phương pháp, hình thức giáo dục kỷ luật cho học viên
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Chỉ đạo cho các lực lượng giáo dục thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỷ luật cho học viên một cách phù hợp để bảo đảm cho giáo dục kỷ luật đạt hiệu quả và ngăn ngừa, khắc phục những hạn chế, bất cập khi thực hiện nội dung giáo dục kỷ luật cho học viên ở các lớp, các đại đội, các tiểu đồn quản lý học viên tại Học viện Biên Phịng hiện nay.
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp
Để chỉ đạo tốt việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội ở các lớp, các đại đội, các tiểu đoàn quản lý học viên trong tồn Học viện Biên Phịng, phải trên cơ sở hệ thống các văn bản quản lý Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo; chỉ thị, hướng dẫn về giáo dục, QLGD kỷ luật cho học viên của Bộ Quốc phòng và của Học viện; một số văn bản khác có liên quan đến quản lý mục tiêu, nội dung chương trình, kế hoạch giáo dục kỷ luật cho học viên.
Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức giáo dục kỷ luật cho học viên, là nhân tố tạo nên những hoạt động của các chủ thể giáo dục trong thực hiện nhiệm vụ; đồng thời để nhà quản lý chỉ đạo, điều hành, tổ chức các hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên nhằm đạt được mục tiêu quản lý đề ra.
3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Thực tế giáo dục kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội tại Học viện Biên phịng đã cho thấy, khơng có một phương pháp, hình thức giáo dục nào mang tính độc tơn nên trong q trình giáo dục khơng được thiên về sử dụng phương pháp, hình thức này, dẫn đến xem nhẹ hoặc bỏ qua phương pháp, hình
thức khác, mà các phương pháp, hình thức giáo dục cần được sử dụng trong sự kết hợp chặt chẽ với nhau để nâng cao nhận thức, xây dựng thái độ, niềm tin và hình thành thói quen kỷ luật cho học viên. Do vậy:
Chỉ đạo thực hiện việc lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội phải được cân nhắc cho phù hợp với từng đối tượng, từng nội dung giáo dục cụ thể, đảm bảo tính khách quan, khoa học trong giáo dục. Việc lựa chọn các phương pháp, hình thức giáo dục kỷ luật không thể chủ quan, tuỳ tiện theo kiểu kinh nghiệm chủ nghĩa, dập khn máy móc, “đường mịn lối cũ” mà phải căn cứ vào các hoạt động giáo dục kỷ luật trong điều kiện lịch sử cụ thể để lựa chọn phương pháp, hình thức giáo dục kỷ luật cụ thể và xác định mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau của các phương pháp, hình thức đó.
Chủ thể quản lý giáo dục tại Học viện chỉ đạo cho các chủ thể giáo dục ở các phòng, ban, khoa giáo viên và các tiểu đoàn quản lý học viên lựa chọn chính xác phương pháp, hình thức giáo dục kỷ luật cho học viên để tác động đến nhận thức, tình cảm, ý chí và củng cố vững chắc thói quen kỷ luật cho học viên, bảo đảm hành động diễn ra luôn phù hợp với yêu cầu của pháp luật Nhà nước, điều lệnh, điều lệ quân đội, quy chế, quy định của Học viện. Do vậy, chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức giáo dục kỷ luật một cách hợp lý, phù hợp với mục tiêu giáo dục kỷ luật, tuân theo logic của nội dung giáo dục, trình độ nhận thức, đặc điểm tâm lý, sinh lý của từng đối tượng học viên trong từng năm học và khố học; trong một khơng gian, thời gian xác định ở từng thời điểm sẽ mang lại hiệu quả cao.
Một là, đối với Đảng uỷ, Ban Giám đốc Học viện
Thành lập Ban chỉ đạo đổi mới phương pháp hình thức giáo dục kỷ luật cho học viên, ban hành quy chế, kế hoạch và quy định thống nhất quản lý cách thức thực hiện phương pháp, hình thức giáo dục kỷ luật. Quá trình chỉ đạo phải đảm bảo tính tồn diện, thống nhất, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ
của từng cơ quan chức năng, của chủ thể thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỷ luật cho học viên và các lực lượng khác tham gia giáo dục kỷ luật, tuyên truyền, phổ biến các quy chế, quy định của các cơ quan chức năng tới học viên, để thống nhất hành động. Khi có sự thay đổi tiếp theo phải chỉ đạo kịp thời việc thẩm định, kiểm tra, rút kinh nghiệm, điều chỉnh, giải quyết những vướng mắc, bất hợp lý trong việc thực hiện; đảm bảo cho các quyết định quản lý được thực thi có hiệu quả.
Hai là, đối với phịng, ban chức năng
Là cơ quan tham mưu cho Ban Giám đốc Học viện, chủ trì quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỷ luật cho học viên ở các tiểu đoàn quản lý học viên, thông qua kế hoạch đào tạo, lịch huấn luyện của từng đối tượng học viên trong từng năm học, trên cơ sở đó rà sốt, bổ sung hoàn thiện quy chế triển khai cho các khoa giáo viên, các tiểu đoàn quản lý học viên thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỷ luật cho học viên; quản lý, kiểm tra tiến độ thực hiện phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỷ luật cho học viên ở các tiểu đoàn quản lý học viên thông qua chất lượng giáo dục kỷ luật cho học viên.
Ba là, đối với các khoa giáo viên
Các khoa giáo viên là lực lượng trực tiếp tiến hành giáo dục kỷ luật cho học viên thông qua các nội dung bài giảng, do vậy theo chức năng nhiệm vụ của mình cần phối hợp chặt chẽ với các phòng, ban chức năng của Học viện để rà soát, nghiên cứu kỹ mục tiêu, nội dung giáo dục kỷ luật cho học viên; yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục kỷ luật và số lượng, chất lượng chủ thể giáo dục kỷ luật nhằm đảm bảo cho việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỷ luật cho học viên đạt hiệu quả thiết thực.
Quá trình thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỷ luật cho học viên, cần phối, kết hợp với cơ quan chức năng, đơn vị quản lý học viên để trao đổi, giải quyết kịp thời những hạn chế, vướng mắc trong thực hiện ở
cấp mình, làm cơ sở cho việc sơ kết, đánh giá, động viên, khích lệ các nhân tố điển hình trong thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỷ luật cho học viên. Qua đó, bổ sung, hồn thiện các quyết định quản lý, tránh được những thiếu sót trong giáo dục kỷ luật cho học viên ở các lớp, các đại đội, các tiểu đoàn quản lý học viên trong toàn Học viện Biên Phòng.
Bốn là, đối với các đơn vị quản lý học viên
Các đơn vị quản lý học viên là lực lượng trực tiếp thực hành giáo dục, rèn luyện, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục kỷ luật cho học viên. Do vậy, cần tập trung vào những phương pháp, hình thức thực hành giáo dục, rèn luyện kỹ xảo, kỹ năng, thói quen kỷ luật cho học viên và phương pháp, hình thức đánh giá, tổng kết, phản hồi kết quả giáo dục kỷ luật của học viên đến các lực lượng giáo dục và đối tượng giáo dục. Chỉ đạo cho các đơn vị quản lý học viên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỷ luật cho học viên, cần chỉ ra cho đội ngũ cán bộ thấy được sự cấp thiết của việc hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong nhà trường mà trực tiếp nhất là đội ngũ giáo viên trong đổi mới phương pháp, hình thức giáo dục kỷ luật, nếu thiếu sự hiệp đồng thống nhất giữa các lực lượng giáo dục sẽ làm giảm chất lượng học tập, rèn luyện của học viên.
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung giáo dục kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội để chỉ đạo việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỷ luật cho phù hợp với thực tiễn đang diễn ra.
Các phương pháp, hình thức giáo dục kỷ luật cho học viên được lựa chọn phải tác động đến nhận thức, tình cảm, ý chí và củng cố vững chắc thói quen kỷ luật cho học viên
Thường xuyên kiểm tra, đánh giá rút nghiệm việc sử dụng các phương pháp, hình thức để bổ sung, cập nhật cho kịp thời.