90
phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước; hình thành các vùng cơng nghiệp trọng điểm”20.
Theo Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2015 có xét đến 2020, ban hành kèm theo Quyết định 29/2007/QĐ-BCN, thì đến năm 2020, ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung sẽ mở rộng và xây dựng thêm khoảng 22 nghìn héc ta KCN; hình thành mối liên kết các KCN trong các khu kinh tế lớn (Chân Mây - Lăng Cô, Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội); đẩy mạnh xuất khẩu, như công nghiệp phục vụ cảng, vận tải biển, chế biến hàng xuất khẩu, công nghiệp điện - điện tử, công nghiệp hàng tiêu dùng,... Nhu cầu vốn đầu tư cho tồn bộ Quy hoạch nói trên trong giai đoạn 2006 - 2015 khoảng 131.039 tỷ đồng.21
Như vậy, trong tương lai khơng xa, ngồi những KCN đã có, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung sẽ xuất hiện thêm nhiều KCN. Những vấn đề xã hội hiện tại của các KCN nếu không được giải quyết thấu đáo sẽ trở thành những lực cản đáng kể đối với sự phát triển bền vững của các KCN trong vùng trong tương lai.
Để có thể đề ra những giải pháp đúng đắn trong giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình xây dựng, phát triển các KCN, trước hết, cần thống nhất những quan điểm cơ bản làm cơ sở để đề ra các giải pháp. Sau đây là một số quan điểm có tính ngun tắc như vậy cần quán triệt trong quá trình xây dựng và phát triển các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung để làm giảm thiểu cũng như khắc phục các vấn đề xã hội nảy sinh:
Thứ nhất là phải quán triệt quan điểm phát triển bền vững trong xây dựng, phát triển KCN. Hay nói cách khác, trong q trình xây dựng, phát triển KCN phải coi trọng các tiêu chí phát triển bễn vững.