93
Trong quá trình phát triển KCN, phải đảm bảo thực hiện các tiêu chí về tiến bộ và cơng bằng xã hội. Vì vậy trong thu hút đầu tư, lấp đầy KCN, khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh phải chú ý làm cho quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ của người lao động và chủ sử dụng lao động gắn bó hữu cơ với nhau, chống lại các biểu hiện xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động cũng như cho họ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhau, đối với nhà nước và xã hội. Sự gắn bó hữu cơ giữa quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ là vấn đề có tính ngun tắc trong xã hội ta và đảm bảo cho sự gắn bó hữu cơ này khơng phải là một ngoại lệ trong quá trình xây dựng, phát triển các KCN.
Bốn là, xây dựng, phát triển các KCN phải gắn với việc nâng cao năng lực và vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý của nhà
nước, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của nhà đầu tư và mỗi người dân trong phát hiện, giải quyết các vấn đề xã hội.
Hay nói cách khác, để giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình xây dựng, phát triển KCN phải chú trọng nâng cao sức chiến đấu, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng ở địa phương và trong KCN, nâng cao hiệu lực quản lý của chính quyền, của các cơ quan quản lý chức năng, của các Ban quản lý các KCN. Đồng thời, phải phát huy được trách nhiệm của toàn xã hội, mở rộng sự tham gia của người dân, của doanh nghiệp vào phát hiện và giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình xây dựng, phát triển các KCN.
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong quá trình xây dựng, phát triển KCN là làm tốt công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chừc sao cho các cấp ủy đảng có đủ năng lực, phát huy được vai trị lãnh đạo của mình trong việc đề ra các chủ trương, chính sách phát triển KCN và giải quyết các vấn đề xã hội một cách đúng đắn.
94
Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của các cấp chính quyền, của các ban quản lý KCN trong xây dựng, phát triển KCN và gíải quyết các vấn đề xã hội này sinh chính là phải thể chế hóa kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng về KCN thành luật pháp và các nghị định, quyết định, chỉ thị, thơng tư... có tính khả thi cao trong đó kết hợp đúng đắn giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh thể hiện ở khả năng đề ra các chính sách xã hội phù hợp và tổ chức thực hiện các chính sách đó.
Huy động tồn xã hội tham gia giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình xây dựng, phát triển các KCN. Có thể nói, hầu hết các vấn đề xã hội đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến sản xuất và đời sống của mọi người dân, do đó các vấn đề xã hội phải được tồn xã hội chăm lo, giải quyết. Về quan điểm này, ngay từ Đại hội lần thứ VIII năm 1996, Đảng ta đã chỉ rõ: ''Các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội hóa. Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, đồng thời động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các cá nhân và tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết những vấn đề chính sách xã hội''23.
Năm là, xây dựng, phát triển KCN phải tăng cường và mở rộng liên kết bền vững với nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn. Hay nói cách khác, xây dựng, phát triển KCN phải chú ý tới giải quyết vấn đề tam nông.
Đảng ta luôn khẳng định, nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn có vai trị chiến lược trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Nhận thức đúng về vai trò, yêu cầu giải quyết đồng bộ các quan hệ mật thiết giữa các yếu tố nội sinh trong nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn với mọi q trình hoạt động công nghiệp, KCN. Chúng ta cần nắm vững quan điểm giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nơng thơn là nhịêm vụ của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội, trong đó có vai trị của các KCN. Vì vậy nên,