ĐỌC-HIỂU VÀ VIẾT ĐOẠN VĂN VỚI NGỮ LIỆU TRONG CHƯƠNG TRÌNH Bài tập 1: Phân tích nhân vật Vũ Nương

Một phần của tài liệu GA VAN 9 CHIỀU KI 1 (Trang 62 - 64)

Bài tập 1: Phân tích nhân vật Vũ Nương

a. VN - người phụ nữ đẹp người, đẹp nết

- Nàng là người phụ nữ rất hiểu chống, thương chồng, sống thuỷ chung với chồng;

- Nàng là người con dâu hiếu thảo: chăm sóc mẹ chồng chu đáo, đối xử với mẹ chồng như với mẹ đẻ.

- Nàng là người phụ nữ có tấm lịng chân thành, nhân hậu: lời nói lúc nào cũng dịu dàng, mềm mỏng, có tình có lí. Khi bị oan vẫn khơng ốn giận chồng mà càng thương chồng con hơn.

-> Vẻ đẹp của tâm hồn của VN cũng là vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam nết na, hiền thục, đảm đang, hiếu thuận, thuỷ chung hết lòng vun đắp cho hạnh phúc gia đình.

b. VN - người phụ nữ chịu nhiều bi kịch

- Bị chồng nghi oan, nàng cố thanh minh nhưng càng thanh minh lại càng bị đ/xử thậm tệ.

- Thất vọng đến cùng, nàng đành mượn dịng nước Hồng Giang để rửa sạch nỗi oan nhục, giãi tỏ tấm lịng trong tráng của mình.

- Cuộc sống ở thuỷ cung là sự đèn bù với nàng nhưng hạnh phúc trần gian mới là niềm mơ ước của nàng. Dù tha thiết tình đời, dù đàn câu xiêu của tôn giáo, nỗi ân hận muộn màng của TS cũng không thể cứu vãn được cho nàng. Nàng vẫn không thể trở về trần gian được nữa.

-> Bi kịch của VN cũng chính là bi kịch chung của người ophụ nữ trong XHPK đẹp người đẹp nết nhưng số phận lại vô cùng bất hạnh.

Bài tập 2: Tại sao các tác giả HLNTC vốn trung thành với nhà Lê nhưng lại viết hay và thực về Nguyễn Huệ như vậy

- Các tác giả Ngô gia văn phái dù là những cựu thần chịu ân nghĩa của nhà Lê nhưng họ có ý thức dân tộc cao và tôn trọng sự thật lịch sự nên họ vẫn tạo nên những trang viết thực và hay đến vập về NH.

- Hơn nữa người anh hùng áo vải QT lúc bấy giờ thực sự nổi lên là con người có phẩm cách phi thường, tượng trưng cho tinh thần dân chủ xứng đáng được ngưỡng mộ, ngợi ca.

- Các nhà nho phong kiến đã vượt qua tư tưởng trung quân ái quốc mù quáng để viết hay và thực như thế về Nguyễn Huệ.

Bài tập 3: Phân tích nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trích “Chị em TK”

- Dùng chuẩn mực của TN để miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân và Thuý Kiều:

+ Thuý Vân: Bút pháp ước lệ, tượng trưng, tả cụ thể, chân dung TV hiện lên một cách tồn diện từ khn mặt đầy đặn, làn da trắng, tóc mềm mại, giọng nói trong như ngọc, cười tươi như hoa -> vẻ đẹp đoan trang phúc hậu khiến TN phải nhún nhường -> cuộc đời bình n, sn sẻ khơng biết đến sóng gió. + Thuý Kiều: Dùng bút pháp ước lệ tượng trưng “thu thuỷ”, “xuân sơn” để gợi tả vẻ đẹp của Kiều. ND chỉ đặc tả đơi mắt vì đơi mắt thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Đơi mắt nàng trong sáng, long lanh, linh hoạt, cặp lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung -> vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà khó hình dung, vẻ đẹp khiến TN phải hờn ghen, đố kị -> dự báo cuộc đời gặp nhiều sóng gió, tai ương, hồng nhan, bạc mệnh.

Bài tập 4: Phân tích 8 câu cuối của đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”

- Tám câu thơ cuối gồm 4 bức tranh nhỏ trong một bức tranh tâm tình lớn. Mỗi cảnh khơi gợi ở Kiều những nỗi buồn khác nhau, với những lí do khác nhau:

+ Nhìn cánh buồm thấp thống, xa xa như một ảo ảnh gợi nỗi buồn nhớ da diết về quê hương, nỗi khát vọng được gặp người thân, gợi nỗi cô đơn vơ hạn.

+ Nhìn cánh hoa trơi trên ngọn nước mới sa gợi nỗi buồn về thân phận trôi nổi, vô định không biết đâu là bến bờ.

+ Trông xuống mặt đất thấy cỏ “rầu rầu”, héo ủa, buồn bã, chân mây mặt đất nhuốm một màu xanh bi thương, vô vọng gợi nỗi chán ngán cho cuộc sống vô vị, tẻ nhạt, cô quạnh.

+ Tiếng sóng ầm ầm như vây quanh lấy nàng. Tiếng sóng kêu như báo hiệu trước sóng gió dữ dằn của cuộc đời hay cũng là tiếng kêu đau đớn của nàng đồng vọng với thiên nhiên.

- Cảnh được nhìn qua tâm trạng của con người, được miêu tả từ xa đến gần, từ nhạt đến đậm; âm thanh từ tĩnh đến động để diễn tả nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, run sợ dồn đến bão táp nội tâm, đến cực điểm của cảm xúc trong lịng Kiều. Điệp từ “buồn trơng” kết hợp với các hình ảnh đứng sau diễn tả nỗi buồn với nhiều sắc độ khác nhau, trải dài vô tận; các từ láy diễn tả nỗi buồn dâng lên tầng tầng, lớp lớp đến vô tận, tạo âm hưởng trầm buồn -> là điệp khúc của bài thơ, điệp khúc của tâm trạng.

Bài tập 5: Phân tích vẻ đẹp của Lục Vân Tiên trong đoạn trích “LVT cứ KNN”

- Hành động đánh cướp bộc lộ tính cách anh hùng, tài năng và có một tấm lịng vị nghĩa của LVT: Chàng chỉ có một mình, khơng có vũ khí lại đang trên đường đI thi trong khi đó bọn cướp giáo gươm đủ đầy, thanh thế. Hình ảnh LVT trong trận đánh mang vẻ đẹp của một dũng tướng. Hành động này chứng tỏ cái đức của một con người vì nghĩa, cái tài của một anh hùng.

- Thái độ cư xử với KNN sau khi đánh cướp: Từ chối lời tạ từ của KNN, chỉ nở nụ cười hiền dịu -> Tính cách của con người hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu:

Vân Tiên nghe nói liền cười Làm ơn há dễ trông người trả ơn

III. ĐỌC-HIỂU VÀ VIẾT ĐOẠN VĂN VỚI NGỮ LIỆU NGỒI CHƯƠNG TRÌNHBài 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở bên dưới:

Một phần của tài liệu GA VAN 9 CHIỀU KI 1 (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w