Tổchức xây dựng mục tiêu, thiết kế nội dung và thực hành

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội tại học viện biên phòng (Trang 104 - 108)

kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội tại Học viện Biên phòng

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Đây là biện pháp có ý nghĩa quyết định nhất tạo nên kỹ xảo, kỹ năng, thói quen kỷ luật cho mỗi học viên và cả tập thể học viên, là cơ sở tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức, hành động của tập thể hướng vào thực hiện tốt nhất chỉ thị, mệnh lệnh của người chỉ huy, điều lệnh, điều lệ quân đội, pháp luật Nhà nước.

Xác định đúng mục tiêu, nội dung giáo dục kỷ luật và thực hành giáo dục kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội đạt chất lượng cao nhất theo mục tiêu giáo dục kỷ luật đã xác định.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Xây dựng mục tiêu, thiết kế nội dung giáo dục kỷ luật bảo đảm tính hệ thống, kế thừa và liên tục cho phù hợp với đặc điểm nhận thức, đặc điểm tâm, sinh lý của học viên là nguyên tắc trong giáo dục, nhân tố cơ bản để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục kỷ luật.

Khi đã xây dựng được mục tiêu, thiết kế nội dung sẽ có cơ sở để tổ chức thực hành giáo dục kỷ luật cho học viên và sẽ định lượng được những việc phải tiến hành để quá trình giáo dục kỷ luật cho học viên. Thực tế chứng minh sự tiến bộ, trưởng thành của mỗi học viên cũng như của cả tập thể học viên là kết quả của sự thống nhất biện chứng giữa hoạt động giáo dục của nhà giáo dục với vai trò chủ quan của mỗi học viên (chủ thể của quá trình tự giáo dục, rèn luyện một cách tự giác nghiêm minh). Quá trình giáo dục kỷ luật cho học viên, một mặt giúp học viên tiếp thu được kiến thức, hình thành kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp, mặt khác rèn luyện cho học viên thói quen kỷ luật trong q trình học tập, rèn luyện tại trường.

Một là, xây dựng mục tiêu giáo dục kỷ luật

Mục tiêu giáo dục kỷ luật cho học viên được coi như chiếc cầu nối liền từ vị trí hiện tại đến đích của hoạt động, giúp cho việc giáo dục kỷ luật diễn ra theo dự kiến chứ không diễn ra một cách tuỳ tiện, ngẫu nhiên… Xác định mục tiêu giáo dục kỷ luật kỷ luật cho học viên phải được thể hiện đầy đủ ở những dự báo về trình độ nhận thức, thái độ tình cảm đối với việc chấp hành kỷ luật và thói quen hành vi kỷ luật của mỗi học viên.

Mục tiêu giáo dục kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội tại Học viện Biên phòng là giáo dục pháp luật Nhà nước, điều lệnh, điều lệ quân đội, quy định của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Học viện Biên phòng nhằm tạo nên sự thống nhất cao trong nhận thức, tư tưởng và hành động theo yêu cầu chính quy hố. Xây dựng ý thức tự giác chấp hành các quy định trong điều lệnh quản lý bộ đội, các chế độ sẵn sàng chiến đấu, công tác, huấn luyện, nội quy làm việc theo chức trách, nhiệm vụ, giữ nghiêm kỷ luật của học viên sĩ quan cấp phân đội.

Xây dựng mục tiêu rõ ràng sẽ giúp cho các tổ chức, các chủ thể, đối tượng giáo dục hành động đúng phương hướng, có động cơ, có nghị lực và sức mạnh để khắc phục những trở ngại nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Mục tiêu được xây dựng cụ thể sẽ cho phép nhà quản lý lập kế hoạch, ra quyết định giáo dục và sử dụng nguồn lực một cách hợp lý để tiến hành giáo dục. Chỉ khi nào xác định rõ mục tiêu mới tìm ra được những bước đi và cách làm cụ thể.

Như vậy, xây dựng mục tiêu, là công đoạn khởi đầu của các khâu giáo dục kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội ở Học viện Biên phòng. Xây dựng được mục tiêu giáo dục kỷ luật cho học viên là căn cứ thiết kế nội dung, lựa chọn phương pháp, hình thức giáo dục kỷ luật cho học viên.

Hai là, thiết kế nội dung giáo dục kỷ luật

Nội dung giáo dục kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội là những quy định của pháp luật Nhà nước; điều lệnh, điều lệ quân đội; quy chế quy định

của Học viện, hướng vào phát triển, hồn thiện niềm tin và ý chí quyết tâm khắc phục khó khăn, chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh loại bỏ những tác động xấu trong chấp hành kỷ luật; đấu tranh phê phán, chống lại những nhận thức, biểu hiện sai trái làm suy giảm tính tổ chức, tính kỷ luật; nắm chắc các bước, các biện pháp và các hình thức xử lý, thi hành kỷ luật.

Nội dung giáo dục kỷ luật phải hướng vào phát triển tính tích cực trong rèn luyện thể lực, sức khoẻ, tinh thần chịu đựng những khó khăn thử thách, có tính kiên trì, ý chí quyết tâm vượt khó khăn trở ngại để giành kết quả cao trong học tập, rèn luyện; có lễ tiết tác phong mang mặc, sinh hoạt, phát ngôn giao tiếp và giải quyết các mối quan hệ hàng ngày một cách hợp lý. Thông qua hoạt động thực tế và sinh hoạt hàng ngày để chỉ ra cho học viên thấy được tính nghiêm minh của các quy định về kỷ luật quân sự vì phần lớn học viên mới bước đầu sống, hoạt động trong môi trường quân sự, những hoạt động quân sự vẫn còn mới mẻ đối với học viên.

Ba là, thực hành giáo dục, rèn luyện kỷ luật cho học viên

Đối với viên năm thứ nhất: Tổ chức giáo dục cho học viên thực hiện các

chế độ, nền nếp chính quy, các hành động, các thao tác mẫu theo đúng chuẩn mực quy định của điều lệnh, điều lệ quân đội, quy chế, quy định của Học viện, đơn vị, lớp học (ví dụ: quy định thể dục buổi sáng, sắp đặt nội vụ, bảo quản vũ khí, tập hợp, điểm danh...). Tổ chức cho học viên tham quan các đơn vị điển hình tiên tiến về thực hiện các chế độ quy định hàng ngày nhằm động viên, đôn đốc học viên thực hiện đúng các hành động kỷ luật, đảm bảo nhanh, gọn, chuẩn xác đến từng thao tác. Kết hợp duy trì đầy đủ và nghiêm túc 3 chế độ trong tuần, 11 chế độ trong ngày, cũng như rèn luyện các thói quen kỷ luật đảm bảo sự chuẩn xác theo điều lệnh, điều lệ của quân đội đã quy định.

Đối với viên năm thứ hai: Tiếp tục giáo dục và thực hiện đầy đủ, nghiêm

túc các quy định về trật tự nội vụ vệ sinh, lễ tiết tác phong của người quân nhân cách mạng nhằm củng cố vững chắc cho học viên những hành động có kỷ luật

phù hợp với hoạt động quân sự. Tập trung rèn luyện lễ tiết tác phong, phong cách của người chỉ huy thông qua thực tập chức trách tiểu đội trưởng, để gắn nội dung kiến thức giáo dục kỷ luật vào thực thi chức trách, tư thế, tác phong, khả năng quản lý bộ đội, duy trì các chế độ nền nếp trong đơn vị. Tạo điều kiện để học viên tự rèn luyện lễ tiết tác phong của người cán bộ chỉ huy, nhằm thực hiện tốt chức trách được giao ở cương vị thực tập.

Đối với học viên năm thứ ba, thứ tư: Việc giáo dục, rèn luyện kỷ luật cần

tập trung vào giúp học viên vận dụng kiến thức kỷ luật đã được học thông qua nội dung huấn luyện của các môn khoa học xã hội và nhân văn, các môn quân sự cũng như các môn chuyên ngành để giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống một cách phù hợp với pháp luật Nhà nước, điều lệnh, điều lệ quân đội.

Cho học viên thực tập chỉ huy theo mục tiêu giáo dục đào tạo của từng năm học, làm mẫu các động tác (kết hợp giữa nói và làm trước đội hình tập thể trung đội, đại đội) về lễ tiết, tác phong chỉ huy, tập hợp đơn vị, duy trì các chế độ quy định hàng ngày để tập luyện các động tác một cách cơ bản, hệ thống, từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao để từng bước hình thành thói quen hành vi kỷ luật cho học viên như các động tác duy trì trật tự, nền nếp trong đơn vị. Thông qua việc thực tập chỉ huy (cấp trung đội, đại đội) để tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho học viên về cách thức quản lý, điều hành, theo dõi, duy trì kỷ luật, thực hiện các chế độ nền nếp của đơn vị.

Như vậy, tổ chức giáo dục, rèn luyện kỷ luật cho học viên và tập thể học viên phải được tiến hành một cách khoa học, bảo đảm tính logic của chương trình kế hoạch giáo dục với thực tế nhận thức của học viên trong từng năm học nhằm hình thành kỹ xảo, kỹ năng chấp hành kỷ luật cho học viên, để từ đó hình thành củng cố thói quen kỷ luật cho học viên.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Đánh giá đúng tình hình, xác định chính mục tiêu, lựa chọn nội dung, tổ chức giáo dục, rèn luyện kỷ luật cho học viên.

dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỷ luật cho học viên tại Học viện.

Tổ chức cho học viên thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục kỷ luật, định kỳ kiểm tra, bổ sung nội dung thực hiện của học viên.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỷ luật cho học viên sĩ quan cấp phân đội tại học viện biên phòng (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)