Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong các KCN

Một phần của tài liệu Một số vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình xây dựng, phát triển các khu công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm miền trung hiện nay (Trang 127 - 129)

- Xây dựng, củng cố các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp trong

2.7. Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong các KCN

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được hiểu là "sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và tồn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội".33 Thực chất nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là làm cho doanh nghiệp tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ mơi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng,v.v… Vì vây, nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một giải pháp không thể thiếu để giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình xây dựng, phát triển các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung hiện nay.

128

Để nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, theo chúng tơi cần: - Vì trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một khái niệm khá mới đối với nước ta nên trên thực tế người ta rất dễ hiểu lầm khái niệm này theo nghĩa "truyền thống", tức là doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội như là một hoạt động nhân đạo, từ thiện tham gia giải quyết các vấn đề xã hội.. Trong điều kiện ở Việt Nam nói chung, ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nói riêng, việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp chưa phổ biến, nên cần phải tăng cường tuyên truyền, phổ biến cho các doanh nghiệp biết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì và nó đưa lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp nếu áp dụng các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội vào hoạt động của doanh nghiệp mình.

Để giúp cho cơng tác này nên xúc tiến hình thành các kênh thơng tin phổ biến về trách nhiệm xã hội cho các doanh nghiệp, nhất là cung cấp các thông tin cập nhật về các bộ quy tắc ứng xử; tư vấn cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội và các bộ quy tắc ứng xử,… Trong lĩnh vực này vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp, của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các Bộ, ngành là rất lớn.

- Cần bắt tay ngay vào xây dựng một hành lang pháp lý bắt buộc các doanh nghiệp phải thực thi trách nhiệm xã hội một cách đầy đủ và nghiêm túc. Đây thuộc về trách nhiệm của nhà nước vì hành lang pháp lý chính là biện pháp hiệu lực nhất đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

- Song song với tạo dựng hành lang pháp lý và tuyên truyền cho trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, nhà nước cần có các giải pháp hỗ trợ đối với các doanh nghiệp khi áp dụng các bộ quy tắc ứng xử và các quy chuẩn áp dụng trách nhiệm xã hội.

129

- Trước hết, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn SA 800034. Đây là tiêu chuẩn so sánh, đánh giá trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và thúc đẩy việc đảm bảo quyền lợi cơ bản của người lao động trong doanh nghiệp. Ngoài việc phục vụ lợi ích của chủ doanh nghiệp trong xu thế hội nhập, mở rộng thị trường, SA 8000 còn là nền tảng tạo điều kiện lao động và thu nhập được cải thiện, người lao động được đảm bảo bằng các biện pháp cụ thể để tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình theo các u cầu bắt buộc để đạt chuẩn.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là vấn đề khá mới đối với Việt Nam nói chung, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nói riêng. Trong những năm gần đây, vấn đề ơ nhiễm môi trường và những hậu quả tiêu cực về xã hội do các doanh nghiệp gây ra đã đặt ra yêu cầu cấp bách thực hiện vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Và việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của chiến lược phát triển bền vững mà nhà nước Việt Nam đã thông qua. Để thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam, thì việc tuyên truyền, giáo dục trách nhiệm xã hội và việc hoàn thiện hành lang pháp lý để thực hiện là việc làm rất cấp thiết.

2.8. Nâng cao văn hóa pháp luật cho các chủ doanh nghiệp và công nhân lao động trong các KCN

Một phần của tài liệu Một số vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình xây dựng, phát triển các khu công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm miền trung hiện nay (Trang 127 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)