Đặc điểm của học viên sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội tại học viện biên phòng (Trang 29 - 32)

1.3. Hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội ở

1.3.1. Đặc điểm của học viên sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường

1.3.1.1. Đặc điểm chung

Đầu vào đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội là nam (nữ - có 5 học viện, trường sĩ quan tuyển không quá 6-10% nữ mỗi năm) thanh niên (bao gồm cả quân nhân đã thực hiện nghĩa vụ quân sự từ một năm trở lên hoặc hết nghĩa vụ quân sự) đã tốt nghiệp phổ thông trung học, trung học bổ túc văn hố hoặc trung học chun nghiệp. Có tuổi đời từ 18 đến 22 tuổi, có sức khoẻ tốt, chiều cao trung bình từ 1,65m trở lên, nặng từ 50kg trở lên (đối với nữ có chiều cao từ 1,60m trở lên), là đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, khơng mắc các bệnh truyền nhiễm, các bệnh xã hội, khơng có dị hình dị tật, khơng nghiện hút, khơng có tiền án, tiền sự. Đã trải qua khâu sơ tuyển và tốt nghiệp kỳ thi trung học phổ thông và được xét tuyển hoặc cử tuyển vào đào tạo chính quy trong các nhà trường theo quy chế tuyển sinh của Bộ Quốc phòng.

Học viên trúng tuyển vào các trường quân đội được đào tạo qua 02 giai đoạn, giai đoạn huấn luyện đầu khóa và đào tạo theo ngành, chuyên ngành. Ở giai đoạn 1, học viên được đào tạo 6 tháng theo chương trình huấn luyện đầu khóa thống nhất tồn qn. Huấn luyện đầu khóa có thể được thực hiện ngay tại cơ sở đào tạo hoặc được gửi đào tạo tại các trường, trung tâm, đơn vị có điều kiện huấn luyện chiến sĩ mới và đào tạo chiến sĩ đến cấp tiểu đội trưởng. Giai đoạn 1 là tiền đề cho đào tạo giai đoạn 2, cùng trong chương trình đào tạo, tuy nhiên giai đoạn 1 chỉ có mục tiêu đào tạo tiểu đội trưởng, giai đoạn 2 có mục tiêu đào tạo sĩ quan cấp phân đội.

Trong môi trường đào tạo quân sự, học viên sẽ được phổ biến, quán triệt về mục tiêu yêu cầu đào tạo, các quy chế, nội quy học tập, rèn luyện và tự học tập, tự rèn luyện, các chế độ được hưởng như ăn, mặc, ở, nghỉ ngơi, sinh hoạt hàng ngày tại trường... Các nhà trường quân đội luôn đảm bảo cơ sở vật chất cho sinh hoạt, học tập, rèn luyện và đảm bảo điều kiện về tinh thần cho học viên đào tạo theo quy định chung của Tổng cục Chính trị như: Các phong trào thi đua học giỏi, rèn nghiêm, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao… Đây là những điều kiện thuận lợi cho việc rèn luyện, hoàn thiện hành vi kỷ luật của người học viên sĩ quan cấp phân đội.

1.3.1.2. Đặc điểm đầu vào là học sinh phổ thông

Đây là đối tượng chiếm một tỷ lệ lớn trong các kỳ tuyển sinh quân sự hàng năm của các nhà trường để lựa chọn những học sinh giỏi đào tạo thành sĩ quan cấp phân đội, phục vụ trong các quân, binh chủng của quân đội, nhằm bổ sung thêm lực lượng cho đội ngũ sĩ quan theo yêu cầu công tác.

Học sinh phổ thông, đăng ký dự tuyển sinh quân sự phải trải qua sơ tuyển toàn diện tại cơ quan tuyển sinh quân sự các quận, huyện. Đây là khâu khám tuyển chặt chẽ, tồn diện cả về thể lực, tình trạng sức khoẻ, văn hố, lý lịch gia đình. Sau khi học sinh được tiếp nhận hồ sơ tuyển sinh thì phải trải qua xét tuyển về mặt kiến thức theo quy chế của Nhà nước và Bộ Quốc phòng. Đối

tượng học sinh khi xét tuyển vào đào tạo ở các nhà trường quân đội, mang đầy đủ đặc điểm tâm lý, sinh lý của thanh niên, học sinh Việt Nam, có những đặc điểm mang tính tích cực, năng động, sáng tạo trong hoạt động học tập, sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời, đối tượng này cũng có những đặc điểm chi phối tiêu cực đến thực hiện mục tiêu quản lý kỷ luật, như thích tự do, khơng muốn khép mình vào kỷ luật... Đây là vấn đề đặt ra cho đội ngũ CBQL, giảng viên phải tập trung giáo dục cho đối tượng này tuân theo đúng quỹ đạo, đúng định hướng của quân đội đã đề ra là: Tự định hướng hoạt động đúng; tự đấu tranh điều chỉnh động cơ học tập, rèn luyện đúng đắn; tự giác trong nhận thức và rèn luyện phẩm chất nhân cách của người sĩ quan cách mạng; tự kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh thái độ, hành vi kỷ luật theo quy định của điều lệnh, điều lệ quân đội.

Do chính sách ưu tiên trong tuyển sinh theo khu vực, theo thành phần dân tộc… nên đối tượng được xét tuyển trong cùng khóa học có trình độ (điểm tuyển sinh chênh lệch đến 6 điểm), đặc điểm tâm sinh lý, điều kiện gia đình khác nhau. Điều đó dẫn đến năng lực nhận thức, khả năng hành động, ý thức tự chủ giữa các nhóm học viên có sự chênh lệch khá lớn, nên rất khó khăn trong việc áp dụng đồng nhất một kế hoạch GDKL để đạt mục tiêu thống nhất.

1.3.1.3. Đặc điểm đầu vào là quân nhân

So với học sinh phổ thông, đầu vào đào tạo sĩ quan cấp phân đội là quân nhân có nhiều thuận lợi hơn. Học viên là quân nhân đã trải qua thời gian làm nghĩa vụ quân sự ở các đơn vị từ 1 đến 2 năm, được huấn luyện về chính trị, quân sự, rèn luyện lễ tiết tác phong nên học viên là quân nhân có thói quen sống nền nếp, chững chạc, có bản lĩnh, kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ, hành vi ứng xử theo yêu cầu kỷ luật quân đội. Đa số học viên là quân nhân có khả năng tự quản, tự điều chỉnh thái độ, hành vi một cách hợp lý, có khả năng nhận xét, đánh giá, tự phê bình và phê bình cao, nên đối tượng này là chỗ dựa tin cậy cho CBQL, giảng viên thực hiện quản lý, giáo dục, rèn luyện kỷ luật cho học viên

trong toàn đơn vị. Tuy nhiên, học viên là quân nhân, cũng có những hạn chế như tính chủ quan trong việc chấp hành các chế độ quy định, như: Mang mặc quân phục sai quy định, chấp hành thời gian làm việc không nghiêm, không thực hiện đúng lễ tiết, tác phong quân nhân...

Tóm lại, từ đặc điểm chung của học viên với những đối tượng khác nhau cùng học tập, rèn luyện đã bộc lộ một số hạn chế, như: Thiếu tích cực, chủ động trong công tác; ý thức làm chủ hành vi kỷ luật của một số học viên chưa cao, tác phong quân sự hoá, ý thức chấp hành điều lệnh, điều lệ Quân đội Nhân dân Việt Nam không đồng đều. Học viên là quân nhân thường chấp hành tốt hơn, nhanh hơn đối tượng là học viên phổ thông khi mới vào trường. Do vậy, vấn đề đặt ra cho đội ngũ CBQL, giảng viên khi giáo dục kỷ luật cho học viên phải hết sức năng động, sáng tạo, phù hợp với từng đối tượng và áp dụng nhiều biện pháp khác nhau mới có thể mang lại hiệu quả tối ưu.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội tại học viện biên phòng (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)