Để tính tốn tương quan, chúng sử dụng cơng thức Spearman:
) 1 ( 6 1 2 2 n n D R
Trong công thức trên: R là hệ số tương quan; n là số biện pháp đề xuất; D là hệ số chênh lệch giữa thứ bậc của mức cấp thiết và mức khả thi (D được tính bằng hiệu số mi - ni
Khi thay số vào cơng thức để tính tốn, nếu: 0 < R < 1 (R dương): tính cấp thiết và mức độ khả thi có tương quan thuận, nghĩa là biện pháp vừa cấp thiết vừa khả thi. Trường hợp R dương và có giá trị càng lớn, tiếp cận gần đến 1 thì tương quan càng chặt chẽ, nghĩa là các biện pháp vừa cấp thiết vừa khả thi cao, còn trường hợp 0 > R >1: Tính cấp thiết và mức độ khả thi có tương quan nghịch nghĩa là các biện pháp có tính cấp thiết nhưng khơng khả thi hoặc ngược lại.
Kết quả tính tốn như sau:
2 6 (0 1 1 1 1) 1 5(5 1) R => 24 1 120 R => R = 1 - 0.2 = > R = 0.8
Kết quả R = 0.8 cho phép kết luận các biện pháp đã đề xuất nếu được áp dụng vào thực tiễn sẽ góp phần thiết thực nâng cao chất lượng QLGD kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội tại Học viện Biên phòng. Kết quả khảo sát về sự tương quan giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp, có thể khẳng định các biện pháp vừa cấp thiết vừa khả thi.
Kết luận chương 3
Dựa trên các cơ sở nghiên cứu lí luận, thực tiễn, luận văn đã đề xuất 05 biện pháp QLGD kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội tại Học viện Biên phịng. Mỗi biện pháp được xây dựng đều có mục tiêu, nội dung, cách thức tổ chức thực hiện cũng như điều kiện thực hiện biện pháp, từ đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả QLGD kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội tại Học viện Biên phòng.
Sau khi tiến hành khảo sát 85 CBQL, giảng viên cho thấy các biện pháp đề xuất được các đối tượng xin ý kiến đồng tình và đánh giá cao. Tuy nhiên, để công tác QLGD kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội tại Học viện Biên phòng đạt hiệu quả cao đòi hỏi các nhà quản lý phải biết vận dụng linh hoạt các biện pháp sao cho phù hợp với từng thời điểm; phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế, phát huy quyền chủ động, sáng tạo của các cơ quan, đơn vị trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỷ luật và QLGD kỷ luật cho học viên tại Học viện Biên phòng hiện nay.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Từ các kết quả nghiên cứu thu được, có thể rút ra các kết luận sau:
1.1. Giáo dục kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường
quân đội là việc làm cấp thiết và quan trọng trong bối cảnh đất nước hội nhập ngày càng sâu rộng và đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế hiện nay. Giáo dục kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội cần quan tâm thỏa đáng đến việc hình thành, phát triển và hồn thiện các kỹ xảo, kỹ năng, thói quen kỷ luật cụ thể cho học viên trong các học viện, trường sĩ quan trong quân đội mới có thể đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại vào năm 2030.
1.2. Quản lý giáo dục kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội là tổng
thể những tác động có tổ chức, có kế hoạch của chủ thể quản lý để quá trình giáo dục kỷ luật cho học viên được tổ chức chặt chẽ, diễn ra đúng quy trình, có chất lượng, hiệu quả cao. Qua đó góp phần củng cố, phát triển hồn thiện thói quen kỷ luật cho học viên theo quy định của điều lệnh, điều lệ quân đội.
Nội dung QLGD kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội gồm: Quản lý thực hiện mục tiêu; quản lý thực hiện nội dung; quản lý sử dụng phương pháp, hình thức giáo dục; kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội và phân cấp phân nhiệm trong giáo dục kỷ luật cho học viên, qua đó nâng cao chất lượng quản lý Giáo dục kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội.
Có nhiều yếu tố tác động đến QLGD kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội. Do đó cần quan tâm phát huy lợi thế, khắc phục hạn chế của các yếu tố tác động đến QLGD kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội.
1.3. Qua khảo sát và phân tích kết quả khảo sát thực trạng cho thấy các
phòng vẫn cịn tồn tại những thiếu sót, hạn chế. Bên cạnh đó, các yếu tố tác động đang tạo ra những yêu cầu mới, địi hỏi q trình QLGD kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội phải có những thay đổi cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả QLGD kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội tại Học viện Biên phịng, góp phần xây dựng lực lượng bộ đội Biên phịng chính quy, tinh nhuệ, hiện đại đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.
1.4. Để có thể nâng cao hiệu quả QLGD kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp
phân đội tại Học viện Biên phòng, cần thực hiện tốt 5 biện pháp sau:
- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên, học viên về tầm quan trọng hoạt động giáo dục kỷ luật và QLGD kỷ luật;
- Tổ chức xây dựng mục tiêu, thiết kế nội dung và thực hành giáo dục kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội tại Học viện Biên phòng.
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, cán bộ, giảng viên thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức giáo dục kỷ luật cho học viên.
- Bảo đảm các nguồn lực phục vụ giáo dục kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội tại Học viện Biên phòng hiện nay.
- Kiểm tra, đánh giá, tổng kết phản hồi kết quả giáo dục kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội ở các tiểu đoàn quản lý học viên.
1.5. Các biện pháp nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đòi hỏi
khi thực hiện phải đảm bảo tính đồng bộ. Kết quả khảo nghiệm đã khẳng định các biện pháp QLGD kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội là cấp thiết và có mức độ khả thi cao.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Học viện Biên phòng
Nghiên cứu để xây dựng mục tiêu, cải tiến nội dung, cách thức tổ chức giáo dục kỷ luật cho học viên, đặc biệt quan tâm đến việc tổ chức giáo dục pháp luật, các quy chế, quy định về giáo dục và đào tạo, ý thức, trách nhiệm trong
học tập, rèn luyện của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội tại Học viện cho phù hợp với mục tiêu và đối tượng giáo dục, đào tạo của Học viện.
Tổ chức các đợt tập huấn, bồi dưỡng nội dung QLGD kỷ luật cho CBQL, các chủ thể giáo dục kỷ luật cho học viên sĩ quan phân đội tại Học viện Biên phòng, kịp thời chỉ đạo cho các cấp trong Học viện phổ biến, hướng dẫn những nội dung mới về pháp luật, quy chế, quy định giáo dục, đào tạo, rèn luyện kỷ luật của Quân đội trong tình hình mới và của Học viện để chủ động đưa vào nội dung giáo dục, tuyên truyền phổ biến ý thức, tinh thần trách nhiệm của CBQL, giảng viên học viên trong chấp hành pháp luật, kỷ luật quân đội và các quy chế, quy định của Học viện.
2.2. Đối với các cơ quan chức năng, các khoa giáo viên
Ban chủ nhiệm ở các phòng, ban, khoa giáo viên chỉ đạo giảng viên, cán bộ, nhân viên thuộc quyền nghiên cứu đề xuất nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, rèn luyện kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội một cách rõ ràng và có cơ chế phối hợp, phân cấp trách nhiệm cụ thể đối với các lực lượng trong quản lý và tổ chức giáo kỷ luật cho học viên…
Tăng cường sử dụng cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho giáo dục kỷ luật và QLGD kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội trong Học viện. Chú trọng bồi dưỡng, phát triển đội ngũ CBQL, các chủ thể giáo dục kỷ luật ở đơn vị mình một cách có chất lượng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội do đơn vị đảm nhiệm giáo dục, rèn luyện.
Cần tiếp tục nghiên cứu đổi mới hoàn thiện nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỷ luật cho học viên phù hợp với từng đối tượng học viên ở từng năm, từng chuyên ngành đào tạo. Tăng cường phối hợp thống nhất giữa cơ quan chức năng, các khoa giáo viên, các đơn vị quản lý học viên trong Học viện để tổ chức giáo dục kỷ luật và QLGD kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội tại Học viện Biên phòng.
2.3. Đối với cán bộ quản lý, các chủ thể trực tiếp giáo dục kỷ luật cho học viên
Tăng cường các hoạt động chun mơn, tích cực đổi mới phương pháp giáo dục kỷ luật cho học viên, đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội tại Học viện. Phối hợp với cơ quan chức năng trong toàn Học viện để lựa chọn, bồi dưỡng nguồn CBQL, các chủ thể giáo dục nhằm đảm bảo giáo dục kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội đạt hiệu quả cao.
Đề nghị với Ban Chỉ huy khoa giáo viên, Ban chỉ huy đơn vị tổ chức tập huấn thường xuyên cho các lực lượng tham gia giáo dục kỷ luật cho học viên về xác định mục tiêu, nội dung, lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội và quy định trong học tập, rèn luyện của học viên. Đặc biệt chú trọng đến những nội dung kỷ luật cần giáo dục cho học viên từ năm thứ nhất đến năm thứ 4 (năm cuối) và các nội dung mới về giáo dục, rèn luyện kỷ luật được ban hành hoặc sửa đổi bổ sung. Đây là điều kiện tiên quyết để tiến hành giáo dục và QLGD kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội tại Học viện Biên phòng đi vào nền nếp và đạt hiệu quả tốt nhất.
Thường xuyên tiến hành sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm công tác QLGD kỷ luật cho học viên để thấy được điểm mạnh, điểm yếu, những mặt cần phát huy và những mặt cần phải điều chỉnh nhằm không ngừng nâng cao chất lượng QLGD kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội tại Học viện Biên phòng hiện nay.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt
1. Đặng Quốc Bảo (1999), Khoa học quản lý và tổ chức, Nxb Thống kê, Hà Nội. 2. Bộ Quốc phòng (2001), Quy chế quản lý học viên trong các nhà trường
quân đội, Nxb QĐND, Hà Nội.
3. Bộ Quốc phịng (2016), Thơng tư Ban hành Điều lệ Công tác nhà trường
Quân đội nhân dân Việt Nam, Số 51/2016/TT-BQP ngày 20 tháng 4 năm 2016, Hà Nội.
4. Bộ Quốc phòng (2012), Chỉ thị 04/CT-BQP ngày 09/02/2012 của Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng: “Về việc tăng cường quản lý, giáo dục chấp hành kỷ luật; phòng ngừa vi phạm pháp luật và vi phạm kỷ luật nghiêm trọng trong Quân đội nhân dân Việt Nam”, Hà Nội.
5. Bộ Tổng Tham mưu (1991), Điều lệnh quản lý bộ đội, Nxb QĐND, Hà Nội. 6. Cục Nhà trường - Bộ Tổng tham mưu (2015), Tư liệu lịch sử quá trình
hình thành phát triển hệ thống nhà trường lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam (1945 - 2010), Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội.
7. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Đại cương khoa học quản
lý, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
8. Phạm Đình Dũng (2008), Quản lý quá trình giáo dục kỷ luật cho học viên
Trường sĩ quan Tăng- Thiết giáp, Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục, Học
viện Chính trị, Qn sự, Bộ Quốc phịng.
9. Đảng bộ Học viện Biên phòng (2020), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Học
viện Biên phòng lần thứ XIV nhiệm kỳ 2020-2025, Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày
14/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Nxb Chính
trị Quốc gia Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
12. Đảng ủy Quân sự Trung ương (2007), Nghị quyết số 86 NQ/ĐUQSTW ngày
29/3/2007 về cơng tác giáo dục- đào tạo trong tình hình mới, Hà Nội.
13. Đảng uỷ Quân sự Trung ương (2020), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng
bộ Quân đội lần thứ XI, Hà Nội.
14. Nguyễn Kim Đức (2018), Quản lý hoạt động giáo dục kỉ luật cho học viên
trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I, Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục,
Đại học Sư phạm Hà Nội.
15. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
16. Lại Ngọc Hải (chủ biên) (2002), Định hướng giá trị nhân cách đội ngũ sĩ
quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, Nxb Quân đội nhân dân.
17. Harold Koontz, Cyrinodonnell, HeinzWeihrich (2002), Những vấn đề cốt
yếu của quản lý, Bản tiếng việt, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
18. Trịnh Tấn Hồi (2017), Quản lý giáo dục Quốc phịng và An ninh cho sinh
viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong tình hình mới, Luận án tiến sĩ quản lý giáo dục, Học viện Chính trị, Bộ Quốc
phịng.
19. Học viện Biên phòng (2020), Báo cáo tổng kết năm học 2019 - 2020 phương hướng nhiệm vụ năm học 2020 – 2021, Hà Nội.
20. Hồ Chí Minh (1948), Thư gửi hội nghị cán bộ Đảng trong quân đội lần
thứ tư Hồ Chí Minh tồn tập, Tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21. Hồ Chí Minh (1952), Bài nói tại hội nghị cán bộ chuẩn bị chiến dịch Tây
Bắc, Hồ Chí Minh Tồn tập, Tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
22. Hồ Chí Minh (1964), Bài nói trong buổi chiêu đãi mừng quân đội ta 20
tuổi, Hồ Chí Minh tồn tập, Tập 11, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
23. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (2002),
Từ điển bách khoa Việt Nam, tập II, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.
24. Trần Kiểm (2010), Khoa học và quản lý trong giáo dục, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.
25. Trần Kiểm (2012), Khoa học quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
26. Lê Văn Làm (2007), Bồi dưỡng rèn luyện ý thức kỷ luật quân sự của học
viên đào tạo sĩ quan ở các nhà trường quân đội hiện nay, Luận án tiến sĩ
Khoa học chính trị, Hà Nội.
27. N. Vơnkốp (Bản dịch của Lê Trí Liêm) (2004), “Về xác định khái niệm “Kỷ luật quân sự tự giác” Tạp chí Tư duy quân sự (Nga), (2).
28. Nguyễn Văn Nuôi (2004), “Tăng cường kỷ luật quân đội để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ”, Tạp chí Quốc phịng tồn dân, (1), tr.13-15.
29. Paul Hersey – Ken Blanc Heard (1995), Quản lý nguồn nhân lực, Sách tham khảo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Nguyễn Ngọc Quang (1992), Những vấn đề cơ bản lý luận về quản lý giáo
dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục - đào tạo, Hà Nội.
31. Nguyễn Văn Quang (2004), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và kỷ luật trong quân đội - ý nghĩa thực tiễn”, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, (88), tr. 42-45.
32. Quân đội Nhân dân Việt Nam, Mười lời thề danh dự của quân nhân, Lời thề thứ hai.
33. Ngô Văn Quỳnh (2006), “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về kỷ luật quân đội vào giáo dục, rèn luyện kỷ luật bộ đội”, Tạp chí Giáo dục lý luận chính