nhiều vì nơng nghiệp đã giảm sút nghiêm trọng. Trong khi đó, nhiều quốc gia cơng nghiệp hóa Âu - Mỹ đã trở thành
104
quả sử dụng đất rất thấp). Thậm chí, ở nhiều KCN đã để đất trống hoang hóa trong nhiều năm do khơng thu hút được đầu tư.
Trong quy hoạch các KCN, các địa phương chưa thực sự gắn việc quy hoạch phát triển các KCN của mình với quy hoạch ngành, quy hoạch tồn vùng lãnh thổ trong phát triển công nghiệp. Do được quy hoạch riêng rẽ, không gắn kết với nhau nên mạng lưới KCN được hình thành trong từng tỉnh/thành mang nặng tính cục bộ, ít bổ sung cho nhau, thúc đẩy lẫn nhau mà nặng tính khép kín theo địa giới hành chính (cấp tỉnh/thành hoặc cấp huyện/thị). Hầu như địa phương nào cũng có các KCN với chức năng tương tự nhau nên không tận dụng được những lợi thế so sánh. Sự hình thành các KCN giống nhau ở các địa phương bên cạnh nhau đã làm xuất hiện tình trạng lãng phí đầu tư, cạnh tranh thiếu lành mạnh trong thu hút đầu tư, thu hút nguồn nhân lực27. Việc xây dựng, phát triển các KCN không theo một quy hoạch chung thống nhất, không bổ sung, tận dụng các lợi thế so sánh của từng địa phương là một trong những nguyên nhân gián tiếp dẫn tới sự nảy sinh một số vấn đề xã hội, nhất là các vấn đề liên quan đến đời sống người lao động, vấn đề cơ cấu lao động, vấn đề lao động - việc làm,...
Quy hoạch phát triển các KCN trong vùng vẫn chưa chưa kết hợp đúng đắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội. Vì vậy nên, KCN phát triển nhưng đời sống của người lao động làm việc trong KCN, của người dân liền kề KCN vẫn thấp kém, nghèo nàn, khó khăn. Người dân địa phương tại chỗ vốn đã hy sinh nhiều lợi ích của mình cho sự ra đời và phát triển của KCN lại ít được hưởng lợi từ chính sự phát triển của KCN.
Ngay từ đầu, việc quy hoạch phát triển các KCN cịn mang tính phiến diện, chưa đồng bộ, chủ yếu chú trọng quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng bên trong phục vu các doanh nghiệp đầu tư vào KCN mà chưa gắn một cách đồng bộ với quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, khu dân cư, hạ tầng
27 Theo đánh giá của các công ty tư vấn đầu tư nước ngoài, các yếu tố ưu đãi ít được nhà đầu tư sử dụng để tính tốn hiệu quả dự án. 80% dự án vẫn đầu tư khơng tính đến các yếu tố ưu đãi, họ chỉ xem trọng môi trường đầu tư, sự thân thiện của quả dự án. 80% dự án vẫn đầu tư khơng tính đến các yếu tố ưu đãi, họ chỉ xem trọng môi trường đầu tư, sự thân thiện của chính quyền qua thủ tục hành chính, sự ổn định nhất quán và tính minh bạch trong chính sách nhà nước. (xem: Phương Ngọc Thạch. Các chính sách tác động không thuận lợi đến phát triển các KCN. đã dẫn)
105
xã hội bên ngồi hàng rào KCN. KCN có nhiều ưu tiên, ưu đãi cho doanh nghiệp để thu hút đầu tư, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh nhưng lại khơng chú ý bảo vệ quyền lợi, khuyến khích các doanh nghiệp quan tâm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động,… Đã có tình trạng mất cân bằng trong phát triển giữa trong với ngoài KCN, giữa kinh tế với văn hóa - xã hội,… ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững của KCN và của tồn vùng. Tình trạng các KCN đi vào hoạt động nhưng công nhân thiếu nhà ở, thiếu những điều kiện sinh hoạt tối thiểu, thiếu các cơ sở văn hóa - giáo dục, y tế, thể thao tối thiểu, tình trạng mất an ninh trật tự, nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội,… là kết quả của tình trạng quy hoạch này.
Trong quy hoạch phát triển các KCN ngay từ đầu đã có quan niệm cho rằng phải ưu ái các nhà đầu tư, chấp nhận một sự hy sinh nào đó về môi trường và xã hội để hướng tới mục tiêu lấp đầy KCN. Đây là quan niệm sai lầm. Lẽ ra vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển xã hội phải được quan tâm ngay từ đầu trong quy hoạch xây dựng KCN.
Để nâng cao chất lượng cơng tác quy hoạch KCN, góp phần giảm thiểu sự nảy sinh những vấn đề xã hội trong quá trình xây dựng, phát triển KCN ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, cần:
Thứ nhất, quy hoạch KCN phải thống nhất, đồng bộ với các loại quy hoạch toàn quốc, toàn vùng như: quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ,... Trên cơ sở như vậy, quy hoạch phát triển KCN của từng địa phương phải tuân thủ quy trình để đảm bảo sự ăn khớp với quy hoạch chung của quốc gia, của vùng và với quy hoạch của các Bộ, ngành. Trên cơ sở đó mới có thể phát huy được lợi thế của vùng như một không gian kinh tế thống nhất, kết hợp được lợi thế của từng địa phương. Để làm được điều này một cách hiệu quả, cũng đã đến lúc phải có Bộ luật về kế hoạch hóa (để xác định khn khổ pháp luật với những định chế và chế tài cần thiết liên quan đến quyền hạn, trách nhiệm và trình tự pháp
106
lý của việc lập kế hoạch, thực thi, giám sát và điều chỉnh kế hoạch ở các cấp quản lý từ trung ương đến vùng và các địa phương).
Trong quy hoạch xây dựng, phát triển các KCN cần tăng cường phối hợp quy hoạch giữa các KCN, giữa các địa phương trong vùng nhằm làm giảm chi phí, tăng hiệu quả hoạt động của các KCN.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Hùng Võ, cho rằng quy hoạch phát triển hệ thống KCN phải được xem xét trên bình diện của cả nước và của các vùng chứ không nên chỉ là quy hoạch của riêng từng tỉnh/ thành. “Chúng ta cần đánh giá tổng thể vùng nào là vùng công nghiệp, vùng nào không phát triển công nghiệp, hoặc công nghiệp “thấp”, hoặc thuần nông. Cần có một quy hoạch phát triển hệ thống KCN chung cho cả nước mới mong khắc phục được tình trạng “nhà nhà làm KCN” như hiện nay...”28.
Thứ hai, quy hoạch KCN phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế
- xã hội, quy hoạch đất đai, quy hoạch dân cư, quy hoạch đô thị,... của từng địa phương nhằm bảo đảm sự phù hợp, tính thống nhất, tính khả thi trong quy hoạch nhằm mang lại hiệu quả tồn diện về kinh tế, xã hội, mơi trường trong quá trình xây dựng, phát triển KCN.
Qui hoạch KCN của mỗi địa phương phải đảm bảo thống nhất với các loại qui hoạch ở địa phương sau đây: quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch không gian sử dụng đất, quy hoạch ngành và quy hoạch lãnh thổ,... Quy hoạch các KCN phải kết hợp chặt chẽ với quy hoạch đơ thị hóa, phân bố dân cư để giúp hình thành mạng lưới đơ thị hài hịa, tránh hình thành các đơ thị q lớn hoặc quá phân tán.
Thứ ba, trong quy hoạch phát triển KCN cần phải tính trước các tiêu
chí đầu tư hoạt động trong KCN để giảm thiểu những tác động tiêu cực về xã hội, môi trường trong quá trình KCN đi vào hoạt động. Trên cơ sở các tiêu chí đã được hoạch định, các dự án đầu tư, hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của từng dự án sẽ được thẩm định. Nếu dự án nào có đóng góp nhiều cho