1. Kiến thức: HS hiểu biết cơ bản về cách làm bài tổng hợp kiến thức văn học, tiếng Việt;2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm bài thi tổng hợp; 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm bài thi tổng hợp;
3. Thái độ: tích cực, tự giác làm bài4. Định hướng phát triển năng lực: 4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý và tạo lập văn bản; - Năng lực thuyết trình
- Năng lực phân tích, hợp tác.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: - SGK + SGV, Ngữ văn 9 nâng cao.
- Đề bài và hướng dẫn. 2. HS: - Ôn lại các dạng đề.
III. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới. 3. Bài mới.
HĐ1: Mở đầu
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cần đạt HĐ2: HD làm các bài tập theo
các dạng bài
- GV phát đề cho cả lớp
- Yêu cầu 1 HS đọc nội dung đề
- Yêu cầu HS phân tích đề, dùng bút gạch chân dưới các từ ngữ quan trọng trong đề bài
- HS nhận đề - HS đọc
- HS gạch dưới các từ ngữ quan trọng trong đề
* Tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi:
Đề 1:
PHẦN I (7 điểm)
Đọc và trả lời câu hỏi
Chàng quỳ xuống đất vâng lời dạy, nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng mà rằng:
- Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng mong đeo được ấn phong hầu mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khơn lường. Giặc cuồng cịn lẩn lút, quân triều cịn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín q kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trơng liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình thương người đất thú. Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ khơng có cánh hồng bay bổng.
1. Đoạn trích trên là lời của ai nói với ai? Lời nói đó được nhân vật nói ra trong hồn cảnh nào? 2. Những lời nói đó giúp em hiểu thêm điều gì về nhân vật xưng “thiếp”?
3. Có ý kiến cho rằng “Cái bóng là nhân vật khơng lời nhưng lại tạo nên nút thắt và nút mở cho câu chuyện” Theo em, ý kiến đó đúng hay sai? Vì sao? (Hãy trình bày ý kiến của em thành một ĐV
TPH khoảng 8-10 câu. Gạch chân, chỉ rõ một câu có lời dẫn trực tiếp và một câu bị động.) PHẦN II (3 điểm)
LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN
Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng, khơng kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh khơng nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi
những gì tơi nghĩ.”
Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối
sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi.”
Người kia hỏi: “Tại sao khi tơi xúc phạm anh, anh viết lên cát, cịn bây giờ anh lại khắc lên đá?”
Anh kia trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhịa theo thời gian, nhưng khơng ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lịng người.”
(Trích Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục) 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
3. Qua đoạn trích trên, kết hợp những hiểu biết xã hội, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩ của lòng khoan dung trong cuộc sống.
Đáp án và biểu điểm Phần I: 7.0 điểm
1. - Lời nói của Vũ Nương nói với Trương Sinh; - Nói khi Vũ Nương rót chén rượu đầy tiễn chồng đi lính: 1.0đ
2. Những lời nói đó giúp em hiểu thêm điều gì về nhân vật xưng “thiếp” là người vợ rất thương chồng, luôn lo lắng cho chồng -> thủy chung: 0,5 điểm
3. - Khẳng định ý kiến đó hồn tồn đúng; 0,5 điểm - Viết đoạn văn giải thích: * Về hình thức: 1.0 điểm * Về nội dung: Cần làm rõ thắt nút, cởi nút 3.0 điểm
+ Cái bóng có ý nghĩa thắt nút câu chuyện vì:
- Đ.với Vũ Nương: Trong những ngày xa chồng, vì thương nhớ chồng, vì khơng muốn đứa con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, Vũ Nương chỉ bóng mình trên tường nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hồn tồn tốt đẹp.
- Đ.với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có 1 người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi nhưng nín thin thít khơng bao giờ bế nó (cái bóng biến thành người thật – 1 người đàn ơng bí ẩn).
- Đ.với T.Sinh: Lời nói của bé Đản về người cha khác (chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không chung thuỷ, nảy sinh thái độ ghen tng và lấy đó làm bằng chứng để về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi để nàng phải tìm tới cái chết đầy oan ức.
+ Cái bóng cũng là chi tiết mở nút câu chuyện:
Chàng Trương sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là cái bóng của chàng trên tường được bé Đản gọi là cha. => Bao nhiêu nghi ngờ, oan ức của Vũ Nương đều được hố giải nhờ cái bóng.
=> Cách thắt nút, mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức, g.trị tố cáo XHPK nam quyền đầy bất công với người p.nữ càng thêm sâu sắc.
* Về ngữ pháp: Gạch chân, chỉ rõ một câu có lời dẫn trực tiếp và một câu bị động: 1.0đ
Phần II: 3.0 điểm
1. - Phương thức chính: tự sự. : 0,5 điểm
2. - Chép một trong 4 câu văn chứa dấu ngoặc kép là được chấp nhận. : 0,5 điểm
Ví dụ: Người kia hỏi: “Tại sao khi tơi xúc phạm anh, anh viết lên cát, cịn bây giờ anh lại khắc lên đá”?
3. * Hình thức: HS biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi. : 0,25 điểm
* Diễn đạt: Văn viết có cảm xúc; diễn đạt trơi chảy, bảo đảm tính liên kết; khơng mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. : 0,25 điểm
* Nội dụng: : 1,5 điểm
- Giải thích: khoan dung là biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác. - Ý nghĩa, biểu hiện của khoan dung:
+ Giúp ta sống thanh thản hơn
+ Giúp mối quan hệ giữa con người với con người trở nên thân thiết, gần gũi, tốt đẹp + Xua tan đi mọi mâu thuẫn, hận thù
+ Cảm hoá được những người đã phạm lỗi lầm, sai trái
+ Dẫn chứng: khi chiến tranh kết thúc, nước ta đã khoan dung cho kẻ địch để tạo nên hồ bình bền vững
- Bàn luận:
+ Nếu khơng có lịng khoan dung? Cuộc sống sẽ buồn thảm, con người tự dày vị bản thân vì sự trả thù hoặc giận dữ, mâu thuẫn diễn ra ở mọi nơi...
+ Hiện nay vẫn có nhiều người khơng có lịng khoan dung, điều ấy thật đáng phê phán. Tuy nhiên khoan dung khơng có nghĩa là tha thứ cho mọi lỗi lầm nghiêm trọng.
- Bài học nhận thức và hành động: + Hiểu ý nghĩa, vai trò của khoan dung
+ Hãy biết bình tĩnh trước sai lầm của người khác,
+ Biết đặt mình vào vị trí của họ, đừng vội vàng phán xét,... - Liên hệ bản thân
Đề 2:
PHẦN I (6.5 điểm)
Đọc và trả lời câu hỏi
Nửa đêm ngày mồng 3 tháng giêng, năm Kỉ Dậu (1789), vua Quang Trung tới làng Hà Hồi, huyện
Thượng Phúc, lặng lẽ vây kín làng ấy, rồi bắc loa truyền gọi, tiếng quân lính thay phiên nhau dạ ran để hưởng ứng, nghe như có hơn vài vạn người. Trong đồn lúc ấy mới biết, ai nấy rụng rời sợ hãi, liền xin ra hàng, lương thực, khí giới đều bị quân Nam lấy hết.
1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? 2. Đoạn văn trên cho chúng ta biết sự kiện gì?
3. Xét về cấu tạo thì câu văn “Trong đồn lúc ấy mới biết, ai nấy rụng rời sợ hãi, liền xin ra hàng, lương thực, khí giới đều bị quân Nam lấy hết.” thuộc kiểu câu gì? Căn cứ vào đâu em khẳng định như
vậy?
4. Cho câu văn: Qua hồi thứ 14 “Hồng Lê nhất thống chí”, tác giả đã cho ta thấy Quang Trung
khơng chỉ là người có trí tuệ sáng suốt và nhạy bén mà vị vua này cịn có rất nhiều phẩm chất tốt đẹp khác nữa.
Coi câu trên là câu mở đầu của một ĐV TPH khoảng 12 câu, em hãy làm rõ nội dung của đoạn. Gạch chân, chỉ rõ một câu mở rộng thành phần câu và một câu có chứa lời dẫn trực tiếp.
PHẦN II (3,5 điểm)
Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi.
Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước, xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm. Khi bố về cũng là lúc ngọn cỏ đã đẫm sương đêm. Cái thùng câu bao lần chà đi, xát lại bằng sắn thuyền, cái ống câu nhẵn mịn, cái cần câu bóng dấu tay cầm ….Con chỉ biết cái hịm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông -đơ, cái xếp ghế bao lần thay vải nó theo bố đi xa lắm .
Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy…đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh…
( Tuổi Thơ im lặng - Duy Khán)
1. Đoạn trích trên đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? 2. Xét về cấu tạo, các từ: đâu đâu, tất bật, lành lặn thuộc loại từ gì? 3. Văn bản trên gợi cho em tình cảm gì?
4. Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, em hãy nêu những việc làm của bản thân để bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ bằng một đoạn văn khoảng ½ trang giấy thi?
Đáp án và biểu điểm Phần I: 6.5 điểm
1. HS nêu đúng tên VB: Hồng Lê nhất thống chí (Hồi thứ 14) của nhóm tác giả Ngơ Gia văn phái (2 tác giả chính: Ngơ Thì Chí, Ngơ Thì DU): 1,0 điểm
2. Đoạn văn trên cho chúng ta biết sự kiện: - Quang Trung tiến quân tới làng Hà Hồi; - Hạ lện vây kín làng, bắc loa truyền gọi; - Quang Trung nhanh chóng hạ đồn Hà Hồi (Quân Thanh xin hàng): 1,0 điểm
2. - Câu ghép vì có 2 vế câu (2 kết cấu C-V): 1,0 điểm 3. * Về hình thức: 0,5 điểm
* Tiếng việt: Gạch chân, chỉ rõ một câu mở rộng thành phần câu và một câu có chứa lời dẫn trực tiếp: 1.0đ
* Về nội dung: Cần làm rõ Những vẻ đẹp khác của vua Quang Trung 2.0 điểm
- Hành động mạnh mẽ, quyết đoán: Nghe tin giặc, định cầm quân đi ngay, trong vong 1 tháng làm được nhiều việc;
- Nhìn xa trơng rộng: mới khởi binh đã nói chắc..., ngồi trên lưng voi đã tính sẵn kế hoạch ngoại giao...
- Thao lược hơn người (dùng binh kì tài): vừa hành quân vừa đánh giặc đã hoạch định kế hoạch ăn Tết ở Thăng Long; hành quân xa nhưng đội quân vẫn chỉnh tế...
- Oai phong, lẫm liệt: làm tổng chỉ huy, trực tiếp ra chiến trận, đánh áp đảo kẻ thù....
-> Nghệ thuật: kể, tả chân thực -> khắc họa rõ nét hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung-Nguyễn Huệ.
Phần II: 3.5 điểm
1. Phương thức biểu đạt : Tự sự 2. Từ láy
3. Thể hiện tình u và lịng biết ơn với người bố 4. Nội dung cần trình bày:
* Hình thức: HS biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập đoạn văn khoảng 1/2 trang giấy thi. : 0,25 điểm
* Diễn đạt: Văn viết có cảm xúc; diễn đạt trơi chảy, bảo đảm tính liên kết; khơng mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. : 0,25 điểm
* Nội dụng: : 1,5 điểm
- Hiểu và cảm nhận được sự vất vả, tần tảo của người bố trong đoạn trích