Đào Thế Tuấn Các lý thuyết phát triển Tạp chí Xã hội học, số 2/1992.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình xây dựng, phát triển các khu công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm miền trung hiện nay (Trang 33 - 36)

34

đến cùng đều là do con người sáng tạo ra bằng năng lực và vì những mục đích cụ thể của họ.

Thực tế lịch sử phát triển các nước tư bản chủ nghĩa trong thế kỷ XX cũng cho thấy sự bế tắc, sự khơng hồn chỉnh của các lý thuyết phát triển trên. Cụ thể, ở những năm cuối của thế kỷ XX, người ta đã nhận thấy, việc ứng dụng các lý thuyết phát triển trên đã dẫn đến việc thực thi các chính sách phát triển kém bền vững với nhiều nguy cơ như:

- Tăng trưởng kinh tế cao nhưng phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc. Một bộ phận lớn dân cư thế giới bị bần cùng hóa, bị đẩy ra khỏi xu thế phát triển chung, và rốt cuộc, họ lại trở thành lực cản cho sự phát triển bền vững với các tệ nạn như nghèo đói, bệnh tật, thất học, thất nghiệp, tội phạm… gây bất ổn xã hội gia tăng.

- Tăng trưởng kinh tế nhưng việc làm ngày càng giảm đi. Một tỷ lệ lớn người lao động, đa số là thanh niên, do khơng có cơ hội tiếp cận các yếu tố kỹ thuật, công nghệ mới nên khơng thể tìm được việc làm, lâm vào tình trạng thất nghiệp, bị bần cùng hóa, tệ nạn xã hội phát sinh.

- Tăng trưởng kinh tế cao không đi kèm với sự gia tăng hạnh phúc của con người. Văn hóa, đạo đức, lối sống bị suy thối, con người lâm vào tình trạng trống rỗng về tâm hồn, sống không lý tưởng, bi quan, yếm thế, cô đơn, sống gấp…

- Tăng trưởng kinh tế nhưng môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên bị cạn kiệt. Cân bằng sinh thái suy giảm… khiến con người ngày càng khó thích nghi hơn với mơi trường xung quanh. Bệnh tật ngày càng gia tăng, chất lượng đời sống có nguy cơ bị giảm sút…

Rõ ràng, những lý thuyết, những mơ hình phát triển trên chứa nhiều sự sai lệch, mà sai lệch căn bản nhất là đã chia cắt sự phát triển xã hội, vốn mang tính tồn diện, phức hợp, đa chiều, các bộ phận của nó có quan hệ hữu cơ mật thiết với nhau, thành những mặt tách rời nhau một cách siêu hình. Khơng những vậy, các lý thuyết đó cịn có xu hướng tuyệt đối hóa yếu tố kinh tế

35

thành yếu tố duy nhất, đồng nhất sự tăng trưởng kinh tế với sự phát triển xã hội nói chung, xem kinh tế là liều thuốc vạn năng để thúc đẩy tiến bộ xã hội. Biểu hiện rõ nhất là Liên hiệp quốc từng coi mức thu nhập bình quân đầu người (GDP per capita) là thước đo duy nhất trình độ phát triển của các quốc gia, vùng lãnh thổ, cộng đồng người trên thế giới. Từ đó, nhiều nước đã tìm mọi cách để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bất chấp cái giá về mặt xã hội mà họ phải trả là rất đắt. Đến lượt nó, những vấn đề xã hội như đã kể trên lại trở thành lực cản, thành nguy cơ tiềm ẩn đe dọa sự tồn tại và phát triển bền vững của kinh tế.

Dĩ nhiên, khơng ai trên thế giới có thể phủ nhận vai trò nền tảng của yếu tố kinh tế. Xét đến cùng, mọi quá trình phát triển đều xuất phát từ các nguyên nhân kinh tế. Nhưng vấn đề đặt ra là mọi thành tựu kinh tế đều do con người sáng tạo ra và đều vì mục đích thúc đẩy sự tiến bộ, nhân văn hóa đời sống của con người. Trong thực tế, các chương trình kinh tế, vì nhu cầu nội tại của mình cũng đương nhiên tham gia giải quyết các vấn đề xã hội rất cơ bản như: giải quyết việc làm; nâng cao thu nhập và mức sống cho người dân - chống đói nghèo, nâng cao năng lực nghề nghiệp cho người lao động; góp phần phịng chống tệ nạn xã hội… Chẳng hạn, trong thời gian vừa qua, cùng với việc xây dựng, phát triển, đưa vào hoạt động ngày càng nhiều hơn các dự án kinh tế trong các KCN, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã gia tăng với tốc độ nhanh hơn. Thu nhập bình quân đầu người, nhờ đó, cũng khơng ngừng được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo đói trong vùng đã giảm với tốc độ khá nhanh, thu nhập và chất lượng đời sống của mỗi người dân đang được cải thiện đáng kể. Nhiều địa phương trong vùng, do kinh tế phát triển đã chi tiêu nhiều hơn cho các nhu cầu phát triển xã hội và do đó đã góp phần giải quyết tốt hơn một số vấn đề xã hội nảy sinh. Đây là minh chứng rõ nét nhất cho vai trò của nhân tố kinh tế trong giải quyết các vấn đề xã hội.

Tuy nhiên, do tác động của quy luật phát triển không đều, do tác động của các quy luật thị trường (như quy luật giá trị, quy luật cung - cầu; quy luật

36

cạnh tranh…) sự phát triển của kinh tế tự nó khơng bao giờ hướng tới giải quyết được những vấn đề xã hội một cách tự động, tự giác. Vì các vấn đề xã hội vốn rất đa diện, phức tạp với nhiều nội dung, đối tượng, cấp độ khác nhau nên để giải quyết chúng không chỉ cần “tiền” mà còn cần đến sự nhận thức và nỗ lực của những nhân tố chủ quan. Hơn nữa, trong thực tế, đơi khi chính các chương trình kinh tế (thường chạy theo lợi nhuận tối đa) lại là tác nhân làm nảy sinh hàng loạt các vấn đề xã hội bức xúc như làm gia tăng bất bình đẳng về thu nhập và mức sống; bất bình đẳng về cơ hội phát triển giữa các nhóm người; tiềm tàng nguy cơ làm gia tăng các tệ nạn xã hội, làm suy thối mơi trường, làm cạn kiệt tài nguyên; thậm chí có thể là căn ngun làm suy thối mơi trường văn hóa - đạo đức - lối sống,… Chẳng hạn, sự phát triển công nghiệp một cách thiếu cân nhắc có thể đưa lại nguồn thu rất lớn, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh, cải thiện thu nhập và mức sống của một bộ phận người dân. Nhưng, mặt khác, có thể dẫn đến mơi trường ơ nhiễm nặng nề, sinh thái mất cân bằng nghiêm trọng và từ đó có thể làm nảy sinh những vấn đề xã hội gay cấn khác như phân hóa giàu nghèo thái quá, lối sống tiêu dùng trong môi trường đầy rẫy tệ nạn xã hội (như mại dâm, ma túy, tội phạm,…)

Một phần của tài liệu Một số vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình xây dựng, phát triển các khu công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm miền trung hiện nay (Trang 33 - 36)