Giang Long Nâng cao nhận thức pháp luật cho người laođộng và người sử dụng lao động Báo QĐND Thứ Ba, 10/03/

Một phần của tài liệu Một số vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình xây dựng, phát triển các khu công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm miền trung hiện nay (Trang 129 - 134)

- Xây dựng, củng cố các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp trong

35 Giang Long Nâng cao nhận thức pháp luật cho người laođộng và người sử dụng lao động Báo QĐND Thứ Ba, 10/03/

130

công diễn ra thời gian qua ở trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cho thấy, tất cả các cuộc đình cơng, bãi cơng, lãn cơng này đều diễn ra một cách tự phát, không hề tuân theo các quy định về đình cơng, bãi cơng trong pháp luật lao động của nước ta. Do hiểu biết về pháp luật yếu kém nên trong một thời gian dài, người lao động, nhất là lao động phổ thông, lao động thuê theo thời vụ, đã bị người sử dụng lao động chèn ép, xâm phạm những quyền, lợi ích chính đáng. Nhiều nơi, người lao động phải làm thêm giờ trái với quy định của pháp luật nhưng lại không được nhận được tiền công tương xứng. Một số công nhân làm việc ở bộ phận độc hại nhưng không được hưởng trợ cấp độc hại. Nhiều chủ doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định về nâng lương tối thiểu, chậm tăng lương cho người lao động, không ký hợp đồng lao động. Có nơi, người sử dụng lao động tuy có nâng lương tối thiểu theo đúng quy định nhưng lại cắt giảm các khoản phụ cấp, trợ cấp khác. Người sử dụng lao động né tránh việc trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, vi phạm các quy trình, quy phạm an tồn lao động. Khi cho người lao động thơi việc, nhiều chủ sử dụng lao động không thực hiện đúng các trình tự thủ tục thơi việc. Trong giao tiếp ứng xử với công nhân, nhiều chủ doanh nghiệp có thái độ khơng tơn trọng cơng nhân, đối xử thơ bạo thậm chí là dùng nhục hình đối với cơng nhân,… Khi có vụ việc xảy ra, nhiều chủ sử dụng lao động có thái độ bất hợp tác với các cơ quan chức năng và tổ chức công đoàn khi họ kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật lao động...

Trong số những người sử dụng lao động có khơng ít người hiểu biết về pháp luật cịn yếu kém. Ngồi ra, một bộ phận trong số họ do văn hóa pháp luật thấp kém nên đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật của người lao động để làm bừa, làm ẩu, làm trái quy định của luật pháp xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Vì vậy họ đã cố tình vi phạm những quyền và lợi ích của người lao động như khơng ký kết hợp đồng lao động, khơng đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, không thực hiện chế độ lương, thưởng, nghỉ phép và nhiều điều kiện làm việc khác như luật định và như đã cam kết. Thậm chí, họ đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết và thái độ cam chịu của

131

người lao động để cắt xén tiền công - tiền lương, tăng giờ làm, tăng cường độ lao động, vi phạm các thỏa thuận cam kết trước đây với công nhân, tùy tiện sa thải công nhân,…36

Vì vậy, để hạn chế sự nảy sinh các vấn đề xã hội, nhất là các vấn đề liên quan tới lao động - việc làm thì trước mắt, phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động, nhất là pháp luật về lao động. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng ở đó là chưa đủ vì như trên đã phân tích, có nhiều người hiểu biết rất rõ về pháp luật nhưng vẫn cố tình vi phạm pháp luật. Vì vậy nên, về lâu dài, cùng với việc tuyên truyền pháp luật cần phải xây dựng văn hóa pháp luật trong các doanh nghiệp. Để thực hiện được điều này, theo chúng tôi, cần tập trung vào một số vấn đề sau đây:

Trước hết, các cơ quan quản lý nhà nước và các ban ngành, đoàn thể

hoạt động trong các KCN tăng cường các hoạt động phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật, nhất là pháp luật lao động và pháp luật về môi trường, cho người lao động và các chủ sử dụng lao động trong KCN. Trong công tác này, sự phối hợp nhịp nhàng giữa cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp là điều kiện thuận lợi giúp người lao động, chủ doanh nghiệp tiếp nhận, nắm bắt các quy định pháp luật cũng như cách thức giải quyết các vấn đề nảy sinh bằng pháp luật. Việc tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật cho các chủ doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng, góp phần vào việc cải thiện và đảm bảo cho quan hệ lao động, quan hệ “chủ - thợ” trở nên hài hòa. Các cơ quan quản lý nhà nước nên thường xuyên tổ chức tập huấn, hướng dẫn các chính sách, pháp luật, nhất là pháp luật về lao động, môi trường cho các doanh nghiệp.

36 Theo các văn bản quy phạm pháp luật mà nhà nước đã ban hành, khi doanh nghiệp đi vào sản xuất - kinh doanh thì phải thực hiện các quy định của pháp luật về lao động như: khai báo về lao động, xây dựng nội qui lao động (theo điều 83 phải thực hiện các quy định của pháp luật về lao động như: khai báo về lao động, xây dựng nội qui lao động (theo điều 83 của Bộ luật lao động), xây dựng và ký kết thoả ước lao động tập thể, báo cáo thu nhập hàng tháng và thực hiện một số quy định khác theo pháp luật lao động,... tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp đã "quên" thực hiện các quy đinh này. Vì vậy nên, trong tổng số 11.168 lao động đang làm việc trong KCN Phú Tài chỉ có 2.924 người được đóng bảo hiểm xã hội (chủ yếu là DN nhà nước); trong các KCN ở Quảng Ngãi, chỉ có khoảng 43% được ký kết hợp đồng lao động,…

132

Đối với người lao động, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cần làm bằng nhiều hình thức, với sự tham gia của nhiều tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp mà người lao động là thành viên.

Thứ hai, tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật trong các doanh nghiệp hoạt động trong KCN, đồng thời xử lý kịp thời và đúng đắn các vi phạm pháp luật, nhất là pháp luật lao động. Ban Quản lý cần tăng cường giám sát việc thực thi Bộ Luật Lao động tại các doanh nghiệp và có biện pháp chế tài đủ mạnh đối với các doanh nghiệp cố tình tránh né, vi phạm kéo dài.

Thứ ba, gắn kết việc nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, áp

dụng các tiêu chuẩn SA 8000 với quá trình nâng cao trách nhiệm tuân thủ pháp luật lao động của người sử dụng lao động. Dần dần hình thành ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm của họ trong thực thi nghiêm túc các quy định của pháp luật về lao động và bảo vệ môi trường.

Thứ tư, vận động các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp tư nhân,

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp như tổ chức đảng, cơng đồn, thanh niên,… được thành lập và hoạt động có hiệu quả trong doanh nghiệp, đồng thời vận động doanh nghiệp soạn thảo, ban hành quy chế hợp tác với các tổ chức nêu trên.

Cần có ngay các biện pháp xây dựng tổ chức cơng đồn cơ sở doanh nghiệp thật vững mạnh, “đủ sức” đại diện cho người lao động trong xử lý các vấn đề nảy sinh cũng như làm cầu nối xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa chủ doanh nghiệp và người lao động (thông qua cơ chế đàm phán, thương lượng, thỏa thuận); đồng thời có biện pháp thích hợp tăng tính chất độc lập và tính chất đại diện cho người lao động của cơng đồn (để tổ chức cơng đồn khơng cịn lệ thuộc vào giới chủ, có năng lực bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người lao động). Sau khi được tổ chức vững mạnh, tổ chức cơng đồn cơ sở có thể đại diện cho người lao động tham gia xây dựng các nội quy, quy chế

133

làm việc trong doanh nghiệp; tham gia soạn thảo và ký kết hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể với chủ doanh nghiệp,v.v...

Thứ năm, đa dạng hóa hình thức và tăng cường hiệu quả hoạt động của

các tổ chức đoàn thể quần chúng tự nguyện trong cộng đồng người lao động như: tổ tự quản công nhân, tổ hòa giải xã hội, câu lạc bộ nữ thanh niên công nhân,v.v... để lồng ghép việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao văn hóa pháp luật với các chương trình hoạt động khác, phù hợp với từng thời điểm, từng đối tượng với nội dung phong phú, thiết thực để thu hút được nhiều người tham gia. Đầu tư xây dựng tủ sách pháp luật trong doanh nghiệp, trong KCN nhằm cung cấp đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật, các tài liệu hướng dẫn phổ biến pháp luật để người lao động có thể tiếp cận tìm hiểu.

Mới đây, Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử

dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2009-2012 vừa được

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đề án đặt ra mục tiêu cụ thể đến hết năm 2012,

phấn đấu đạt 95% người sử dụng lao động và 70% người lao động được tuyên

truyền, phổ biến pháp luật lao động và các quy định pháp luật liên quan tới hoạt

động của doanh nghiệp, quyền, nghĩa vụ của công dân và người lao động.

Sẽ tiến hành nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện chính sách khuyến khích các doanh nghiệp chủ động tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động; xây dựng nguồn tài liệu về pháp luật để tuyên truyền, phổ

biến; đổi mới, nâng cao hiệu quả các hình thức, phương pháp phổ biến, tuyên

truyền pháp luật,...

Đề án sẽ được triển khai thực hiện trong 4 năm từ 2009 đến 2012 từ trung ương tới

các địa phương trong cả nước.

Như vậy, nếu hiểu văn hóa pháp luật là sự hiểu biết và nhận thức sâu

sắc về pháp luật cũng như thực hiện đầy đủ những địi hỏi của pháp luật với ý thức cao, thì việc xây dựng văn hóa pháp luật trong doanh nghiệp hiện nay là

điều kiện có ý nghĩa quyết định để hạn chế sự nảy sinh cũng như để giải quyết hiệu quả các vấn đề xã hội trong KCN. Điều này khơng chỉ có ý nghĩa đối với riêng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung mà đối với toàn quốc gia. Đây là việc làm cần thiết và nên bắt đầu ngay từ bây giờ.

134

2.9. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân trong các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: KCN ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:

Như trên đã trình bày, trong quá trình xây dựng, phát triển các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, đời sống vật chất của người lao động trong các KCN tuy có được nâng lên nhưng so với mặt bằng chung của toàn xã hội thường chậm hơn. Vì vậy, trong điều kiện lạm phát cao, vật giá leo thang, đời sống ngày càng đắt đỏ, thì mức sống của một bộ phận khá lớn người lao động trong các KCN không được nâng lên, thậm chí có khi cịn giảm sút. Trong khi đẩy mạnh xây dựng, phát triển các KCN, tập trung cho các chỉ tiêu về đầu tư lấp đầy, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật thì đời sống văn hóa - tinh thần của người lao động lại bị bỏ trống, ít được quan tâm đầu tư phát triển. Từ đó, các mức sống và điều kiện sống (vật chất, tinh thần) của người lao động trong các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung rất thấp kém:

- Thu nhập bình quân của các công nhân làm việc trong KCN rất thấp (chỉ khoảng 800.000 đồng/người/tháng), không đủ để trang trải các nhu cầu thiết yếu cơ bản trong cuộc sống con người và tái sản xuất sức lao động .

- Phần lớn cơng nhân khơng có nhà ở đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường tối thiểu, phải th phịng ở bên ngồi với điều kiện vệ sinh, môi trường thấp kém, an ninh không đảm bảo. Hiện tại số cơng nhân được doanh nghiệp bố trí chỗ ở mới chỉ đạt khoảng 5%37.

- Đời sống văn hóa - tinh thần của người lao động trong KCN hầu như không được quan tâm xây dựng, các nhu cầu về văn hóa - xã hội của họ không được ai quan tâm đáp ứng, các cơ sở về văn hóa - giáo y tế, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ cho người lao động trong các KCN hầu như không được đầu tư xây dựng.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình xây dựng, phát triển các khu công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm miền trung hiện nay (Trang 129 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)