51
hoạch phát triển đó. Đây là nguyên nhân chủ quan dẫn đến những bất cập trong giải quyết vấn đề lao động - việc làm như đã trình bày trên..
Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho các KCN trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung hiện cũng còn nhiều vấn đề. Phần lớn các doanh nghiệp trong các KCN hiện nay phàn nàn về chất lượng đào tạo lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Dù lao động đã có trình độ chuyên môn, kỹ thuật nhưng sau khi tuyển dụng, doanh nghiệp vẫn phải bỏ thời gian và tiền của để đào tạo lại. Điều này phản ánh những bất cập trong công tác đào tạo hiện nay.
Thật ra, các nhà nghiên cứu thị trường lao động cho rằng, sự bất cập giữa đào tạo và sử dụng nghề là một tất yếu nếu như giữa cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp khơng có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ với nhau. Hơn nữa, các thế hệ công nghệ thay đổi ngày càng nhanh đòi hỏi người lao động phải thường xuyên được đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề ngay trong quá trình làm việc. Thế nhưng, do mục tiêu lợi nhuận nên các chủ dự án trong các KCN vẫn thích sử dụng lao động theo mùa vụ. Lợi dụng thực trạng lao động có trình độ thấp, hiểu biết pháp luật hạn chế nên nhiều doanh nghiệp chỉ đào tạo lao động ngắn ngày, tập trung trang bị những kỹ năng cơ bản phục vụ kế hoạch sản xuất trước mắt, bắt công nhân phải làm tăng ca, tăng kíp mà ít chú ý giành thời gian, kinh phí đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động. Rất nhiều doanh nghiệp chỉ ký hợp đồng lao động ngắn hạn với mức lương thấp (nhiều doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động bằng cách này). Vì vậy, chỉ cần thay đổi mơ hình sản xuất, thay đổi cơng nghệ, thay đổi sản phẩm hàng hóa là hàng loạt công nhân bị mất việc làm do không đáp ứng yêu cầu về kỹ năng nghề nghiệp mới. Cũng do lương thấp, việc làm không ổn định, nên hiện nay, rất nhiều lao động trong các KCN thường xuyên thay đổi chỗ làm mong tìm được chỗ làm tốt có thu nhập cao và ổn định hơn. Điều đó khiến cho biên độ biến động lao động (vào - ra) trong các doanh nghiệp diễn ra rất mạnh. Như trên đã nói, mỗi năm, nhu cầu lao động trong các KCN tăng trung bình chỉ khoảng 10 đến 15%
52
nhưng thực tế, theo tính tốn, biến động lao động hàng năm trong các KCN lên tới 50 - 60% làm cho các doanh nghiệp luôn gặp phải khó khăn vì thường xun phải tuyển dụng, đào tạo lao động mới trong khi đó, vẫn thiếu lao động ổn định để đảm bảo sản xuất.
Như vậy, ngồi những tác động tích cực nhất định đến sự phát triển kinh tế - xã hội, quá trình xây dựng, phát triển các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung thời gian qua vẫn làm nảy sinh, trầm trọng hóa vấn đề lao động - việc làm của vùng trên nhiều phương diện khác nhau. Từ đó, chúng lại có tác động tiêu cực đến việc đảm bảo sự phát triển bền vững, toàn diện của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nói chung, đến hiệu quả kinh tế trước mắt và lâu dài của chính các KCN địi hỏi các cấp, ngành, lực lượng xã hội liên quan phải quan tâm giải quyết.
Tóm lại: Quá trình xây dựng, phát triển các KCN ở vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung đã thu hút một số lượng đáng kể lao động, góp phần tích cực vào việc giảm tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, nâng cao thu nhập, mức sống của cư dân trong vùng, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, các KCN trong vùng phát triển nhanh nhưng vai trò của chúng trong giải quyết vấn đề lao động - việc làm còn rất khiêm tốn; vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm, nhất là ở những nơi có KCN, vẫn là vấn đề nổi cộm, chưa được giải quyết một cách căn bản.
Tiết 2. Đời sống vật chất và tinh thần của người lao động trong các KCN còn thấp kém và nghèo nàn
Phần lớn các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung thường rất chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật bên trong KCN để thu hút các nhà đầu tư mà chưa chú ý đúng mức đến xây dựng, nâng cấp, cải thiện kết cấu hạ tầng xã hội phục vụ cuộc sống người lao động bên ngoài “hàng rào” KCN, nhất là đảm bảo các dịch vụ xã hội phục vụ người lao động làm việc trong KCN, nâng cao chất lượng cuộc sống của họ. Bởi vậy nên các điều kiện sống của công nhân KCN như nhà ở, môi trường sinh thái, môi trường
53
văn hóa, các điều kiện y tế và chăm sóc sức khỏe, giáo dục - đào tạo phục vụ người lao động (như nhà trẻ, trường học các cấp,v.v...) không được thiết lập, luận chứng một cách đầy đủ, khoa học ngay từ khi quy hoạch các KCN.
Lương và thu nhập của người lao động làm việc trong các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung thường thấp hơn rất nhiều vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam. Cơng nhân trong các KCN thường làm việc rất vất vả với
cường độ cao. Thời gian lao động của họ đa phần kéo dài trên 8 giờ một ngày, phổ biến là 10 giờ thậm chí có nơi cịn phải tăng ca kéo dài tới 18 giờ/ngày. Tuy nhiên, như ở phần thực trạng đình cơng, bãi cơng đã phân tích, mức lương trung bình của phần lớn họ rất thấp, khoảng từ 450.000 đồng đến trên dưới 1.000.000 đồng. (Phần lớn chỉ đủ để trang trải các chi phí cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày, phần tích luỹ tiền lương chưa được bao nhiêu so với gía mua và thuê nhà. Trong lúc đó, giới chủ sử dụng lao động thường tìm cách nợ lương, khơng đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho họ, thậm chí là khơng trả đúng chế độ lương thưởng như đã cam kết hoặc theo pháp luật quy định. Với thu nhập hạn chế buộc họ phải chi tiêu một cách dè xẻn chủ yếu là để trang trải cho các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày. Theo khảo sát thực tế của chúng tôi, phần lớn công nhân trong các KCN, nhất là công nhân nữ chi cho bữa ăn hàng ngày rất đạm bạc với mức tiền bình quân từ 5.000 đến 7.000 đồng/bữa. Trong điều kiện thu nhập thấp thì các nhu cầu văn hóa tinh thần- giải trí, học tập nâng cao trình độ bị họ cắt giảm đến mức tối thiểu.
Nhà ở cho công nhân lao động tại các KCN đang là vấn đề bức xúc
hiện nay. Trong quá trình quy hoạch, phát triển các KCN trong vùng, vấn đề
giải qquyết chỗ ở cho người lao động đã không được quan tâm chuẩn bị thấu đáo mà chỉ tập trung vào xây dựng kết cấu hạ tầng KCN. Phần lớn người lao động trong các KCN phải tự xoay sở tìm chỗ ở cho mình. Các chủ đầu tư, người sử dụng lao động chỉ biết tuyển lao động vào làm việc mà hầu như không quan tâm đến vấn đề ở của cơng nhân cũng như rất ít có các biện pháp hỗ trợ họ trong vấn đề nhà ở. Nhà ở cùng các dịch vụ phục vụ cuộc sống cho công nhân lao động chủ yếu là do tư nhân đảm nhận một cách tự phát, thiếu
54
quy hoạch, kế hoạch, khơng dựa trên bất cứ quy chuẩn gì nên phần lớn kém chất lượng, không đảm bảo tiêu các chuẩn vệ sinh, môi trường, an ninh trật tự,... Tình trạng này ảnh hưởng tiêu cực đến thể chất và tinh thần của người lao động. Ở khu kinh tế Dung Quất có hàng chục nghìn cơng nhân lao động trên các công trường từ các nơi khác đến phải thuê nhà của dân để ở. Ở KCN Điện Nam - Điện Ngọc (tỉnh Quảng Nam), số lao động đã hơn 20.000 người (năm 2008) nhưng chưa có một khu chung cư nào được xây dựng nên tất cả các cơng nhân xa nhà phải th phịng trọ trong dân. Ở thành phố Đà Nẵng, theo số liệu thống kê, trong tổng số 50.000 công nhân ở các KCN, có tới 72,7% cơng nhân phải th nhà. Thời gian qua, thành phố đã giao đất cho 4 doanh nghiệp để xây dựng nhà cho công nhân nhưng cho đến nay khơng biết vì lý do gì (có thể có rất nhiều lý do) mà chưa có doanh nghiệp nào triển khai. Cũng như ở các KCN khác của cả nước, đa số lao động của các KCN vùng kinh tế trọng điểm miền Trung còn độc thân và ở xa nhà nên hầu hết đều có nhu cầu rất lớn về nhà ở. Hiện nay, thu nhập của người lao động còn rất thấp, chỉ đủ trang trải cho các nhu cầu cuộc sống hàng ngày nên việc tích lũy để mua nhà là ước mong hết sức xa vời đối với họ. Một số doanh nghiệp đã tính chuyện xây nhà ở cho cơng nhân th hoặc trợ cấp th nhà cho cơng nhân của mình nhưng số này là rất ít.
Việc quy hoạch xây dựng nhà ở cho công nhân đã được triển khai tại nhiều địa phương song việc triển khai thực hiện các quy hoạch này rất chậm do chưa có cơ chế thực sự khuyến khích việc huy động các nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực này.
Các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động
trong các KCN đã không được thực hiện một cách đầy đủ. Nhiều doanh
nghiệp, nhất là các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đàu tư nước ngồi, dây dưa, trốn trấnh đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho người lao động. Ngay cả việc ký kết hợp đồng lao động, một số doanh nghiệp cũng tìm cách ký sao cho có lợi cho họ, đẩy rủi ro, thiệt hại về cho người lao động.
55
Hợp đồng lao động thường được ký dưới 3 tháng để trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động hoặc để kéo dài thời gian thử việc khỏi phải trả lương. Các vấn đề về điều kiện làm việc, bảo hộ lao động cũng rất ít được các chủ đầu tư quan tâm đúng mức.
Đời sống văn hóa, tinh thần của người lao động trong các KCN còn
thấp kém và nghèo nàn. Kết quả cuộc khảo sát liên ngành của Tổng Liên đoàn
lao động Việt Nam và Bộ Văn hóa - thể thao và Du lịch tại các KCN, chế xuất thành phố Đà Nẵng để xây dựng đề án xây dựng đời sống văn hóa cho cơng nghiệp lao động ở các KCN, khu chế xuất, cho thấy, tại 6 KCN với hơn 200 dự án đã đi vào hoạt động (phần lớn là doanh nghiệp ngoài quốc doanh) có gần 5 vạn cơng nhân lao động thì phần lớn họ khơng những gặp nhiều khó khăn trong đời sống vật chất mà đời sống văn hóa tinh thần của họ rất nghèo nàn, đơn điệu. Chỉ có một số ít doanh nghiệp (như cơng ty Truyền tải điện 2, Cơng ty cổ phần Khí cơng nghiệp và hóa chất Đà Nẵng, Cơng ty cổ phần Dệt may Hịa Thọ...) thực hiện tốt các chế độ, chính sách cho người lao động, tạo điều kiện để người lao động được học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng, tham gia vào các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao. Phần lớn các cơng ty của nhà nước vai trị của cơng đồn trong chăm lo đời sống vật chất - tinh thần cho công nhân lao động mới được quan tâm. Cịn các cơng ty tư nhân, nhất là các cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi, các tổ chức như cơng đồn, thanh niên,… thường khơng được tổ chức hoặc có tổ chức nhưng rất yếu kém nên người lao động tự lo cho đời sống văn hóa - tinh thần của mình.
Ý thức chính trị, tính tích cực chính trị - xã hội của công nhân làm việc trong các KCN chưa thể hiện rõ nét. Phần lớn họ chưa có ý thức về trách nhiệm cơng dân, họ ít tham gia vào các hoạt động cộng đồng ở nơi cư trú, ít quan tâm đến chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, ít tìm hiểu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới. Phần lớn họ chỉ quan tâm đến việc làm, lương bổng, bạn bè, tình u, gia đình,… chứ chưa nói đến sự giác ngộ về địa vị và lòng tự hào về giai cấp
56
công nhân, ý thức về giá trị và định hướng giá trị về bản chất giai cấp cơng nhân cịn thấp kém. Vì vậy, hiện tượng đình cơng của cơng nhân trong các KCN diễn ra nhiều năm nay chủ yếu để đòi hỏi về quyền lợi vật chất. Mặc dù đội ngũ và cơ cấu giai cấp công nhân trong các KCN tăng nhanh, nhưng công tác phát triển đảng, xây dựng tổ chức đảng, tổ chức cơng đồn và các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp trong các doanh nghiệp hoạt động trong KCN còn rất yếu. Vai trò của cơng đồn, đồn Thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên, hội Liên hiệp phụ nữ trong công nhân lao động rất mờ nhạt càng làm cho nhận thức và ý thức chính trị của họ khơng được nâng cao.
Đời sống văn hóa của cơng nhân trong các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung còn quá nghèo nàn, mặc dù ở đây cchỉ mới nói đến sự hưởng thụ chứ chưa đề cập đến việc góp phần sáng tạo ra các giá trị văn hóa. Qua khảo sát đời sống công nhân tại 45 doanh nghiệp ở cho thấy có đến 60% cơng nhân khơng xem ti vi, nghe đài; 85% không đọc sách báo; 80% không học tập thể dục thể thao thường xun; 65% khơng có nhu cầu văn hóa; 65% khơng tham gia vào các hoạt động tuyên truyền và trên 60% không tham gia hoạt động văn nghệ quần chúng10. Và, trong cuộc điều tra gần đây của Viện nghiên cứu văn hóa nghệ thuật thì 71.8% (số người được hỏi) trả lời khơng đến rạp chiếu phim (trong vịng một năm), tương tự 88.2% không đến nhà hát; 77.6% không đến bảo tàng; 74% khơng đến các di tích lịch sử văn hóa; 76.5% khơng đến danh lam thắng cảnh; 84.7% không đến nhà thi đấu thể thao; 95.3% không đến câu lạc bộ; 91.8% khơng đến cung văn hóa, 89.4% khơng đến thư viện; 62.4% không đến các khu vui chơi giải trí. Chính đời sống văn hóa cơng nhân còn nghèo nàn, thiếu thốn đã làm xuất hiện hiện tượng say xỉn đánh nhau, tình dục khơng lành mạnh, dửng dưng trước cái đẹp, làm mất trật tự an ninh, an tồn xã hội, hay nói một cách khác chất lượng tinh thần của cuộc sống công nhân trong các KCN còn thấp kém.
10
57
Chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở các KCN, được triển khai khơng đều khắp, thiếu chiều sâu, cịn mang nhiều tính hình thức. Các phong trào như thi đua yêu nước, cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tuy được triển khai nhưng chưa sâu và chưa đều trong các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
An ninh, trật tự và an toàn xã hội trong các KCN và các khu dân cư liền kề KCN chưa bảo đảm. Các KCN thường là nơi tập trung nhiều người từ
nhiều vùng, miền khác nhau và có khả năng lưu chuyển dân cư rất cao nên cơ cấu và thành phần dân cư biến động thất thường. Điều này đã tạo ra những khó khăn khơng nhỏ trong công tác quản lý dân cư, đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn xã hội tại các khu vực này. Thực tế cho thấy, các khu dân cư đông đúc xung quanh các KCN thường chứa đựng nhiều nguy có cho các loại tội phạm và tệ nạn xã hội. Nhất là trong điều kiện công tác quản lý nhân khẩu chưa có nhiều thay đổi như hiện nay. Các hiện tượng như trộm cắp, đánh nhau, vi phạm luật lệ giao thông, không tuân thủ các quy định pháp luật về cư trú,v.v... thường xuyên xảy ra trong các khu dân cư xung quanh các KCN. Việc thực hiện đăng ký tạm trú, tạm vắng theo quy định của pháp luật lại thường không được tuân thủ nghiêm túc. Lợi dụng điều này, nhiều đối tương