122
2.6. Nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước và của hệ thống chính trị địa phương trong q trình xây dựng, nhà nước và của hệ thống chính trị địa phương trong q trình xây dựng, phát triển các KCN.
Có thể thấy rằng nhiều vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình xây dựng, phát triển các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bắt nguồn từ những yếu kém, bất cập trong tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về KCN cũng như của cả hệ thống chính trị địa phương trong nắm bắt, xử lý các vấn đề xã hội khi chúng nảy sinh. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm nghiêm trọng của người dân địa phương có KCN, sự ô nhiễm môi trường sống do các KCN, hiện tượng đình cơng, bãi cơng, lãn cơng bùng phát, các vấn đề bức xúc trong quá trình tái định cư xây dựng các KCN, tình trạng an ninh - trật tự không đảm bảo trong một số khu dân cư liền kề các KCN,v.v… không phải là không liên quan đến vấn đề tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về KCN cũng như hiệu lực lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị địa phương.
Thực tế cho thấy, trong quá trình xây dựng, phát triển các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nói riêng, cả nước nói chung, là tình trạng chồng chéo trong chức năng quản lý nhà nước các KCN do các văn bản quy phạm pháp luật quy định về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của các ban quản lý KCN là chưa đầy đủ, hay thay đổi và thiếu nhất quán ngay từ đầu. Chẳng hạn, các KCN của các địa phương trong vùng đang hoạt động theo nhiều mơ hình quản lý khác nhau: KCN có thể là hoạt động theo mơ hình cơng ty đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng, hoặc có thể thuộc quyền quản lý của công ty đầu tư phát triển KCN, hoặc chỉ là một Ban quản lý,... Trong khi đó, cơng tác quản lý nhà nước về KCN vẫn cịn tình trạng chồng chéo giữa các sở, ban, ngành cũng như giữa tỉnh/thành phố và các quận/huyện.
Luật đầu tư mới và các Nghị định đã được ban hành (Như Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 Tháng 03 năm 2008 về KCN, khu chế xuất, khu kinh tế của Thủ tướng Chính phủ) đã đánh dấu bước chuyển đổi quan trọng
123
trong tư duy quản lý nhà nước về KCN trong đó chuyển mạnh hơn từ cơ chế ủy quyền sang cơ chế phân cấp. Tuy nhiên, nhiều Ban quản lý KCN chưa thực sự thích nghi kịp với hệ thống cơ chế, chính sách mới đã được điều chỉnh. Một số Ban quản lý KCN mới được thành lập còn chưa xác định rõ chức năng, nhiệm vụ mới của mình về quản lý nhà nước về đầu tư đối với các KCN.32
Sự phối hợp giữa Ban quản lý các KCN với các Doanh nghiệp và với các cơ quan, ban, ngành trong hệ thống chính trị địa phương trong q trình xây dựng, phát triển các KCN cịn rất nhiều hạn chế, thiếu một cơ chế phối hợp hoạt động mang tính chun nghiệp, hiệu quả. Vì vậy các vấn đề xã hội nảy sinh chậm được phát hiện và phối hợp giải quyết thiếu hiệu quả. Điều này cịn dẫn tới tình trạng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, “cha chung khơng ai khóc” trong xử lý các vấn đề xã hội nảy sinh.
Trong khi đó, đội ngũ cán bộ của các Ban quản lý KCN với các các cán bộ có liên quan trong quản lý nhà nước về KCN còn yếu nhiều mặt, chủ yếu tập trung vào các công việc sự vụ hành chính chun mơn nên hiệu quả phát hiện, nắm tình hình và xử lý các vấn đề xã hội nảy sinh cịn yếu.
- Cơ chế trao đổi thơng tin giữa doanh nghiệp, ban quản lý KCN, hệ thống chính trị địa phương và các cơ quan trung ương có liên quan cịn rất nhiều ách tắc, thiếu thơng suốt nên các vấn đề xã hội chậm được phát hiện và giải quyết,…
Để góp phần phát hiện, giải quyết hiệu quả các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình xây dựng, phát triển các KCN cần kiện toàn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ban quản lý KCN đồng thời tăng cường sự phối kết hợp trong trao đổi thông tin, giải quyết vấn đề giữa các ban quản lý KCN với các doanh nghiệp và các cơ quan, ban ngành trong hệ thống chính trị ở địa phương, trung ương. Để làm được điều đó, thiết nghĩ cần: