77
nên đáng báo động trong thời gian qua. Trong 6 KCN thì chỉ có KCN Hịa Khánh là có nhà máy xử lý nước thải tập trung, nhưng đang trong giai đoạn vận hành thử. Kết quả kiểm tra tại các KCN của thành phố cho thấy lượng chất thải mà các KCN thải ra môi trường là rất lớn. Trong số 290 dự án đầu tư tại các KCN trên địa bàn thành phố Đà nẵng chỉ có khoảng 45% dự án có lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trong đầu tư. Nước thải của nhiều nhà máy, xí nghiệp trong các KCN được thải ra hệ thống thốt nước chung khơng được xử lý và đổ vào các hồ tự nhiên của thành phố đã gây ô nhiễm trong khu dân cư xung quanh. Mặc dù mức ô nhiễm môi trường nước hiện nay là rất nghiêm trọng nhưng việc xử lý vấn đề này rất chậm.
Hiện nay trong KCN Hịa Khánh có khoảng 130 doanh nghiệp đang hoạt động với các lĩnh vực sản xuất giấy, thép, dệt, khí cơng nghiệp, hóa chất,... Mỗi ngày, các nhà máy này thải ra hàng nghìn mét khối khí thải, hàng trăm tấn chất thải rắn, hàng nghìn m2 nước thải. Những người dân sống gần khu vực này cho biết nguồn nước mặt và nước ngầm gần KCN bị ô nhiễm nghiêm trọng làm hàng chục hecta lúa và hoa màu bị chết, và ảnh hưởng trực tiếp đến việc nuôi trồng thủy sản, đến sinh hoạt của người dân. Năm 2007, thành phố đã đền bù cho người dân 134 triệu đồng để xử lý ô nhiễm. Theo qui định, các doanh nghiệp trong KCN phải có hệ thống xử lý chất thải ban đầu từ nhà máy sản xuất, nhưng nhiều doanh nghiệp đã không làm điều này mà thải trực tiếp ra mương thốt nước của KCN. Thậm chí, có tình trạng một nhà máy đã xây dựng có 2 hệ thống xả thải: một hệ thống công khai để đối phó với cơ quan quản lý và một hệ thống khác giấu kín để bí mật thải chất thải ra môi trường. Nhiều năm nay, nước thải của các nhà máy từ KCN Hòa Khánh được thải trực tiếp ra hồ Bàu Tràm và sông Cu Đê gây ô nhiễm nghiêm trọng. Kết quả quan trắc tại khu vực này nhiều năm qua cho thấy, rất nhiều chỉ tiêu đã vượt quá giới hạn cho phép, nhất là chất NO2, NO3, NH4, phenol và kim loại nặng. Kết quả đo đạc về mơi trường gần đây tại 9 lị nấu luyện phơi thép trong KCN Hịa Khánh cho thấy, nồng độ các chất độc hại trong khơng khí ở cơ sở sản xuất vượt rất nhiều lần so với giới hạn cho phép. Nồng độ khí CO vượt
78
67-100 lần, đặc biệt hơi chì vượt tới mức quá lớn. Những người dân sống gần Nhà máy thép Đà Nẵng và Nhà máy xi măng Hải Vân (KCN Liên Chiểu) cho hay, họ phải cùng ăn, cùng ngủ với khói bụi xi măng; cùng thở với khói của nhà máy thép. Công ty sản xuất giấy vàng mã Wesemxin của Đài Loan có qui mơ lớn đã thải nước ngâm gỗ đầy cặn bẩn và hơi thối ra ngồi khiến người dân sống gần đó khơng chịu nổi. Mới đây cơng ty này đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng hàm lượng hóa chất độc hại cịn trong nước vẫn không đạt chuẩn cho phép. Gần đây Ban Quản lý các KCN đã đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý nước thải tập trung với công suất 5.000m3/ngày đêm tại KCN này (Đây cũng là KCN duy nhất có Nhà máy xử lý nước thải tập trung). Nhưng đến nay, cũng chỉ mới có 23 doanh nghiệp thực hiện đấu nối hệ thống nước thải của mình vào nhà máy này, các cơ sở sản xuất cịn lại vẫn thải thẳng nước thải của mình ra hồ Bàu Tràm hoặc sông Cu Đê,...
Ở KCN chế biến thủy sản Thọ Quang, trong số 10 doanh nghiệp đầu tư và đi vào hoạt động đã có 7 doanh nghiệp gây ô nhiễm nghiêm trọng: hàng ngàn mét khối nước thải từ các nhà máy chế biến này được đổ thẳng ra sông Hàn, vào các cống thốt gần các khu dân cư gây ra mùi hơi thối nồng nặc cả một vùng. Việc phơi thủy - hải sản, xay và chế biến thức ăn gia súc gây ơ nhiễm nghiêm trọng bầu khơng khí ở các vùng dân cư xung quanh làm cho nhiều người dân bức xúc khiếu nại lên các cấp chính quyền. Đầu tháng 6/2008 thanh tra sở Tài nguyên - Môi trường thành phố Đà Nẵng đã đột xuất lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả là 6/7 doanh nghiệp được lấy mẫu nước thải đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép: Nồng độ BOD5 vượt hơn 12 lần, COD vượt hơn 10 lần, tổng Nitơ vượt hơn 2 lần, lượng coliform vượt 1,5 lần… trong khi KCN này nằm giữa khu dân cư và gần khu du lịch…. Một cán bộ thanh tra sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, khi biết kiểm tra, các doanh nghiệp đã đối phó bằng cách dùng hóa chất khử mùi hoặc vận hành hệ thống xử lý nước thải nên nhiều lần kiểm tra trước đây cho kết quả khơng chính xác. Trong khi đó, việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại KCN này vẫn chưa triển khai được do còn phải điều chỉnh trượt giá. Nếu các thủ tục suôn sẻ thì phải đến năm
79
2009 mới bắt đầu xây dựng nhà máy, còn trong năm 2008 chỉ tập trung hồn thành việc thi cơng hệ thống thu gom…
Tổ chức nghiên cứu và hợp tác quốc tế Canada, ngày 20/3/2008, đã công bố kết quả khảo sát điều tra tình trạng ơ nhiễm mơi trường và cho rằng mơi trường ở một số khu vực có KCN ở Đà Nẵng rất đáng báo động. Tổ chức này khuyến cáo thành phố cần có giải pháp kịp thời, tích cực nhằm hạn chế tình trạng ơ nhiễm mơi trường hiện nay, nhất là ô nhiễm môi trường do hoạt động của các KCN.
Tất cả 5 KCN và 23 cụm công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đều chưa có hệ thống xử lý nước thải. Chỉ tính riêng trong 5 KCN, lượng nước thải lên đã đến 6.000 m3/ngày đã được thải thẳng ra mơi trường tự nhiên. Hiện mới chỉ có KCN Điện Nam - Điện Ngọc đang trong quá trình xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung với công suất 2.500 m3/ngày, và dự kiến đến giữa cuối 2009 mới vận hành. Hiện KCN Điện Nam - Điện Ngọc có hơn 34 nhà máy, xí nghiệp đã đi vào hoạt động, được xem là KCN lớn nhất, thành công nhất trong phát triển công nghiệp của Quảng Nam. Tuy nhiên, do không chú trọng vấn đề xử lý chất thải nên đến nay, KCN này nổi lên như là một điểm nóng về ơ nhiễm mơi trường của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Toàn bộ chất thải gồm rắn, lỏng, khí được tự do thải ra mơi trường tự nhiên làm ô nhiễm nghiêm trọng sông Ngân Hà, ảnh hưởng trực tiếp làm gần 200 héc ta ruộng của dân không canh tác được. Ở các KCN trong khu kinh tế Chu Lai, hàng chục nhà máy đã và đang hoạt động nhưng cũng khơng có khu xử lý chất thải tập trung, (mặc dù, khi triển khai dự án khu kinh tế mở, một nhà máy xử lý chất thải cho toàn khu cũng đã trù liệu với số vốn đầu tư hàng chục tỷ đồng). Các KCN nhỏ và vừa trong tỉnh cũng khơng có hệ thống xử lý chất thải tập trung và toàn bộ chất thải vẫn được xả ra hệ thống cống rãnh để chảy vào hệ thống sông, suối, hồ, ao trong khu vực, khiến tình trạng ơ nhiễm xung quanh các KCN, cụm công nghiệp này ô nhiễm trầm trọng. Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam cho biết, nước thải được xử lý từ các KCN, cụm công nghiệp của tỉnh chỉ chiếm khoảng 10-15% tổng
80
lượng nước thải. Còn chất thải rắn chứa nhiều kim loại nặng độc hại và các chất hữu cơ khó phân hủy từ các KCN, cụm cơng nghiệp hồn tồn chưa được xử lý chút nào trước khi thải ra môi trường. Nhiều nhà nghiên cứu môi trường đã cảnh báo cho tỉnh Quảng Nam rằng trong vòng 10 năm tới, nếu khơng có kế hoạch lâu dài, đồng bộ, khơng áp dụng biện pháp mạnh trong bảo vệ mơi trường thì môi trường sinh thái của đô thị cổ Hội An, của các khu du lịch ven biển cùng các khu đô thị lớn, nhỏ sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.
Hiện nay, 3 KCN tập trung của tỉnh Quảng Ngãi là Tịnh Phong, Quảng Phú và Phổ Phong đã thu hút được 74 dự án đầu tư, trong đó hầu hết đã đi vào hoạt động và kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên, q trình vận hành của các KCN này cũng đang đối đầu với vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Mặc dù đã đi vào hoạt động từ nhiều năm nhưng 2 KCN Quảng Phú và Tịnh Phong vẫn chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn và khí bụi, do đó, các KCN này hiện gây ơ nhiễm mơi trường khá trầm trọng cho người lao động lẫn dân cư liền kề. Ở KCN Quảng Phú có 36 dự án được cấp phép đầu tư, trong đó có 28 dự án đang hoạt động (chủ yếu là sản xuất lâm sản, thủy sản, phân bón, bao bì và giấy…). Nhưng từ khi đi vào hoạt động đến nay, KCN này vẫn chưa xây dựng một hệ thống xử lý chất thải nào. Hầu hết các nhà máy trong KCN chưa xử lý nước thải sơ bộ theo quy định mà thải thẳng ra ra kênh Bầu Lăng, dẫn đến tình trạng kênh này bị ơ nhiễm nghiêm trọng. Kênh Bầu Lăng là kênh lớn chạy dọc qua nhiều khu dân cư: từ xã Nghĩa Kỳ (huyện Tư Nghĩa) đến phường Quảng Phú, rồi chảy ra khu vực thuộc cầu Bầu Giang, nên sự ô nhiễm của con kênh này đã ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và đe dọa sức khỏe người dân sống dọc theo dòng kênh. Gây ô nhiễm nhất là các nhà máy sản xuất giấy Hải Phương, nhà máy Chế biến thủy sản xuất khẩu Phú Thành, Phùng Hưng, Bình Dung,… Tại KCN Tịnh Phong hiện có 30 dự án được cấp phép đầu tư, trong đó có 21 dự án đang hoạt động, chủ yếu sản xuất vật liệu xây dựng, gỗ, may mặc…Nguồn gây ô nhiễm chủ yếu của các cơ sở sản xuất trong KCN này là chất thải rắn. Tuy nhiên, việc thu gom và xử lý chất thải rắn của các doanh nghiệp trong
81
KCN chỉ mang tính đối phó, nên chất thải rắn đã ảnh hưởng đến mỹ quan và môi trường của KCN và xung quanh. Theo kết quả quan trắc môi trường của các ngành chức năng, phần lớn nước thải, chất thải rắn ở 2 KCN đều vi phạm tiêu chuẩn cho phép, gây ô nhiễm các con kênh, nguồn nước tại KCN và vùng dân cư xung quanh.
Tỉnh Bình Định có 4 KCN là Phú Tài, Long Mỹ, Nhơn Hòa, Hòa Hội, trong đó chủ yếu là các cơ sở sản xuất - kinh doanh vật liệu xây dựng, luyện, cán thép, chế biến nơng lâm sản và sản xuất bao bì,..., và hầu hết đều gây ô nhiễm môi trường trong q trình vận hành, sản xuất. Do khơng có hệ thống thu gom, xử lý trước khi thải ra môi trường nên nhiều DN đã thải trực tiếp các chất thải này ra môi trường tự nhiên. Gần đây, Công ty Phát triển hạ tầng các KCN (thuộc Ban Quản lý các KCN) đã hoàn thành đưa vào hoạt động hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất 1.000 m3/ngày đêm, nhưng chỉ mới có 5 doanh nghiệp có đủ điều kiện để đấu nối, cịn các DN khác do đang trong quá trình xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ vẫn không thể kết nối được. Chỉ có 30% doanh nghiệp trong KCN Phú Tài có hệ thống xử lý mơi trường cục bộ. Trong khi đó, hệ thống xử lý nước thải chung của toàn KCN vẫn chưa hoàn thành. Chất thải rắn trong các KCN ở Bình Định cũng là một vấn đề đáng quan tâm: Chất thải rắn chủ yếu được đổ vào bãi rác Long Mỹ, một số doanh nghiệp lén lút đổ vào những bãi đất trống bên trong và bên ngoài KCN, làm ảnh hưởng rất lớn đến mơi trường. Ơ nhiễm bụi, khói thải chưa được các doanh nghiệp quan tâm giải quyết triệt để. Hầu hết các doanh nghiệp chế biến đá Granite đều chưa thực hiện tốt công tác thu gom và xử lý bột đá, vẫn thuê xe đổ thải bừa bãi làm ảnh hưởng đến môi trường trong khu vực. Công tác quan trắc mơi trường định kỳ mới chỉ có 3 doanh nghiệp (là Cơng ty TNHH Bình Minh, Cơng ty TNHH Bình Phú và Cơng ty TNHH Sắt thép Hồng Ánh) thực hiện, còn lại các doanh nghiệp khác hầu như chưa thực hiện. Cơng tác duy trì vận hành các hệ thống xử lý môi trường của các doanh nghiệp vẫn cịn mang nặng tính đối phó. Một số doanh nghiệp mặc dù đã được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp giấy xác nhận vận hành hệ thống xử
82
lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường nhưng vẫn không thực hiện công tác vận hành mà lén lút đổ chất thải ra ngoài. Một số doanh nghiệp sử dụng mặt bằng ngoài phạm vi giao đất làm bãi chứa vật liệu và chất thải gây ô nhiễm môi trường.
Mới đây, cử tri phường Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân, thành phố Quy Nhơn phản ánh việc các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại các KCN Phú Tài và Long Mỹ vẫn gây ô nhiễm mơi trường ở khu vực dân cư gần đó. Qua kiểm tra, Sở Tài nguyên và Môi trường và Phịng cảnh sát Mơi trường (Cơng an Bình Định) đã phát hiện 8 doanh nghiệp gồm: Công ty TNHH Cao su Quy Nhơn, công ty xây dựng VNEXCO10, công ty Cơ khí Quang Trung, cơng ty đá granite Viễn Đơng, công ty Phú Trọng, cơng ty bia Sài Gịn - Quy Nhơn, công ty Hồng Phát và cơng ty ngun liệu giấy Quy Nhơn gây ô nhiễm môi trường tại nơi sản xuất. Một số doanh nghiệp như Công ty TNHH Như Ý, Mỹ Tài, Phú Hiệp, Ánh Vy tuy đã có biện pháp xử lý mơi trường nhưng chưa đạt u cầu. Để giải quyết tình trạng ơ nhiễm mơi trường, tỉnh Bình Định đã chỉ đạo Ban quản lý các KCN và Sở Tài Nguyên và Môi trường, thành phố Quy Nhơn kiên quyết xử phạt và yêu cầu các doanh nghiệp khắc phục ngay tình trạng ơ nhiễm môi trường, nếu để kéo dài gây ảnh hưởng sức khỏe người dân trong khu vực, sẽ bị đình chỉ hoạt động.
Tình trạng ơ nhiễm mơi trường trong các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung chủ yếu bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
Thứ nhất là do quy hoạch xây dựng, phát triển các KCN yếu kém ngay
từ đầu. Quy hoạch các KCN khơng đồng bộ các yếu tố, trong đó có vấn đề bảo vệ môi trường. Trong quy hoạch các KCN, mảng quy hoạch bảo vệ môi trường được chuẩn bị sơ sài, tính khả thi thấp. Một số KCN ở trong vùng đã được quy hoạch xây dựng sâu trong các khu dân cư nên sau một thời gian đi vào hoạt động đã trở thành tác nhân gây ô nhiễm cho các khu đô thị (Chẳng hạn như việc xây dựng KCN An Đồn ở Đà Nẵng được coi là một sai lầm do tầm nhìn quy hoạch hạn chế. KCN Thọ Quang được quy hoạch thành khu chế
83
biến hải sản nhưng lại nằm giữa vùng trọng điểm du lịch và rất gần các khu dân cư,...). Những quy hoạch thiếu tầm nhìn thường gây nhiều tốn kém vì phải sửa “sai” (chẳng hạn như phải chuyển nhiều cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra vùng ngoại ô xa trung tâm thành phố, thậm chí là phải chuyển cả KCN).
Thứ hai, công nghệ xử lý chất thải của nhiều KCN trong vùng kinh tế
trọng điểm miền Trung rất lạc hậu. Rác thải từ các KCN hiện nay chủ yếu vẫn được xử lý theo kiểu cũ: thu gom rồi đổ vào các bãi rác thải ngồi trời, hoặc chơn rác. Các nhà máy xử lý nước thải, rác thải độc hại của các KCN được thiết kế, xây dựng chậm và có cơng suất nhỏ hơn so với yêu cầu thực tế.
Thứ ba, nhiều cơ sở sản xuất trong các KCN vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có cơng nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường. Công nghệ của