Các yếu tố tác động tới quản lý giáo dục kỷ luật cho học viên sĩ

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội tại học viện biên phòng (Trang 50)

cấp phân đội ở các nhà trường quân đội

1.5.1. Yếu tố chủ quan

1.5.1.1. Nhận thức và năng lực của chủ thể quản lý giáo dục kỷ luật

Nhận thức đúng về tầm quan trọng của giáo dục kỷ luật có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với công tác giáo dục, đào tạo trong các nhà trường quân đội. Nếu các chủ QLGD kỷ luật cho học viên trong nhà trường không nhận thức đầy đủ, đúng đắn về giáo dục kỷ luật thì sẽ nảy sinh thái độ và hành động không phù hợp để thực hiện tốt cơng việc, từ đó dẫn đến việc thực hiện nhiệm vụ một cách chiếu lệ... Kết quả là tỷ lệ học viên vi phạm kỷ luật cao, học viên có cái nhìn hời hợt về việc chấp hành kỷ luật ngay trong quá trình đào tạo ở nhà trường.

Trường hợp ngược lại, nếu chủ thể QLGD kỷ luật cho học viên có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về giáo dục, rèn luyện kỷ luật cho học viên, họ sẽ có thái độ phù hợp, có trách nhiệm trong việc đề ra kế hoạch, nội dung biện pháp giáo dục đúng đắn. Từ đó sẽ đảm bảo được chất lượng và hiệu quả trong công tác giáo dục kỷ luật cho học viên ngày càng tốt hơn.

Trình độ nhận thức và ý thức trách nhiệm của đội ngũ CBQL, giảng viên và các lực lượng khác trong nhà trường đối với QLGD kỷ luật cho học viên luôn ảnh hưởng rất lớn đến QLGD, rèn luyện kỷ luật cho học viên đang học tập, rèn luyện tại trường. Nhận thức đúng, ý thức trách nhiệm cao của các lực lượng quản lý và những người thực hành giáo dục, giúp cho nhà trường phát huy được thế mạnh của các lược lượng tham gia vào QLGD kỷ luật cho học viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo đội ngũ sĩ quan cấp phân đội ở các trường quân đội.

1.5.1.2. Quy định giáo dục kỷ luật cho học viên

Kỷ luật quân đội là một nhân tố quan trọng bảo đảm sự trưởng thành và chiến thắng của quân đội, tạo nên sức mạnh của đơn vị hồn thành nhiệm vụ

trong mọi tình huống, giáo dục quân nhân những phẩm chất nhân cách tốt đẹp của người quân nhân cách mạng “Bộ đội Cụ Hồ”. Quản lý giáo dục kỷ luật là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tất cả cán bộ chỉ huy, cán bộ chính trị, các tổ chức Đảng, Đồn… Nhiệm vụ này hết sức phức tạp, cần phải được tiến hành một cách thường xuyên, toàn diện và bằng nhiều biện pháp khác nhau tác động đến cả thành phần chỉ huy, lãnh đạo, học viên, tập thể học viên. QLGD kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội, cần thực hiện nghiêm các quy định sau:

Thông qua quản lý hoạt động giáo dục đào tạo chính khố, ngoại khố để tác động đến học viên, giúp học viên nắm vững kiến thức và khả năng vận dụng đúng đắn, sáng tạo những vấn đề cơ bản của lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam vào hoạt động quân sự; nắm vững bản chất của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, mục tiêu lý tưởng chiến đấu của quân đội, đạo đức, lối sống của người quân nhân cách mạng để học viên giữ nghiêm kỷ luật quân sự.

Tổ chức giáo dục để học viên nâng cao nhận thức, niềm tin và ý chí quyết tâm khắc phục khó khăn, chủ động phịng ngừa và kiên quyết đấu tranh loại bỏ những tác động, ảnh hưởng xấu tới việc hình thành, phát triển và hồn thiện thói quen hành vi kỷ luật, vượt qua những tình huống dễ nảy sinh vi phạm kỷ luật; trang bị những hiểu biết đúng về các hình thức kỷ luật, biện pháp xử lý, các bước thi hành kỷ luật trong quân đội và nhà trường quân đội; đấu tranh phê bình, chống lại mọi nhận thức, biểu hiện sai trái làm suy giảm thói quen hành vi kỷ luật của người học viên sĩ quan.

Chỉ đạo rèn luyện cho học viên có thể lực tốt, có tính tổ chức, tính kỷ luật, tinh thần chịu đựng, tính kiên trì, ý chí quyết tâm giành kết quả cao trong học tập. Rèn luyện cho học viên có thói quen thực hiện lễ tiết tác phong trong mang mặc, sinh hoạt, phát ngôn và giải quyết các mối quan hệ, giao tiếp hàng ngày; rèn luyện phương pháp, tác phong công tác, chấp hành nghiêm các chế

độ, quy định, kế hoạch học tập hàng ngày của đơn vị.

Quản lý giáo dục kỷ luật cho học viên đòi hỏi các tổ chức, đội ngũ giáo viên, cán bộ các cấp cần tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích động viên kịp thời những học viên tích cực, tự giác và phê bình nhắc nhở, xử phạt những học viên vi phạm kỷ luật trong quá trình học tập, rèn luyện.

1.5.1.3. Cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường thực hiện giáo dục kỷ luật cho học viên

Trong công tác giáo dục kỷ luật cho học viên, sự phối kết hợp của các phòng, ban, khoa giáo viên với các đơn vị quản lý học viên là hết sức quan trọng. Nó được ví như sự liên kết của bộ phận trong một cỗ máy, nếu sự liên kết giữa các bộ phận trong quá trình vận hành tốt thì cỗ máy sẽ hoạt động trơn tru, ngược lại chỉ cần sự liên kết của một bộ phận không tốt sẽ ảnh hưởng khơng tốt đến sự vận hành của tồn bộ cỗ máy.

Quá trình thực hiện từng nội dung giáo dục kỷ luật cho học viên cần phải có sự điều chỉnh để đảm bảo tất cả học viên đều có quyền và nghĩa vụ như nhau trong sinh hoạt, học tập, rèn luyện. Tuy nhiên, cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường quân đội để thực hiện giáo dục kỷ luật cho học viên vẫn còn bộc lộ những hạn chế, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên.

Đối tượng giáo dục kỷ luật ở nhà trường quân đội là học viên đang học tập, rèn luyện. Học viên khi vào trường đã nỗ lực phấn đấu vươn lên trong học tập, rèn luyện, sinh hoạt tập thể. Tuy nhiên, trong cơ chế mới, vận hội mới của đất nước, học viên khơng chỉ đơn thuần có học mà cịn rất năng động, sáng tạo trong việc vận dụng những tri thức đã học vào cuộc sống phục vụ bản thân, quân đội và xã hội, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền quốc gia, an ninh, trật tự an tồn xã hội, góp phần vào cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh”.

1.5.2. Yếu tố khách quan

1.5.2.1. Yêu cầu xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ

Là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của tổ quốc, quân đội ta được xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, lấy xây dựng chính trị làm cơ sở, đặc biệt phải có kỷ luật tự giác, nghiêm minh, có trình độ sẵn sàng chiến đấu cao...

Chỉ thị số 04/CT-BQP ngày 09/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã xác định “Xây dựng chính quy và rèn luyện kỷ luật trong quân đội là một chủ trương lớn của Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng” [4, tr.2], nhằm “chấp hành nghiêm kỷ luật quân đội, kỷ luật nhà nước, làm chuyển biến thực sự tình hình kỷ luật của toàn quân, chấm dứt các vụ vi phạm kỷ luật nghiêm trọng...”[4, tr.2]. Từ đó yêu cầu “cấp uỷ, người chỉ huy, chính uỷ (chính trị viên) của cơ quan, đơn vị trong toàn quân phải thường xuyên làm tốt việc quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế của nhà nước và quân đội về chấp hành kỷ luật... đặc biệt coi trọng công tác giáo dục, quản lý, rèn luyện chấp hành kỷ luật của mọi quân nhân thuộc quyền” [4, tr.2]. Như vậy, yêu cầu về tổ chức, quản lý bộ đội, trong đó có quản lý q trình giáo dục, rèn luyện kỷ luật đối với quân nhân và tập thể quân nhân trở thành bắt buộc mà lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị trong toàn quân cũng như các nhà trường quân đội phải quán triệt và thực hiện một cách nghiêm túc.

1.5.2.2. Nhận thức, động lực rèn luyện của học viên sĩ quan cấp phân đội

Trên cơ sở quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI; Luật Giáo dục sửa đổi năm 2018, Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong quân đội giai đoạn 2011-2020 của Bộ Quốc phòng, Nghị quyết 86 của Quân ủy Trung ương về công tác giáo dục, đào tạo trong tình hình mới. Địi hỏi mỗi học viên khơng chỉ lĩnh hội kiến thức tồn diện, mà cịn phải chủ động rèn luyện kỷ luật với cương vị chức trách mà họ sẽ

đảm nhiệm sau khi ra trường.

Hiệu quả thực tế của giáo dục kỷ luật cho học viên trong nhà trường quân đội đạt được đến đâu, điều đó phụ thuộc vào việc nhận thức và động lực học tập, rèn luyện tích cực, độc lập sáng tạo của học viên và tập thể học viên với tác động sư phạm của nhà giáo dục. Tác động sư phạm, phong cách lãnh đạo, chỉ huy của nhà giáo dục càng được thể hiện đúng đắn, khéo léo bao nhiêu thì nhận thức, động lực hoạt động tích cực và độc lập của đối tượng giáo dục càng có hiệu quả bấy nhiêu, đồng thời làm cho mối quan hệ giữa nhà giáo dục và đối tượng giáo dục càng tốt đẹp và tạo thuận lợi để quá trình giáo dục kỷ luật cho học viên đạt hiệu quả cao.

Giáo dục kỷ luật cho học viên phụ thuộc vào nhận thức, động lực rèn luyện của mỗi học viên thông qua hoạt động của nhà giáo dục và đối tượng giáo dục; tính chất kết hợp, quan hệ đối xử giữa hai lực lượng năng động nhất của quá trình giáo dục và tuỳ thuộc vào mục đích, nội dung giáo dục đã đạt được và điều kiện, phương tiện giáo dục hiện có của nhà trường. Việc xác định đúng yếu tố tác động từ nhận thức, động lực rèn luyện kỷ luật của học viên sẽ là cơ sở để bổ sung, phát triển và hoàn thiện giáo dục kỷ luật cho học viên trong nhà trường quân đội để phù hợp với nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của nhà trường quân đội trong tình hình mới.

1.5.2.3. Mơi trường giáo dục, văn hố của nhà trường quân đội

Mơi trường giáo dục, văn hóa là tổng hồ những giá trị, những thói quen ứng xử và hoạt động theo đúng pháp luật, truyền thống đạo đức của dân tộc được diễn ra trong một tập thể, cộng đồng hoặc tồn thể xã hội. Mơi trường giáo dục, văn hóa của nhà trường có ảnh hưởng rất lớn đến việc QLGD kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường qn đội. Mơi trường giáo dục, văn hóa nó tác động đến tình cảm, lý trí và hành vi của các thành viên và gắn kết các thành viên, thúc đẩy mọi hoạt động trong nhà trường.

vụ cho các quân, binh chủng trong toàn quân, đặt ra cho Đảng uỷ, Ban Giám hiệu các trường luôn nhất quán chủ trương xây dựng nhà trường chính quy, tiên tiến, mẫu mực, có mơi trường giáo dục, văn hóa lành mạnh. Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI khẳng định: “Tiếp tục đổi mới toàn diện, đồng bộ và đi vào chiều sâu các mặt công tác, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, vững chắc về chất lượng giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp; xây dựng nhà trường chính quy, tiên tiến, mẫu mực” [13]. Do đó, các trường phải tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, vững chắc về xây dựng nhà trường chính quy, tiên tiến, mẫu mực, trong đó duy trì nghiêm các nền nếp, chế độ quy định và quản lý chặt chẽ quân nhân, nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác quản lý, duy trì kỷ luật ở nhà trường, là một trong những biện pháp cơ bản, quan trọng để khẳng định uy tín và vị thế của nhà trường.

Hiện nay, trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới tồn diện cơng tác giáo dục, đào tạo, xây dựng nhà trường theo hướng “chuẩn hố, hiện đại hố”. Địi hỏi nhà trường phải có mơi trường giáo dục, văn hóa lành mạnh, có chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện giáo dục, dạy học cho phù hợp với thực tiễn. Chính sự biến đổi của các nhân tố này đã tác động đến nội dung rèn luyện kỷ luật và quản lý q trình rèn luyện thói quen kỷ luật của học viên tại nhà trường trong bối cảnh hiện nay.

1.5.2.4. Sự tác động đa chiều của xã hội và mạng xã hội hiện nay

Đất nước ta đang trong q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế sâu sắc. Bên cạnh những thời cơ và thuận lợi cũng đan xen nhiều thách thức và nguy cơ tiềm ẩn, trong đó phải kể đến sự phân hoá giàu nghèo, lối sống thực dụng, coi trọng đồng tiền trong xã hội đã ảnh hưởng đến quá trình rèn luyện kỷ luật của học viên ở các nhà trường quân đội hiện nay. Mặt khác tình trạng tham nhũng, suy thối về đạo đức lối sống của một bộ

phận cán bộ, đảng viên đã gây ra những tác động tiêu cực đến nhận thức và hành vi của đội ngũ học viên ở nhà trường.

Bên cạnh đó, yêu cầu của việc “Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,... thực hiện tốt chức năng của Nhà nước, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội... Đẩy mạnh việc hoàn thiện pháp luật gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật” [11, tr.284-285]. Điều đó đặt ra cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong cả nước cũng như các nhà trường quân đội phải gắn chặt công tác giáo dục kỷ luật, kỷ luật với quản lý, duy trì hoạt động rèn luyện thói quen kỷ luật đối với mọi quân nhân, trong đó có học viên sĩ quan cấp phân đội.

Kết luận chương 1

Giáo dục kỷ luật nói chung, giáo dục kỷ luật và QLGD kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội nói riêng là q trình nhằm nâng cao nhận thức, hình thành kỹ xảo, kỹ năng, thói quen sống có kỷ luật và ý thức tổ chức kỷ luật cho mỗi học viên ngay trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường. Vì vậy, các chủ thể quản lý và thực hành giáo dục kỷ luật cho học viên phải nghiên cứu nắm vững những nội dung cơ bản về QLGD kỷ luật, thấy rõ các yếu tố tác động đến QLGD kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội, từ đó lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức QLGD kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội, một cách phù hợp và đạt được mục tiêu đã đề ra.

Để thực hiện có hiệu quả QLGD kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội, đòi hỏi đội ngũ CBQL các cấp ở nhà trường, giảng viên và các lực lượng giáo dục khác đảm nhiệm việc giáo dục giáo dục kỷ luật cho học viên phải nắm chắc mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỷ luật để vận dụng vào quá trình giáo dục cho phù hợp với tâm lý lứa tuổi học viên, điều kiện giáo dục, đào tạo thực tế của nhà trường.

Phân tích làm rõ cơ sở lý luận của giáo dục kỷ luật, QLGD kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội, các yếu tố tác động đến QLGD kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội là cơ sở để nghiên cứu về

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội tại học viện biên phòng (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)