1.3. Hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội ở
1.3.2. nghĩa, vai trò của giáo dục kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp
ở các nhà trường quân đội
Quân đội Nhân dân Việt Nam, với hoạt động đặc thù là huấn luyện chính trị, qn sự, sẵn sàng chiến đấu, địi hỏi mọi quân nhân phải phục tùng nghiêm điều lệnh, điều lệ của quân đội, chế độ, nền nếp sinh hoạt. Do vậy, giáo dục kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội có ý nghĩa, vai trị hết sức to lớn, đó là:
Một là, trang bị tri thức kỷ luật cho học viên
Hệ thống tri thức kỷ luật nói chung, kỷ luật quân sự nói riêng là một trong những tiền đề góp phần hình thành và phát triển nhân cách học viên ở nhà trường quân đội. Giáo dục kỷ luật phải cung cấp cho học viên những tri thức toàn diện về hệ thống pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ quân đội, giúp học viên có thái độ đúng đắn; thấy rõ sự cấp thiết phải chấp hành kỷ luật ngay trong quá trình học tập, rèn luyện tại nhà trường; có lịng tin tưởng vào khả năng chấp hành tự giác, nghiêm minh kỷ luật của bản thân và tập thể theo yêu
cầu của nhà trường; rèn luyện thói quen chấp hành kỷ luật trong cuộc sống hàng ngày của học viên; quan tâm bồi dưỡng, rèn luyện học viên ý chí quyết tâm khắc phục khó khăn, chủ động vượt qua những cám dỗ, suy nghĩ lệch lạc, chấp hành kỷ luật với ý thức tự giác cao.
Hai là, củng cố động cơ phấn đấu, nâng cao chất lượng thực hiện mục
tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường quân đội
Thông qua giáo dục kỷ luật giúp học viên hình thành tính tự nguyện, tự giác, năng lực làm chủ bản thân; coi sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật là sự thơi thúc nội tâm; nâng cao trình độ hiểu biết kỷ luật và biết xử sự hợp pháp, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn các hiện tượng vi phạm kỷ luật nói chung và nội quy, quy định của nhà trường nói riêng,… đồng thời giúp học viên tự ý thức về mình một cách đúng đắn, biết tự kiểm tra, tự nhận thức, xét đoán về những suy nghĩ, hành vi, ứng xử kỷ luật của mình đối với tập thể, xã hội…
Giáo dục kỷ luật trực tiếp góp phần xây dựng cho học viên động cơ, thái độ đúng đắn, góp phần “Phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học” [10]. Thông qua giáo dục kỷ luật, giúp học viên hiểu rõ hơn trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường.
Ba là, xây dựng nếp sống văn hóa và xây dựng tập thể học viên vững mạnh
Thông qua giáo dục kỷ luật cho học viên trong nhà trường quân đội là một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh trong xây dựng tập thể học viên có nề nếp, có tình u thương, mẫu mực... Giáo dục kỷ luật cho học viên là cơ sở để thực hiện nghiêm pháp luật, kỷ luật, xây dựng tinh thần đoàn kết ở tập thể lớp, thể hiện mối quan hệ, tình cảm gần gũi, gắn bó, thương yêu có nguyên tắc, kỷ cương của học viên. Mọi sự vi phạm nề nếp, kỷ luật đều dẫn tới làm giảm uy tín, truyền thống, sức mạnh của tập thể lớp, của nhà trường. Do vậy, thông qua giáo dục kỷ luật, sẽ trực tiếp định hướng tư tưởng, hành động cho mỗi học viên và tập thể, hình thành lối sống có văn hóa, tơn trọng và thực hiện nghiêm
nền nếp, quy định của nhà trường nói riêng và tơn trọng kỷ cương phép nước nói chung, đấu tranh phịng ngừa loại bỏ những tiêu cực, lạc hậu, trong tập thể lớp và nhà trường.
Bốn là, nâng cao năng lực tổ chức, quản lý, duy trì kỷ luật, thực thi kỷ
luật của người sĩ quan quân đội cách mạng trong tương lai
Sau quá trình đào tạo ở nhà trường, học viên sẽ trở thành những cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý, chỉ huy ở các đơn vị cấp trung đội, đại đội thuộc các quân, binh chủng hoặc ở các nhà trường… Chính sĩ quan cấp phân đội là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến duy trì kỷ luật, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện và tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước, Quân đội giao cho. Năng lực tổ chức, quản lý, duy trì kỷ luật, thực thi kỷ luật của người cán bộ quân đội phụ thuộc một phần rất quan trọng vào công tác giáo dục kỷ luật khi học viên còn ngồi trên ghế nhà trường.
Thông qua giáo dục kỷ luật giúp cho học viên hình thành phẩm chất và kỹ năng hành pháp và tư pháp, phương pháp khoa học trong phân tích, xem xét, đánh giá và giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh về kỷ luật trong lãnh đạo, quản lý. Nhờ được giáo dục kỷ luật nên khi ra trường, trong các quan hệ giao tiếp, những sĩ quan cấp phân đội luôn giữ được phong thái, tác phong chững chạc; làm việc có nền nếp, kế hoạch, có nguyên tắc, nhưng lại rất linh hoạt, ứng biến trong các hồn cảnh khó khăn để hồn thành nhiệm vụ.
Năm là, ngăn ngừa, khắc phục sự suy thối tư tưởng, đạo đức, lối sống,
chống văn hóa độc hại, vi phạm kỷ luật
Hiện nay, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang tiến hành chiến lược “diễn biến hịa bình” để chống phá cách mạng nước ta; đồng thời những ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường đã tác động rất mạnh mẽ đến giáo dục và đào tạo, đến ý thức chấp hành kỷ luật trong học viên nói riêng và người dân nói chung. Vì vậy, giáo dục kỷ luật cho học viên trong các nhà trường quân đội càng có vai trị quan trọng hơn bao giờ hết. Ý thức kỷ luật của học viên được
nâng cao sẽ góp phần giúp học viên “miễn dịch”, loại trừ, khắc phục những khuyết điểm đã mắc phải, chống lại những tiêu cực của xã hội đang len lỏi vào môi trường kỷ luật quân đội.
Thơng qua giáo dục kỷ luật, học viên ln có kiến thức tồn diện về các lĩnh vực luật pháp, phong tục, tập quán; có phương pháp xem xét, đánh giá, phân biệt đúng đắn các hiện tượng tiêu cực, có thái độ trách nhiệm cùng với tập thể, nhà trường, “Tích cực đấu tranh chống diễn biến hịa bình, các luận điệu phản động, bảo vệ đường lối quan điểm của Đảng, khắc phục mọi biểu hiện giảm sút ý chí chiến đấu, phai nhạt lý tưởng, tha hóa về đạo đức, lối sống” [12].
Như vậy, giáo dục kỷ luật cho học viên trong nhà trường quân đội có vai trị quan trọng đối với việc trang bị tri thức kỷ luật, xây dựng động cơ học tập, rèn luyện nếp sống tuân thủ theo kỷ luật, nâng cao năng lực tổ chức, quản lý, chỉ huy, khắc phục sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường quân đội.