Anh Minh Khu công nghiệp, khu chế xuất 15 năm và những bài học Thời báo Kinh tế Sài Gòn 7/

Một phần của tài liệu Một số vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình xây dựng, phát triển các khu công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm miền trung hiện nay (Trang 106 - 109)

107

ngân sách nhà nước mà không bù đắp được các khoản mà Nhà nước phải bỏ ra để xử lý các vấn đề xã hội, môi trường phát sinh do dự án thì kiên quyết khơng cho phép triển khai thực hiện.

Thứ tư, quy hoạch phát triển các KCN phải đồng bộ với quy hoạch xây

dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào KCN, giải quyết các vấn đề văn hóa - xã hội như vấn đề nhà ở, giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe, hưởng thụ các giá trị văn hóa - tinh thần, đảm bảo an ninh trật tự,… cho công nhân làm việc trong các KCN và cho các cộng đồng dân cư sống liền kề các KCN.

Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá các tác động về mặt xã hội của KCN và các dự án đầu tư vào KCN ngay trong quá trình quy hoạch KCN.

Để có một luận chứng khoa học các tác động xã hội của KCN và các dự án đầu tư vào KCN đối với địa phương và các cộng đồng dân cư trong vùng cần phải có cơ chế để các nhà khoa học và cộng đồng dân cư tham gia vào quá trình quy hoạch KCN. Kiên quyết tránh cách quy hoạch áp đặt một chiều. Trước khi lập quy hoạch phải tiến hành điều tra khảo sát và dự báo các vấn đề xã hội có thể sẽ nảy sinh.

Thứ năm, khắc phục tình trạng quy hoạch treo cũng như dự án treo trong quy hoạch phát triển KCN.

Thứ sáu, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch sử dụng đất KCN.

Để nâng cao chất lượng công tác quy hoạch sử dụng đất KCN, cần rà soát, điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển KCN để phát hiện các trường hợp quy hoạch KCN được duyệt nhưng không được triển khai, hoặc bỏ trống ảnh hưởng hiệu quả sử dụng đất KCN. Thực hiện tốt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cơng văn số 2031/VPCP-CN ngày 31/3/2008 về không phát triển KCN trên đất nông nghiệp có năng suất ổn định và Quyết định số 391/QĐ-TTg ngày 18/4/2008. Cần đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng đất nơng nghiệp có năng suất cao và ổn định vào phát triển KCN. Nếu phải sử dụng đất nông nghiệp để phát triển KCN cần có luận chứng cụ thể tính hợp lý và hiệu quả của việc sử dụng đất này. Quy hoạch KCN cần

108

gắn chặt với các loại quy hoạch khác (đơ thị, dịch vụ, tái định cư,…) và phải có tiến độ triển khai để đảm bảo hiệu quả toàn diện của việc sử dụng đất.

2.3. Chú trọng vấn đề phát triển bền vững của các KCN, trong đó gắn vấn đề thu hút đầu tư - lấp đầy các KCN với các vấn đề bảo vệ môi trường, vấn đề thu hút đầu tư - lấp đầy các KCN với các vấn đề bảo vệ môi trường, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và cho cộng đồng dân cư liền kề KCN.

Mục tiêu của giải pháp này là bảo đảm tính đồng bộ của các yếu tố kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật với các yếu tố xã hội và môi trường nhằm mục tiêu bảo đảm cho sự phát triển bền vững không chỉ cho nội tại KCN mà cả cho các địa phương có KCN và tồn quốc gia. Để thực hiện được mục tiêu phát triển bền vững, quá trình xây dựng, phát triển các KCN phải được kết hợp chặt chẽ với các yếu tố khác như hệ thống chống ô nhiễm môi trường, sự đồng bộ của kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật với kết cấu hạ tầng xã hội như đường sá, điện, nước, nhà cửa, bưu chính viễn thơng, y tế, giáo dục,… trong và ngồi KCN.

Để thực hiện được mục tiêu phát triển bền vững của KCN, trước hết cần khắc phục quan điểm thu hút đầu tư bằng mọi giá khi cho rằng, trong bối cảnh mới bắt đầu cơng nghiệp hóa như hiện nay các KCN nên tăng cường thu hút đầu tư (trong nước và nước ngoài FDI) bằng mọi giá. Cần phải phê phán và từ bỏ quan điểm này và thống nhất quan điểm chung chỉ đạo quá trình thu hút đầu tư vào các KCN trong vùng hiện nay: chỉ thu hút những nguồn đầu tư có chất lượng, có cơng nghệ sạch, đảm bảo các tiêu chuẩn của phát triển bền vững. Các địa phương trong vùng cần quy hoạch phát triển các KCN theo hướng đảm bảo các tiêu chí phát triển bền vững sẽ giảm thiểu, khắc phục sự nảy sinh các vấn đề xã hội.

Thứ hai, cần xây dựng hệ thống đánh giá phát triển bền vững KCN để

làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách và quản lý hoạt động của các KCN theo hướng phát triển bền vững.

109

Việc đánh giá hiệu quả của KCN hiện nay cần được thực hiện thơng qua các bộ tiêu chí phát triển bền vững đã được các nước công nghiệp soạn thảo và được nhiều nước sử dụng rộng rãi29. Theo hướng như vậy, nhà nước ta cần sớm xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp trong KCN. Lưu ý các chỉ tiêu phản ánh ảnh hưởng xã hội của KCN (như: quy mô và tỷ lệ lao động địa phương so với tổng số lao động làm việc trong KCN; số người tham gia cung cấp dịch vụ cho KCN trong tổng số lao động địa phương; ảnh hưởng của KCN đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động của địa phương, mức độ tham gia vào đào tạo nghề và tiếp nhận lao động địa phương và từ nơi khác đến, mức độ khai thác hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên, mức độ giải quyết vấn đề ô nhiễm KCN, mức độ ứng dụng công nghệ sạch và công nghệ ít gây ơ nhiễm mơi trường,…)

Từ các chuẩn mực phát triển bền vững KCN, cơ cấu lại các KCN hiện có ở các địa phương trong vùng.

Chú ý xây dựng các tiêu chuẩn về chất lượng KCN ngang tầm khu vực và quốc tế, trong đó xác định cụ thể tiêu chuẩn các doanh nghiệp đầu tư vào KCN về quy mô, ngành nghề và công nghệ để tạo được hiệu quả đầu tư cao và đảm bảo các tiêu chí phát triển bền vững. Trên cơ sở các tiêu chuẩn về chất lượng đã lựa chọn, cơ cấu lại các KCN trong từng địa phương và trong tồn vùng, bố trí lại một số cơ sở sản xuất cho hợp lý hơn.

Thứ ba, tùy theo từng KCN, lựa chọn lĩnh vực ưu tiên để thu hút đầu

tư, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, hổ lốn và đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn phát triển bền vững.

Việc lựa chọn một lĩnh vực nào đó để thu hút đầu tư vào KCN trước hết phải xuất phát từ lợi thế cạnh tranh của địa phương và của KCN trong tương quan với các địa phương khác trong vùng, nhất là so với địa phương bên cạnh, như: lợi thế về đất đai, về khả năng cung ứng lao động, khả năng cung ứng các loại dịch vụ và công nghiệp phụ trợ,.... trong đó ln qn triệt quan

Một phần của tài liệu Một số vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình xây dựng, phát triển các khu công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm miền trung hiện nay (Trang 106 - 109)