26
phát triển các KCN của Đảng và Nhà nước ta. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta đã xác định rõ sự cần thiết phải xây dựng, hình thành các KCN tập trung (bao gồm cả khu chế xuất, khu công nghệ cao), tạo địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới, phát triển công nghiệp vùng nông thôn và vùng ven đô thị. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII cũng xác định: “Phát triển từng bước và nâng cao hiệu quả hoạt động các KCN".
Việc xây dựng, phát triển và đưa các KCN vào hoạt động được triển khai vào đầu những năm 1990 ở một số tỉnh Đơng Nam bộ như thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai,… Ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, KCN đầu tiên chính thức được cấp phép xây dựng vào năm 1994 là KCN Đà Nẵng. Các KCN khác trong vùng được cấp phép xây dựng muộn hơn vào cuối những năm 90 của thế kỷ trước.
Mặc dù phần lớn các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung mới chỉ hồn thành giai đoạn một và chính thức đi vào hoạt động trong những năm gần đây, nhưng các KCN này thực sự đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nói riêng. Cụ thể, điều này thể hiện ở một số phân tích sau:
Thứ nhất, việc xây dựng và phát triển các KCN ở vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung là một trong những phương thức huy động và khai thác có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong nước và nước ngồi vào q trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
Như trên đã trình bày, mặc dù là vùng đất giàu tiềm năng nhưng trong thực tế, xuất phát điểm phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung thấp hơn nhiều so với các vùng kinh tế khác trong nước. Do vậy, để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh chóng và hiệu quả, vùng cần huy động được các nguồn lực lớn trong nước và nước ngồi về vốn, cơng nghệ, kỹ năng và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Việc xây dựng, phát triển các KCN tập trung ở những vùng thuận lợi với những chính sách đặc biệt đã cho phép vùng tạo ra
27
điều kiện để thu hút các nguồn vốn đầu tư, kỹ thuật và công nghệ, kinh nghiệm và kỹ năng quản lý từ các công ty lớn ở hai đầu đất nước đến và từ nước ngoài vào. Tỷ lệ lấp đầy các KCN trong vùng đạt mức cao nhất cả nước cũng như sự đa dạng trong danh sách các nhà đầu tư trong và ngồi nước trong các KCN của vùng đã nói lên thành cơng này.
Chỉ xét thuần túy khía cạnh thu hút vốn đầu tư, dù chiếm diện tích đất không lớn, các KCN trong vùng đã thu hút hàng chục ngàn tỷ đồng vốn đầu tư. Hầu hết các KCN trong vùng hoạt động có hiệu quả tốt, nhiều KCN có diện tích cho th đạt tỷ lệ rất cao, như KCN Phú Tài (tỉnh Bình Định) có diện tích cho th đã đạt 98,9% tổng diện tích đất có thể cho th. Đến hết năm 2005, 2 KCN của Bình Định là Phú Tài và Long Mỹ đã thu hút được hơn 2.000 tỷ đồng vốn đầu tư. Chỉ với khoảng 448 héc ta diện tích nhưng giá trị sản xuất trong 2 KCN này đã chiếm hơn 30% tổng giá trị sản xuất cơng nghiệp tồn tỉnh Bình Định, giải quyết việc làm cho trên 20.000 người. Ở Quảng Nam, đến hết năm 2005, các KCN trong tỉnh đã thu hút được hơn 1,5 tỷ USD và hàng ngàn tỷ đồng vốn đầu tư, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, tạo ra trên 36% tổng giá trị ngành công nghiệp và chiếm hơn 50% kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Theo thống kê, đến hết năm 2007, các KCN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đã thu hút được 41 dự án đầu tư với tổng nguồn vốn đăng ký 2.928 tỉ đồng, tổng diện tích đất cho thuê đạt 272 ha, trong đó có 10 dự án đầu tư nước ngoài với tổng nguồn vốn đăng ký 77 triệu USD... Đối với thành phố Đà Nẵng, tính đến cuối quý I/2008, cũng đã thu hút được 332 dự án với tổng vốn đầu tư gần 16.000 tỷ đồng vào các KCN.
Rõ ràng, mặc dù chưa được như mong muốn nhưng số vốn thu hút được vào các KCN trong thời gian qua là những nguồn lực khơng nhỏ góp phần làm gia tăng nhanh tổng mức vốn đầu tư và thực hiện trên địa bàn. Theo số liệu thống kê từ các địa phương: tổng vốn đầu tư thực hiện của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung năm 2006 tăng 38% so với năm 2005, năm 2007 tăng 47% so với năm 2006… Từ đó, các KCN đã đóng góp đáng kể vào việc thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế tồn vùng ln đạt mức cao. Theo báo cáo
28
của Ban chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm của Chính phủ thì hiện 5 tỉnh/thành của vùng trọng điểm kinh tế miền Trung là Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Nhờ đó, tỷ lệ đóng góp của vùng năm 2005 trong GDP cả nước đã vượt mục tiêu 5,5,% mà Chính phủ đề ra cho năm 2010 và đến 2007 đã vượt mục tiêu đề ra cho tầm nhìn năm 2020 là 6,5%.
Bảng 3: Một số chỉ tiêu tổng hợp của vùng KTTĐ miền Trung
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007
Tổng sản phẩm theo giá so sánh (tỷ đ) 21.276,6 23.980,3 26.813,6 30.298,1
Tốc độ tăng so với năm trước (%) - 12,7 11,81 2,99
Vốn đầu tư thực hiện theo giá thực tế (tỷ đ) - 24.891,1 34.413,0 50.523,7
Tốc độ tăng so với năm trước (%) - - 38 47
Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) 642,5 764,6 870,1 1.112,0
Tốc độ tăng so với năm trước (%) - 19,0 13,8 27,8
Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê các tỉnh
Bảng 4: So sánh các chỉ tiêu về tổng sản phẩm trên địa bàn với mục tiêu của Chính phủ trong Quyết định 148 TTg
Mức đạt được của vùng Chỉ tiêu Mục tiêu của Chính phủ
2005 2006 2007
Tốc độ tăng trưởng GDP 2006- 2010 (lần
so với mức bình quân cả nước) 1,2 1,5 1,43 1,53 Tỷ lệ đóng góp của vùng trong GDP cả
nước đến 2010 5,5 6,1 6,3 6,56
Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê các tỉnh trong vùng
Thứ hai, xây dựng, phát triển các KCN giúp vùng kinh tế trọng điểm miền Trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ.
29
Một trong những mục tiêu cơ bản của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được biết đến là như là một vùng có kinh tế chậm phát triển với cơ cấu kinh tế lạc hậu, chủ yếu là nông nghiệp. Do xuất phát điểm thấp, các nguồn lực nội lực hạn chế nên quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng rất cần tới việc huy động các nguồn lực từ bên ngồi. Chính vì thế, q trình xây dựng, phát triển các KCN được coi là một giải pháp hữu hiệu để nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hiện đại. Trong thực tế, sự gia tăng nguồn vốn đầu tư vào các KCN, sự mở rộng, phát triển sản xuất ở khu vực này trong những năm qua đã góp phần làm cơ cấu kinh tế vùng chuyển dịch mạnh. So với năm 2000, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ của vùng đã tăng 8,5%. Q trình phát triển các KCN đã góp phần đáng kể làm gia tăng mạnh lĩnh vực công nghiệp - xây dựng: từ chỗ chỉ chiếm 28,6% (năm 2000), công nghiệp - xây dựng đã tăng nhanh, chiếm tỷ trọng 38,1% vào năm 2007.
Ngồi việc trực tiếp góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, các KCN cịn giúp hình thành các trung tâm cơng nghiệp gắn với phát triển đơ thị, thúc đẩy q trình đơ thị hóa. Chính điều này đã thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ phát triển theo. Mặt khác, khi các KCN này đi vào hoạt động đã kéo theo sự tập trung một lượng lớn người lao động, dân cư vào các khu đô thị dẫn đến nhu cầu đối với các loại hình dịch vụ gia tăng. Ngay cả nơng nghiệp, nhờ nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng cao ở các KCN cũng đã chuyển dịch mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa với các loại nơng sản, thực phẩm phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày của người lao động trong các KCN. Nhờ đó, hiệu quả sản xuất nông nghiệp các vùng ven KCN cũng tăng lên.
Bảng 5: Cơ cấu tổng sản phẩm theo ngành ở vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung (% theo giá thực tế)
2000 2004 2005 2006 2007
30
Công nghiệp và xây dựng 28,6 34,9 35,3 36,2 38,1
Dịch vụ 40,6 39,3 39,4 40,2 39,6
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê các tỉnh
Thứ ba, quá trình xây dựng, phát triển các KCN giúp vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao trình độ ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ và nắm bắt kỹ năng quản lý tiên tiến.
Một trong những vấn đề có ý nghĩa đối với sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là vấn đề chuyển giao khoa học, kỹ thuật, công nghệ, nắm bắt kỹ năng tổ chức quản lý sản xuất. Vì theo đánh giá của nhiều tổ chức nghiên cứu, trình độ công nghệ sản xuất của vùng hiện đang thấp hơn nhiều so với trình độ chung của khu vực và thế giới. Nếu khơng có những giải pháp mang tính đột phá thì mục tiêu mỗi năm phải đạt tốc độ đổi mới cơng nghệ 20% (để theo kịp trình độ công nghệ của khu vực vào năm 2020) mà Chính phủ đề ra cho vùng là khơng thể thực hiện được. Phát triển sau, xuất phát điểm thấp nên để có thể tăng tốc, "đi tắt, đón đầu", nắm bắt nhanh chóng những thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm tổ chức, quản lý tiên tiến của nước ngồi cần phải có nhiều cách làm khác nhau, nhưng việc xây dựng, phát triển các KCN tập trung, nhất là các KCN công nghệ cao (với những cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt đối với các nhà đầu tư nước ngoài) là một cách làm hay được các địa phương trong vùng lựa chọn thực hiện.
Thực tế hoạt động của các KCN trong vùng thời gian qua cho thấy, các địa phương vùng đã gặt hái được một số thành công nhất định trong vấn đề chuyển giao công nghệ, nắm bắt các kỹ năng quản lý tiên tiến từ việc thu hút các nhà đầu tư có cơng nghệ cao, có kỹ năng quản lý tiên tiến vào các KCN trong vùng. Quá trình đào tạo, sử dụng đội ngũ kỹ sư, công nhân lành nghề nắm bắt các công nghệ hiện đại trong một số các doanh nghiệp nước ngoài, quá trình nâng cao trình độ quản lý của các nhân viên quản lý người Việt Nam trong các KCN cũng có thể coi là những đóng góp của KCN trong nắm
31
bắt khoa học, kỹ thuật, công nghệ và kỹ năng quản lý hiện đại ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Tiết 2. Một số vấn đề xã hội chủ yếu nảy sinh trong quá trình xây dựng, phát triển các KCN ở Việt Nam hiện nay
Trong những thập kỷ gần đây, các vấn đề xã hội (Social Problems) thu hút sự quan tâm nghiên cứu, tìm cách giải quyết của nhiều nhà khoa học, nhiều nhà hoạt động xã hội ở nhiều nước trên thế giới. Ở nhiều trường đại học, các vấn đề xã hội và những chính sách giải quyết các vấn đề đó đã trở thành một mơn học quan trọng trong chương trình học của nhiều chuyên ngành - nhất là ngành xã hội học và công tác xã hội. Dù vậy, cho đến nay, trong các cơng trình nghiên cứu khoa học, trong các văn bản chính sách cũng như trong các giáo trình, chưa có một định nghĩa thật sự mang tính kinh điển nào về vấn đề xã hội. Một cách mặc nhiên, hầu hết mọi người đều ngầm hiểu rằng, các vấn đề xã hội là những vấn đề xuất hiện từ các quan hệ xã hội có
tác động, ảnh hưởng hoặc đe dọa đến sự phát triển bình thường cũng như quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, của cộng đồng người đòi hỏi xã hội phải có những biện pháp phịng ngừa, ngăn chặn hoặc giải quyết theo hướng có lợi cho sự tồn tại, phát triển bền vững của cộng đồng.
Với ý nghĩa như vậy, có thể thấy phạm vi của các vấn đề xã hội rất rộng lớn, chúng liên quan đến mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa,… của con người và cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, trong thực tế, người ta thường khu biệt các vấn đề xã hội với các vấn đề về kinh tế (mức tăng trưởng, cơ cấu kinh tế…) hay các vấn đề chính trị (như mức độ tham gia của người dân vào việc thực thi quyền lực nhà nước; vấn đề thành lập các tổ chức chính trị…), thậm chí là khu biệt cả với vấn đề văn hóa. Từ đó, nói đến vấn đề xã hội, người ta thường chỉ tập trung vào các vấn đề thuộc về quan hệ người - người có ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau tới sự phát triển của con người và cộng đồng xã hội như các loại hình bất bình đẳng: về phân hóa xã hội (phân hóa thu nhập và mức sống hay phân hóa giàu nghèo); sự phân biệt, bất bình
32
đẳng giới, lứa tuổi; các vấn đề liên quan đến sự phát triển dân số, gia đình, người già và trẻ em; vấn đề y tế - chăm sóc sức khỏe nhân dân; vấn đề giáo dục - đào tạo, giải quyết việc làm, vấn đề bảo hiểm xã hội; vấn đề phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ an ninh trật tự cộng đồng; vấn đề ô nhiễm môi trường - cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, vấn đề đảm bảo mơi trường văn hóa - xã hội lành mạnh vì sự phát triển bền vững,v.v…
Như vậy, thực chất, các vấn đề xã hội là những vấn đề liên quan đến lợi ích, đến mức độ cơng bằng, bình đẳng trong cơ hội tiếp cận và hưởng thụ các thành quả phát triển xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển của mỗi người, mỗi cộng đồng dân cư… Giải quyết những vấn đề này là nhằm đảm bảo nâng cao dân trí, dân sinh, dân chủ, từ đó, thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Các vấn đề xã hội thơng thường thì lúc nào cũng có. Tuy nhiên, khơng phải bất cứ vấn đề xã hội nào cũng được xã hội lưu tâm chú ý. Trong các vấn đề xã hội, tùy từng lúc, từng nơi có thể xuất hiện các vấn đề xã hội với các mức độ gay cấn/bức xúc khác nhau. Đó là các vấn đề xã hội đã đạt đến cái ngưỡng mà nếu không được giải quyết kịp thời, hiệu quả, tích cực sẽ dễ dẫn đến sự bùng nổ, biến dạng xã hội, đẩy một bộ phận khá lớn vào tình trạng lệch chuẩn và đẩy xã hội vào sự rối loạn, mất ổn định và suy thoái. Chẳng hạn, sự phân hóa giàu nghèo là một hiện tượng bình thường trong kinh tế thị trường, tuy nhiên phân hóa giàu nghèo thái quá, nhanh quá với khoảng cách giàu nghèo ngày càng xa, hố ngăn cách giàu nghèo quá lớn lại trở thành vấn đề xã hội nổi cộm đối với nhiều quốc gia, có thể đẩy nhiều quốc gia lún sâu vào cuộc khủng hoảng xã hội, chính trị hết sức tiêu cực và đương nhiên là có tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững. Tệ nạn mại dâm, nhất là mại dâm trẻ em, và nhiều tệ nạn xã hội khác đang là vấn nạn đẩy nhiều xã hội đứng trước nguy cơ rối loạn, suy tàn. Bệnh dịch HIV/AIDS đang là vấn đề xã hội bức xúc ở nhiều nước đang phát triển, nhất là ở nhiều nước Châu Phi khiến các quốc gia này đã nghèo lại nghèo thêm do thiếu hụt lực lượng lao