Nguyễn Thị Thơm Phát triển KCN ở Việt Nam: Một số hạn chế cần khắc phục Tạp chí Lý luận chính trị, số 10/2008, tr.39

Một phần của tài liệu Một số vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình xây dựng, phát triển các khu công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm miền trung hiện nay (Trang 45 - 50)

46

yêu cầu chất lượng nguồn lao động của các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN. Phần lớn những người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng KCN có trình độ học vấn thấp, chưa được đào tạo nghề và rất khó đào tạo chun mơn kỹ thuật cho họ nên họ khó có thể được tuyển vào làm việc trong các doanh nghiệp thuộc KCN, ngoại trừ một số rất ít được tuyển vào để làm các công việc tạp vụ. Trong số lao động nông nghiệp bị thu hồi đất để xây dựng KCN ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vẫn có hơn 3% lao động không biết chữ; hơn 40% lao động chỉ có trình độ từ bậc tiểu học trở xuống và chỉ có khoảng 24% lao động có trình độ phổ thông trung học trở lên. Học vấn thấp là rào cản lớn nhất ngăn cản lao động nơng nghiệp có thể tham gia các khóa đào tạo chuyển đổi nghề. Thành thử, trong tổng số lao động nông nghiệp bị mất đất sản xuất thời gian qua, chỉ có khoảng 15% lao động được đào tạo, chuyển đổi nghề thành cơng, nhờ đó có việc làm ổn định.

Học vấn thấp chưa phải là rào cản duy nhất ngăn cản các lao động nông nghiệp bị mất đất tham gia đào tạo, chuyển đổi nghề. Chẳng hạn, với những người ở độ tuổi từ 40 trở lên thì rất khó tham gia các khóa đào tạo nghề mới. Trong khi đó, bộ phận nơng dân mất đất ở trong độ tuổi trên 40 khá đông đảo. Phần lớn những người này đều mong muốn được cấp lại tư liệu lao động để duy trì nghề cũ của mình. Tuy nhiên, việc cấp lại đất sản xuất cho nông dân hiện là vấn đề rất khó giải quyết vì trên thực tế, quỹ đất nông nghiệp của các địa phương trên địa bàn đang bị thu hẹp dần nhường chỗ cho các KCN, khu dân cư và các cơng trình cơng cộng khác.

Tình trạng nghèo khó của một bộ phận đáng kể gia đình nơng dân mất đất cũng là một rào cản làm cho những người này ít có khả năng chuyển đổi nghề thành cơng. Do yêu cầu về kinh phí cho người lao động tham gia các khóa đào tạo nghề thường quá cao so với năng lực kinh tế của nhiều hộ di dời, giải tỏa, trong khi kinh phí hỗ trợ dành cho việc chuyển đổi nghề của họ lại khá hạn chế (chỉ từ 2 đến 3 triệu đồng tùy theo từng địa phương) nên đa số họ đã tiêu dùng hết số tiền ít ỏi đó cho những mục đích khác trước khi nghĩ đến việc tìm ra cơ hội để được đào tạo nghề.

47

Về phía các cơ quan chức năng có liên quan, khi lập quy hoạch xây dựng, phát triển KCN thường khơng tính tốn một cách đầy đủ đến vấn đề giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất (nói đúng hơn là ít đầu tư tiền bạc và công sức tương xứng cho lĩnh vực này). Vì vậy, số tiền hỗ trợ cho người tái định cư thực hiện chuyển đổi nghề rất bé nhỏ, còn xa mức cần thiết mà xã hội có thể tạo thêm một việc làm. Thêm vào đó, đối với những người nông dân tái định cư, do trình độ nhận thức, học vấn rất thấp nên trong thực tế, việc hỗ trợ tiền không phải là giải pháp hữu hiệu để họ tự tạo được việc làm. Vì những ngun nhân cơ bản đó mà tỷ lệ người thất nghiệp, thiếu việc làm trong vùng có KCN vẫn ln ở mức cao. Thất nghiệp, thiếu việc làm là nguyên nhân của sự giảm sút chất lượng đời sống của một bộ phận người dân trong vùng có KCN. Đó cũng là một nguyên nhân quan trọng làm xuất hiện và trầm trọng hóa các tệ nạn xã hội xung quanh các KCN.

Các KCN trong vùng phát triển nhanh khiến hàng vạn người dân bị mất đất sản xuất, mất các phương tiện mưu sinh,... nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên sự phát triển của các KCN này vẫn chưa tạo ra đủ việc làm để đáp ứng nhu cầu làm việc của người dân tại chỗ cũng như của cư dân trong vùng. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung vẫn là một vùng thừa lao động, thiếu việc làm và dòng lao động đi ra khỏi vùng rất mạnh.

Nguyên nhân chủ yếu nhất khiến lực lượng lao động của vùng phải di chuyển đến nơi khác tìm việc làm là do sự phát triển của các KCN nói riêng và của kinh tế vùng nói chung chưa tạo đủ việc làm cho lực lượng lao động tăng lên hàng năm. Nguyên nhân khác là chất lượng nguồn nhân lực trong vùng nói chung, tại các khu dân cư liền kề KCN nói riêng thường khơng đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN đó. Nguồn nhân lực tại các khu dân cư liền kề KCN phần lớn là nông dân, ngư dân, tiểu thương và lao động phổ thông chưa được đào tạo hoặc đào tạo kém chất lượng. Hơn nữa, phần lớn họ khó có thể đào tạo lại để nâng cao trình độ tay nghề do học vấn thấp, đã qua tuổi thanh niên, và nhất là chưa có thói quen làm việc có kỷ luật trong mơi trường cơng nghiệp, cơng nghệ và kỹ thuật cao.

48

Vì vậy, nhiều nhà máy, xí nghiệp muốn nhận họ vào làm theo chính sách quy định đối với người tái định cư nhưng không thể nhận. Với chất lượng nguồn nhân lực như vậy nên việc đầu tư xây dựng các nhà máy, xí nghiệp trong các KCN trong vùng vẫn chủ yếu dựa vào nguồn lao động chất lượng cao hơn thu hút từ các nơi khác đến, nhất là từ các đơ thị trong và ngồi vùng. Theo nhận định của nhiều người, nguồn nhân lực tại chỗ chất lượng thấp là một nguyên nhân quan trọng khiến các nhà đầu tư có tiềm năng chưa mặn mà với việc đầu tư vào xây dựng các nhà máy, xí nghiệp có cơng nghệ cao ở các KCN trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Thiếu lao động có chất lượng, nhất là lao động trình độ cao nhưng thực tế, trong các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, kỹ năng, năng lực lao động của người lao động cũng rất chậm được cải thiện. Phần lớn các chủ đầu tư vào các KCN trong vùng vẫn coi lao động giá rẻ của vùng là một trong những lợi thế phải tận dụng. Chính vì vậy, thời gian qua, các doanh nghiệp có trình độ cơng nghệ tiên tiến rất ít đầu tư vào các KCN trong vùng mà chủ yếu là các doanh nghiệp gia công, lắp ráp các bán thành phẩm đã được sản xuất ở quốc gia khác thành sản phẩm hoàn chỉnh để đem ra thị trường trong nước và thế giới. Bởi vậy, nhu cầu của các doanh nghiệp này chủ yếu là lao động phổ thông, học vấn thấp, làm các cơng việc chun mơn hóa đơn điệu trong các dây chuyền sản xuất. Những công nhân này, sau khi được tuyển dụng thường chỉ có một vài tuần, vài tháng để học việc, được trang bị những kỹ năng cơ bản nhất đáp ứng yêu cầu của sản xuất để có thể trực tiếp đứng máy. Sau đó, với thời gian và cường độ làm việc cao, thu nhập lại hạn chế, mức sống thấp, nên họ hầu như khơng có cơ hội để học thêm nâng cao trình độ tay nghề. Vả lại, phần lớn giới chủ cũng khơng có cơ chế khuyến khích người lao động học tập, nâng cao trình độ. Thực tế cho thấy nhu cầu lao động phổ thông cho các ngành nghề dệt may, da giày, thủ công mỹ nghệ, chế biến lâm hải sản, nông

49

sản ở các KCN vùng kinh tế trọng điểm miền Trung luôn chiếm tỷ lệ cao (trên 60%) tổng nhu cầu lao động làm việc trong các KCN.8

Lực lượng lao động trình độ cao (có trình độ đào tạo đại học, trên đại học, kỹ thuật viên lành nghề) ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung vốn đã ít lại có xu hướng dịch chuyển vào các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phía Bắc vì ở đó họ được trọng dụng và được trả lương cao hơn, cơ hội phát triển cũng rộng hơn đối với họ. Thành thử, những nhà đầu tư có cơng nghệ cao vẫn coi sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là nguyên nhân chủ yếu khiến họ từ chối đầu tư vào các KCN trong vùng.

Theo thống kê của ngành Lao động và Xã hội ở các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, ngoại trừ Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở các địa phương khác là: Bình Định: 25%. Quảng Nam: 23%, Quảng Ngãi: 22,5%. Hệ thống các trường đào tạo chuyên nghiệp của vùng gồm 3 Đại học vùng (với hàng chục trường đại học thành viên), hàng chục trường cao đẳng, trung cấp và dạy nghề đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong vùng. Tuy nhiên, cho đến nay, chất lượng nguồn nhân lực của vùng vẫn rất thấp. Chẳng hạn, vẫn cịn xấp xỉ 48% lao động Quảng Nam có trình độ học vấn từ bậc tiểu học trở xuống, và đa số người lao động chưa được đào tạo chuyên môn kỹ thuật (83,72%); hiện tại, Quảng Nam chỉ mới có khoảng 10,5% lao động đã qua đào tạo các trình độ được cấp bằng (chứng chỉ), trong đó chỉ hơn 4% lao động có trình độ từ bậc Cao đẳng, Đại học trở lên (phần lớn họ là viên chức, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước). Ngay như tỉnh Bình Định, địa phương có chất lượng nguồn nhân lực tương đối khá của vùng thì đến cuối năm 2006, nguồn lao động đã qua đào tạo và bồi dưỡng nghề của địa phương chỉ chiếm 25% trên tổng số lao động, trong đó, tỉ lệ lao động lành nghề chỉ chiếm 5%, bán lành nghề 12% và bồi dưỡng nghề 8%.

8 Kết quả điều tra của Viện khoa học Lao động và Xã hội cho thấy, trung bình, cơ cấu tuyển dụng lao động vào các KCN hiện nay là: cứ 100 lao động thì có 57 lao động phổ thông - 29 công nhân kỹ thuật - 14 trung cấp, cao đẳng, đại học. hiện nay là: cứ 100 lao động thì có 57 lao động phổ thơng - 29 công nhân kỹ thuật - 14 trung cấp, cao đẳng, đại học.

50

Nghĩa là cơ cấu nguồn cung lao động của các địa phương như Bình Định, Quảng Nam hiện đang thấp hơn nhiều so với cơ cấu nhu cầu tuyển dụng trung bình của các KCN. Chẳng hạn, tại KCN Phú Tài, trong tổng số 11.168 lao động đang làm việc trong KCN có đến 9.046 người là lao động phổ thông, chiếm 81% tổng số lao động đang làm việc.9. Số lao động này học nghề theo hình thức vừa học vừa làm, trình độ khơng đồng đều. Bên cạnh lao động phổ thông, hàng năm các doanh nghiệp trong KCN này cần khoảng 40-50 lao động có kỹ thuật cao nhưng thường khơng tuyển đủ.

Do trình độ lao động thấp nên các KCN trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung khó thu hút các dự án đầu tư có trình độ cơng nghệ cao. Đa số các dự án đầu tư vào các KCN vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có trình độ cơng nghệ thấp (nếu khơng muốn nói là lạc hậu), chủ yếu là hoạt động trong khu vực chế biến hàng nông - lâm - thủy sản hoặc gia công các sản phẩm may mặc, giày da xuất khẩu cho các doanh nghiệp khác ở trong và ngoài nước nhằm tận dụng lợi thế lao động phổ thông giá rẻ.

Theo ơng Trần Văn Đơng, Phó trưởng Ban quản lý các KCN Đà Nẵng, thì do vùng kinh tế trọng điểm miền Trung chưa mạnh về các ngành công nghiệp phụ trợ và thiếu công nhân lành nghề nên việc kêu gọi các dự án lớn có trình độ cơng nghệ cao rất khó khăn.

Thị trường lao động ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung hiện nay, còn rất bé nhỏ, chưa phát triển đầy đủ. Ngay như ở Đà Nẵng - đô thị lớn nhất vùng, thì thị trường lao động cũng được đánh giá là có quy mơ cịn nhỏ bé và nhiều bất cập. Ở các địa phương khác trong vùng, thị trường lao động còn ở mức sơ khai, chưa thật sự gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực sản xuất của địa phương, của các KCN. Trong quy hoạch các KCN, các cơ quan chức năng hầu như chỉ mới chỉ tập trung ưu tiên cho việc gọi vốn, giải tỏa mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng, xúc tiến đầu tư,… mà chưa tính đến vấn đề quy hoạch đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực phục vụ các quy

Một phần của tài liệu Một số vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình xây dựng, phát triển các khu công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm miền trung hiện nay (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)