Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về KCN để nâng cao năng lực giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình xây dựng,

Một phần của tài liệu Một số vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình xây dựng, phát triển các khu công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm miền trung hiện nay (Trang 96 - 102)

23 Đảng Cộng sản Việt Nam Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII.

2.1.Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về KCN để nâng cao năng lực giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình xây dựng,

năng lực giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình xây dựng, phát triển các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Hoạch định chính sách KCN là q trình nghiên cứu, đề xuất và ban hành các chính sách quản lý, đầu tư phát triển KCN. Quá trình này gồm một chuỗi các cơng việc liên hồn như: xác định và lựa chọn vấn đề để đề ra chính sách, xác định mục tiêu của chính sách, xây dựng các phương án chính sách với các giải pháp, công cụ để thực hiện chính sách, lựa chọn phương án chính sách tối ưu, thơng qua và ban hành chính sách.24

Thời gian qua, hệ thống chính sách quản lý phát triển KCN đã được chú trọng đổi mới, điều chỉnh, bổ sung theo hướng ngày càng phù hợp với hệ thống luật pháp trong nước và quốc tế, tạo các điều kiện để phát triển KCN. Bước đầu đã tạo ra hành lang pháp lý tương đối đầy đủ, rõ ràng, minh bạch, công nằng và công khai, tạo điều kiện cho các KCN hình thành, hoạt động hiệu quả.

Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ, thành công (mà mặt này là chủ yếu), so với yêu cầu và các tiêu chí phát triển của KCN, nhiều nội dung trong chính sách quản lý phát triển KCN ban hành còn chậm, chưa đồng bộ, chưa sát với tình hình thực tế, chưa cụ thể nên triển khai thực hiện khó khăn. Một số văn bản thể chế hóa các chính sách lớn về phát triển KCN cịn mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu tính khả thi. Tiến độ và thời gian ban hành các văn bản chưa phù hợp với hiệu lực thi hành của các văn bản pháp luật,… Những bất cập trên ảnh hưởng trực tiếp đến sự điều hành, chỉ đạo của các cấp quản lý

24 Lê Tuấn Dũng. Hoạch định chính sách đầu tư phát triển KCN - một số vấn đề đặt ra. Website:

97

KCN từ trung ương đến địa phương, làm giảm hiệu quả quản lý nhà nước đối với KCN.

Nhiều quy định pháp luật về KCN ngay sau khi ban hành đã bộc lộ những nội dung “vênh”, bất cập so thực tế nên tính khả thi thấp, phải chỉnh sửa, bổ sung nhiều lần. Có nhiều quy định pháp luật khơng cịn phù hợp nữa nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung; một số văn bản pháp luật về KCN thiếu cụ thể muốn thi hành được phải cần nhiều văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành nhưng các văn bản này lại ban hành chậm; một số nội dung chính sách mâu thuẫn, chồng chéo dẫn đến hiệu lực thi hành trong thực tế thấp (điển hình như một số quy định về tổ chức, hoạt động của các KCN, KCX tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư năm 2005). Một số quy định về tổ chức bộ máy quản lý KCN, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính,... trong các KCN chưa được các bộ/ngành/địa phương hướng dẫn cụ thể kịp thời nên các Ban quản lý KCN khó triển khai các nhiệm vụ quản lý tạo nên tình trạng thiếu thống nhất giữa các địa phương khi triển khai thực hiện. Một số quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban quản lý KCN cấp tỉnh chưa rõ ràng, chưa được hướng dân cụ thể đã gây lúng túng trong quá trình tổ chức và hoạt động của các ban quản lý KCN.

Chính sách phát triển KCN đã ban hành khơng đồng bộ với chính sách phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho các KCN. Bởi vậy nên, ngành giáo dục - đào tạo ở các địa phương có các KCN chưa chủ động có kế hoạch đón đầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ tốt cho nhiệm vụ phát triển các KCN. Chính vì vậy mà tuy đã trải qua 15 năm phát triển KCN nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo ở các vùng có KCN trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung vẫn thấp hơn bình qn tồn vùng và cả nước; các KCN trong vùng đang đối diện vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ cao. Đến nay, chính sách, kế hoạch, giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ các KCN trong vùng vẫn còn là vấn đề chưa được chú ý đúng mức.

98

Trong chính sách phát triển KCN, mảng phát triển văn hóa - xã hội ở các cộng đồng dân cư bên ngoài hàng rào KCN, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho cơng nhân làm việc trong các KCN vẫn chưa được quan tâm thích đáng cho đồng bộ nên mặc dù KCN phát triển, các doanh nghiệp trong KCN làm ăn có lãi nhưng đời sống vật chất, tinh thần của người lao động lại thấp kém, nghèo nà, ít được cải thiện.

Chính sách phát triển KCN khơng đồng bộ với chính sách đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật tự trị an trong vùng có KCN nên tình hình an ninh, trật tự ở các vùng có KCN diễn biến phức tạp.

Chính sách bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững chưa hồn thiện nên vấn đề ơ nhiễm mơi trường trong các KCN trở nên nghiêm trọng. Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các KCN vẫn xem nhẹ vấn đề bảo vệ môi trường, vi phạm nhưng không bị xử phạt nghiêm đến nơi đến chốn.

Chính sách quản lý phát triển KCN chưa đồng bộ với chính sách tái định cư, hậu tái định cư, phát triển các cộng đồng dân cư bên ngoài hàng rào KCN nên tái định cư đang nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc, người dân tái định cư vẫn bị thiệt thịi, bồi thường vẫn thiếu cơng bằng và họ vẫn ít được hưởng lợi từ sự phát triển các KCN trên chính ruộng đất của họ.

Chính sách phát triển các KCN trong vùng chưa có thống nhất và đồng bộ với chính sách đơ thị hóa. Vì vậy, ở nhiều địa phương trong vùng, sự phát triển các KCN chưa kết hợp chặt chẽ với phát triển đô thị, nên một số khu KCN phát triển đã ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển đô thị và ngược lại, sự phát triển của đô thị do đô thị hóa đã làm cho một số KCN phải điều chỉnh lại quy hoạch và chính sách thu hút đầu tư gây tốn kém cho xã hội và ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Chính sách phát triển các dịch vụ xã hội, nhất là các dịch vụ công thiết yếu phục vụ cho người lao động sống ở bên ngồi KCN chưa được quan tâm thích đáng. Bởi vậy nên, các cơ sở giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe,

99

khám chữa bênh, cung cấp các dịch vụ hành chính cơng,…đã khơng được thiết lập để phục vụ hàng chục nghìn cơng nhân sống xung quanh các KCN.

Như vậy, hệ thống các chính sách phát triển KCN hiện nay cịn thiếu, chưa đồng bộ, nhiều nội dung còn “vênh” nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung,... là nguyên nhân cơ bản đầu tiên làm nảy sinh các vấn đề xã hội trong KCN. Vì vậy, để giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình xây dựng, phát triển các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung việc đầu tiên cần làm là hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật quản lý phát triển KCN.

Trước hết, để có sự thay đổi căn bản trong hoạch định chính sách phát

triển KCN, cần đổi mới nhận thức về KCN, trong đó xác định lại khái niệm, mục tiêu thành lập KCN trong các văn bản pháp quy của nhà nước cho thống nhất và đầy đủ hơn. Từ đó, coi các tiêu chí phát triển bền vững là mục tiêu tối thượng để tránh tình trạng thu hút đầu tư vào KCN bằng mọi cách và coi trọng những yêu cầu như tính hiệu quả, tính bền vững và tác động lan tỏa của KCN đến các khu vực khác,... Từ đó, từ bỏ cách làm trong thu hút đầu tư là “nới lỏng đầu vào quản lý chặt đầu ra, hậu kiểm thay thế tiền kiểm” mà nên tạo ra một quy trình thu hút đầu tư, kiểm sốt q trình sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp một cách nhất quán theo những tiêu chí định trước.

Thứ hai, chú trọng xây dựng chính sách phát triển kết cấu hạ tầng ngồi

hàng rào KCN và chính sách phát triển văn hóa - xã hội phục người lao động và các cộng đồng dân cư ở bên ngoài KCN. Đây là những chính sách phục vụ sự phát triển bền vững của các KCN và góp phần nhanh chóng giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh do kiểu phát triển các KCN thời gian qua.

Thứ ba, hồn thiện chính sách tái định cư theo hướng đảm bảo hài hịa

lợi ích giữa 3 chủ thể là nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Theo hướng này, các chính sách tái định cư phải đồng bộ giải quyết nhiều vấn đề như giá đền bù, giải tỏa, cấp đất ở/ đất sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,… trong các cộng đồng tái định cư,… Chính sách tái định cư phải có tính ổn định, thống nhất lâu dài

100

mà khơng nên thay đổi thường xuyên, đảm bảo công bằng giữa các thời đoạn tái định cư, giữa các địa phương và giữa các dự án.25

Thứ tư, nhanh chóng soạn thảo chiến lược và kế hoạch phát triển nguồn

nhân lực phục vụ các KCN. Trong các chiến lược và kế hoạch này phải dự báo nhu cầu lao động và có những giải pháp cụ thể trong đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN và đáp ứng nhu cầu phát triển KCN. Có kế hoạch thiết lập các trường đào tạo nghề phục vụ sự phát triển các KCN. Cần có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao (cán bộ quản lý trình độ cao, cơng nhân kỹ thuật lành nghề,…đáp ứng nhu cầu phát triển của KCN. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là vùng có chất lượng nguồn nhân lực thấp hơn so với hai đầu đất nước và có các điều kiện lao động kém hấp dẫn hơn nên đang là vùng mất “chất xám”. Vì vậy, các chính sách phát triển nguồn nhân lực phải gắn kết với chính sách bố trí sử dụng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Thứ năm, hồn thiện chính sách khoa học và cơng nghệ đối với KCN. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trình độ cơng nghệ phổ biến hiện nay của các doanh nghiệp trong các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung vẫn chủ yếu nằm ở mức trung bình của thế giới với nhiều thiết bị cũ kỹ, lạc hậu đã sử dụng trên 20 năm, thậm chí là 40,50 năm. Mặt bằng chung về trình độ cơng nghệ và trang thiết bị của các doanh nghiệp lạc hậu từ 2 đến 3 thế hệ so với các nước công nghiệp phát triển. Đầu tư vào các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung chủ yếu là các công ty trong nước và của các nước như Trung Quốc, Malaixia, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông,... vốn là những nước có trình độ cơng nghệ chưa cao. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường, năng suất lao động thấp, người lao động phải làm

25 Theo GS.TSKH Đặng Hùng Võ, giá đất đai của các thành phố ở Việt Nam cao hơn so với các nước trong khu vực nên giá thuê đất trong KCN thường cao hơn các nước này. Chẳng hạn, giá thuê đất ở Tp. Hồ Chí Minh cao gấp 4-6 lần Trung giá thuê đất trong KCN thường cao hơn các nước này. Chẳng hạn, giá thuê đất ở Tp. Hồ Chí Minh cao gấp 4-6 lần Trung Quốc, 6 lần Thái Lan,… Có thể nói chính sách đất đai của ta hiện nay chưa phục vụ cho phát triển KCN. Để có đất rẻ hơn cho người dân và cũng tạo điều kiện phát triển các KCN cần có thay đổi cơ chế, chính sách quản lý đất đai một cách tồn diện.

101

thêm ca, tăng thêm giờ làm, tăng cường độ làm việc nhưng lương thưởng thấp,… Để khắc phục những vấn đề này thì một trong những giải pháp là đổi mới, hồn thiện chính sách khoa học - cơng nghệ đối với KCN trong vùng theo hướng khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, thu hút các doanh nghiệp có trình độ cơng nghệ cao đầu tư vào các KCN, hạn chế các doanh nghiệp có cơng nghệ lạc hậu gây ơ nhiễm mơi trường.

Thứ sáu, chính sách xây dựng, phát triển KCN phải thống nhất, đồng bộ với các chính sách đơ thị hóa để KCN phát triển hài hịa với q trình đơ thị hóa đang diễn ra xung quanh. Các KCN phát triển nhưng không phá vỡ quy hoạch đô thị hóa. Sự hài hịa này sẽ dẫn đến: các KCN giúp hình thành mạng lưới đơ thị hài hịa và ngược lại, các đô thị sẽ tạo điều kiện để các KCN phát triển bền vững.

Thứ bảy, chính sách xây dựng, phát triển các KCN phải chú trọng phát

triển các dịch vụ kinh tế - xã hội, nhất là các dịch vụ công phục vụ các doanh nghiệp, phục vụ người lao động và các cộng đồng dân cư xung quanh KCN.

Các dịch vụ, nhất là các dịch vụ xã hội có vai trị quan trọng trong khắc phục và giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh, giúp KCN hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững. Chú trọng phát triển các dịch vụ như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tài, bưu chính viễn thơng, tư vấn hỗ trợ đầu tư, đào tạo lao động... phục vụ các doanh nghiệp trong các KCN đồng thời, chú trọng các phát triển các dịch vụ văn hóa - xã hội, dịch vụ hành chính, pháp luật phục vụ đời sống của người lao động và của người dân trong các cộng đồng dân cư liền kề KCN.

Để có được một hệ thống các chính sách phát triển KCN đồng bộ, khả thi giúp KCN phát triển bền vững cần nhiều yếu tố, nhưng có 2 yếu tố quan trọng nhất khơng thể bỏ qua trong q trình xây dựng chính sách là: Thứ nhất, nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ cán bộ soạn thảo chính sách, và thứ hai là phải xây dựng được cơ chế huy động sự tham gia của các nhà khoa học,

102

nhà quản lý, các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân, tham gia xây dựng chính sách phát triển KCN.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình xây dựng, phát triển các khu công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm miền trung hiện nay (Trang 96 - 102)