Ban hành kèm theo Quyết định 29/2007/QĐ-BCN

Một phần của tài liệu Một số vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình xây dựng, phát triển các khu công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm miền trung hiện nay (Trang 90 - 92)

91

Ở Việt Nam, phát triển bền vững đã được Đảng và Nhà nước ta đặt ra như là một quan điểm phát triển quan trọng và được cụ thể hóa thành những mục tiêu trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, lần thứ X đã đề ra các mục tiêu phát triển bền vững tầm quốc gia và cam kết thực hiện các mục tiêu phát triển này với quốc tế. Chính phủ đã ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững (Chương trình nghị sự 21) của Việt Nam. Vì vậy phát triển bền vững trong xây dựng, phát triển các KCN cũng là để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đất nước.

Trong khuôn khổ đề tài này, có thể hiểu phát triển bền vững khu KCN là việc bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế ổn định, có hiệu quả ngày càng cao trong bản thân KCN, gắn liền với việc bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống, cũng như những yêu cầu về ổn định xã hội, an ninh quốc phịng trong khu vực có KCN cũng như tồn lãnh thổ quốc gia. Như vậy, nội hàm của phát triển bền vững KCN khơng nằm ngồi ba mục tiêu của phát triển bền vững là phát triển kinh tế hiệu quả; phát triển xã hội hài hòa, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; và khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường trong và ngoài KCN.

Theo quan niệm trên, phát triển bền vững KCN phải được xem xét trên hai góc độ:

- Đảm bảo tính chất bền vững gắn với hiệu quả trong hoạt động của bản thân KCN, trong đó bảo đảm tính hiệu quả kinh tế cao trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của KCN, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong KCN và cả KCN nhưng bảo đảm các tiêu chuẩn về chất lượng mơi trường trong và bên ngồi KCN.

- Đảm bảo KCN có tác động lan tỏa tích cực đến kinh tế - xã hội và môi trường của địa phương, nhất là các vùng cận kề KCN. Điều này được thể hiện ở chỗ, KCN tác động tạo sự chuyển dịch tích cực của cơ cấu kinh tế theo

92

hướng hiện đại, tiến bộ; KCN có vai trị tích cực trong việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và hạ tầng xã hội cho khu vực có KCN; KCN có tác động tích cực và giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực của các vấn đề xã hội như giúp giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho dân cư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo an ninh - trật tự - an toàn xã hội, giảm ô nhiễm môi trường,...22

Hai là, phát triển các KCN phải có tầm nhìn dài hạn lấy hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường là mục tiêu cao nhất, phải kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội, gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ mơi trường, đảm bảo an ninh - quốc phịng.

KCN hoạt động hiệu quả sẽ tạo nhiều nguồn thu cho ngân sách nhà nước và địa phương tạo các tiền đề kinh tế để giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội nảy sinh. Tuy nhiên, chúng ta không được trông chờ đến khi sản xuất - kinh doanh trong KCN phát triển mạnh, KCN hoạt động có hiệu quả mới giải quyết các vấn đề xã hội mà phải có tầm nhìn dài hạn, có các giải pháp phát hiện, giải quyết các vấn đề xã hội ngay từ đầu (sớm nhất là khi quy hoạch KCN), để sớm có những giải pháp đầu tư tạo việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ mơi trường, phát triển đời sống văn hóa - tinh thần của người lao động, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội trong các khu dân cư và trong KCN. Ngay từ đầu phải quan tâm đúng mức đến việc cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động cũng như của nhân dân trong vùng có KCN. Vì vậy trong xây dựng, phát triển các KCN phải gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa - xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh.

Ba là, chú trọng vấn đề tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong quá trình xây dựng, phát triển các KCN.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình xây dựng, phát triển các khu công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm miền trung hiện nay (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)