và sấy cốm.

+ Thay thế pyramidon hoặc phenacetin bằng các chất giảm đau khác.

VD21: Phenolbarbital 0.05g

Antipyrin 0.25g

Natri salicylat 0.3g M.f.p.D.t.d. N020

+ Antipyrin tạo hỗn hợp chảy với các phenolbarbital và Natri salicylat ở nhiệt độ thường.

+ Khắc phục bằng cách dùng tá dược trơ để bao riêng từng chất, tốt hơn là đóng gói riêng antipyrin (1), phenolbarbital và Natri salicylat (2).

Một phần của tài liệu Giao trinh BCCND2 y dược huế (Trang 85 - 88)