Giải quyết tốt vấn đề tái định cư và hậu tái định cư trong quá

Một phần của tài liệu Một số vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình xây dựng, phát triển các khu công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm miền trung hiện nay (Trang 115 - 121)

30 Các địa phương trong vùng đã có các chính sách hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào KCN thực hiện điều này Chẳng hạn, ngày 22 tháng 02 năm 2006, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành Quyết định số 13/2006/QĐ-UBND

2.5. Giải quyết tốt vấn đề tái định cư và hậu tái định cư trong quá

trình xây dựng, phát triển các KCN trong vùng.

Như ở tiết 2 chương 2 đã trình bày, quá trình xây dựng, phát triển các KCN trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc liên quan đến quá trình tái định cư lấy đất xây dựng các KCN. Vì vậy, để khắc phục một số vấn đề xã hội nảy sinh có liên quan cần tập trung giải quyết tốt vấn đề tái định cư và hậu tái định cư. Để làm được điều đó cần phải triệt quan điểm chỉ đạo “chính sách tái định cư phải điều kiện cho người dân bị giải tỏa có được cuộc sống ít nhất là bằng hoặc tốt hơn so với trước khi giải tỏa” trong đề ra chính sách cũng như trong thực hiện chính sách tái định cư. Để làm tốt công tác tái định cư, hạn chế sự nảy sinh của các vấn đề xã hội liên quan tới tái định cư cần thực hiện một số việc sau đây:

Thứ nhất, ở cấp độ vĩ mô, nhà nước phải tập trung cho cơng tác hồn thiện hệ thống chính sách tái định cư theo hướng tăng tính thống nhất, đồng bộ và tính nhất quán trong thực thi chính sách tái định cư, nhất là chính sách đền bù giải tỏa. Đây là việc làm cần thiết và cấp thiết vì chính sách tái định cư đang áp dụng thể hiện rõ nét sự thiếu đồng bộ giữa chính sách đền bù, giải

116

phóng mặt bằng, với các chính sách hỗ trợ khác sau tái định cư; vì chính sách tái định cư đang áp dụng thể hiện tính chưa thống nhất giữa các thời kỳ, tạo ra sự mất công bằng giữa các đợt tái định cư, vẫn cho phép các trường hợp ngoại lệ áp dụng giá đền bù đặc biệt và hỗ trợ đặc biệt,…; chính sách tái định cư hiện hành đang chứa nhiều điểm lạc hậu so với thực tế (chẳng hạn như việc áp giá đền bù chênh lệch xa giá thực tế, tiền hỗ trợ chuyển đổi việc làm còn mang tính tượng trưng ít hơn rất nhiều lần chi phí thực tế để chuyển đổi việc làm,…),…

Thứ hai, sửa đổi tạo khung giá linh hoạt sát với giá thực tế để xác định

đúng giá trị đền bù, đảm bảo cho người dân và nhà nước không bị thiệt khi tái định cư. Chính sách về giá cả đền bù, bồi thường thiệt hại cho các hộ gia đình tái định cư đã được sửa đổi nhiều lần và ngày càng phù hợp hơn. Tuy nhiên, cách thức tính tốn và các điều kiện áp dụng cịn khá cứng nhắc, thiếu độ linh hoạt nên trong nhiều trường hợp vẫn gây ra thiệt hại cho người tái định cư hoặc thiệt hại cho nhà nước. Cơ chế áp dụng giá đền bù chưa thống nhất, còn tùy tiện và cứng. Các mức bồi thường thiệt hại về nhà ở, đất đai, cây cối, hoa màu, vật kiến trúc... mà lâu nay nhiều địa phương áp dụng căn cứ vào diện tích đất, loại nhà ở và phân loại vị trí đất từng vùng mà ít tính đến một cách cụ thể theo giá cả thị trường ở thời điểm giải tỏa. Vì vậy, nhiều hộ tái định cư với diện tích đất nơng nghiệp lớn nhưng vẫn có mức bồi thường thấp, không đủ để giải quyết những vấn đề kinh tế của gia đình sau tái định cư; nhiều hộ thậm chí khơng thể mua nổi đất ở tái định cư và làm nhà nên đành phải nợ tiền mua đất (được tính theo giá vàng).

Phải khắc phục sự thiếu nhất quán dẫn đến không cơng bằng trong chính sách về giá cả đền bù, giá bán đất tái định cư,… Do các địa phương phải điều chỉnh giá đất mỗi năm một lần, nên các chính sách về giá bồi thường, giá bán đất phải thật sự linh hoạt, vừa bám chắc vào giá cả thị trường vừa có những điều chỉnh bổ sung, trợ cấp, trợ giá,… để khắc phục tình trạng những người tích cực nhận tiền đền bù trước, trao trả mặt bằng trước lại bị

117

thiệt nhiều hơn so với những người đi sau, hay cố tình chây ỳ khơng chịu trả mặt bằng.

Thứ ba, tăng cường công tác tuyên truyền chính sách tái định cư, cung

cấp đầy đủ, rõ ràng và trung thực thông tin về vấn đề tái định cư cho người dân trước và trong quá trình thực hiện tái định cư. Thực hiện tốt vấn đề dân chủ cơ sở trong thực thi chính sách tái định cư, cơng khai quy hoạch, phương án đền bù, giá cả đền bù,… theo quy định của pháp luật.

Việc cung cấp đầy đủ, chính xác và trung thực thông tin về những vấn đề này cho người dân là hết sức cần thiết. Khi có được những thơng tin đầy đủ một mặt người dân sẽ dễ dàng đề xuất nguyện vọng của mình, góp ý xây dựng cho quy hoạch, cho các phương án đền bù, giải tỏa, tái định cư,…. Mặt khác họ sẽ có được sự chủ động cần thiết để đối mặt với những khó khăn trong q trình tái định cư.

Thứ tư, quá trình triển khai thực hiện tái định cư phải được tổ chức theo một qui trình hợp lý, thống nhất từ các khâu thông báo, kiểm định, đền bù, di dời, giải tỏa cho đến bố trí tái định cư và ổn định cuộc sống.

Thứ năm, trong quy hoạch bố trí chỗ ở cho người tái định cư nên chú

trọng đến các đặc điểm nghề nghiệp, các quan hệ họ tộc - gia đình của các hộ gia đình tái định cư nhằm bố trí tái định cư cho phù hợp với đặc điểm nghề nghiệp, quan hệ gia đình, họ tộc, xóm giềng. Mỗi loại nghề nghiệp có những đặc trưng và điều kiện lao động riêng. Việc bố trí tái định cư có ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện làm việc của người lao động sau tái định cư, nhất là đối với nghề nông - ngư nghiệp khi mà mọi điều kiện hoạt động nghề nghiệp phụ thuộc rất lớn vào vị trí địa lý, thổ nhưỡng, cơ sở hạ tầng,... Vì vậy, để giải quyết tốt những ảnh hưởng của quá trình DDGT nên chăng quy hoạch các khu tái định cư dành riêng cho những hộ nơng - ngư để hình thành các làng nghề nông - ngư theo kiểu “làng đô thị”. Xung quanh các khu tái định cư này phải quy hoạch các vùng sản xuất nông - ngư cùng với những cơ sở hạ tầng phục vụ nông - ngư nghiệp đi kèm. Nếu quy hoạch theo hướng này sẽ tạo điều kiện

118

dồn điền, đổi thửa, tập trung ruộng đất thuận lợi cho việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo nên một vành đai nông - ngư nghiệp sản xuất chuyên canh, thúc đẩy nông- ngư nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp, hiện đại. Khi bố trí các hộ gia đình tái định cư các đặc trưng trong quan hệ gia đình, dịng họ và láng giềng cần phải được tôn trọng, lưu ý (nên sắp xếp, tạo điều kiện để họ được tái định cư gần nhau) nhất là đối với tái định cư nông thôn.

Thứ sáu, tiếp tục bổ sung, đổi mới và nghiêm chỉnh tổ chức thực hiện

các chính sách an sinh xã hội sau tái định cư, nhất là chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm cho người tái định cư, đồng thời chú trọng các chính sách phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng đời sống văn hóa - tinh thần cho người tái định cư.

Có thể nói trong q trình tái định cư, những vấn đề xã hội nảy sinh phần nhiều chủ yếu bắt nguồn sự yếu kém của các chính sách an sinh xã hội sau tái định cư, nhất là chính sách lao động - việc làm. Như trên đã trình bày, hàng chục nghìn nơng dân trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã nhường đất canh tác, đất ở của mình để xây dựng các KCN nhưng sau khi các KCN này đi vào hoạt động thì họ lại rất ít cơ may có việc làm. Các chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, giải quyết việc làm nằm trong khn khổ chính sách tái định cư thường nghiêng theo chiều hướng bồi thường thiệt hại về nghề nghiệp hơn là hỗ trợ tạo hoặc chuyển đổi việc làm thực sự. Những biện pháp hỗ trợ về việc làm cho lao động nông- ngư thuộc diện tái định cư được thực hiện theo cách hỗ trợ bằng tiền một lần mà không quan tâm đến việc người tái định cư sử dụng chúng hiệu quả và đúng mục đích đến đâu.

Mặt khác, sự thay đổi chỗ ở của người tái định cư đến một nơi ở mới với các điều kiện sống mới (theo kiểu đô thị) khác nhiều với nơi ở cũ đã khiến họ phải điều chỉnh, thay đổi lối sống của mình. Trong khi đó các chính sách xây dựng đời sống văn hóa - tinh thần trong các cộng đồng tái định cư không được chuẩn bị và triển khai bài bản nên đời sống văn hóa - tinh thần ở nhóm

119

người tái định cư có nhiều bất cập nảy sinh (một số ít người tái định cư đã bị sốc do sự thay đổi lối sống đột ngột này).

Vì vậy, đã đến lúc cần có tư duy mới trong chính sách và thực thi chính sách tái định cư, trong đó phải coi các chính sách hậu tái định cư quan trọng khơng kém các chính sách về đền bù, giải tỏa,… Có như vậy mới có thể giải quyết thấu đáo các vấn đề xã hội nảy sinh liên quan đến tái định cư.

Trong thực thi chính sách tái định cư khi xây dựng, phát triển các KCN địi hỏi phải được tính tốn lập kế hoạch kỹ lưỡng ngay từ giai đoạn chuẩn bị dự án xây dựng KCN. Điều đó là hết sức quan trọng và cần thiết, đảm bảo gắn các hoạt động tái định cư vào chu trình dự án xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngoài các KCN với sự chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực cho công tác này. Cần coi tái định cư là một thành tố quan trọng của dự án xây dựng, mở rộng KCN và các chi phí cho việc đền bù và hỗ trợ khôi phục cuộc sống cũng như các lợi ích mà những người dân bị ảnh hưởng được hưởng phải được tính tốn đầy đủ trong đánh giá hiệu quả dự án kể cả về mặt kinh tế, xã hội cũng như môi trường.

Để đảm bảo khôi phục mức sống của các hộ phải di chuyển cần có một quy trình đầy đủ và tồn diện nhằm thiết lập các biện pháp phù hợp, đặc biệt quan tâm tới các biện pháp hỗ trợ tạo nguồn thu nhập cho những hộ bị mất nguồn thu nhập. Bản thân các biện pháp này phải đa dạng phù hợp với sự đa dạng về đối tượng. Chẳng hạn như, các hộ nông nghiệp bị mất đất đai canh tác, các hộ kinh doanh bị mất nơi buôn bán hay những người bị mất công ăn việc làm do tác động của sự ra đời, mở rộng, phát triển các KCN phải được quan tâm tạo ra khả năng kiếm việc làm phù hợp ở nơi ở mới. Việc qui hoạch lâu dài về sử dụng đất đai và thiết lập các khu tái định cư cho các loại dự án khác nhau phù hợp với nhu cầu sống và tạo thu nhập của các hộ bị di chuyển có các nghề nghiệp khác nhau là hết sức quan trọng và cần thiết, vừa đảm bảo cho các dự án phát triển được tiến hành một cách thuận lợi do có thể giải toả mặt bằng nhanh, vừa tạo điều kiện khôi phục và cải thiện cuộc sống cho

120

những người buộc phải di chuyển (tránh các nguy cơ dẫn tới sự sa sút về mức sống như đã nêu ở trên) và phần nào làm giảm bớt khó khăn do quỹ đất đền bù ngày càng bị thu hẹp, đặc biệt là đối với các thành phố, thị xã.

Theo ý kiến của nhiều nhà khoa học và nhiều nhà hoạt động xã hội, để cải thiện chất lượng công tác tái định cư nhằm xây dựng mở rộng KCN, chỉ có hoạch định, cải thiện cơng tác quy hoạch thơi thì chưa đủ vì như phần trên đã phân tích, một trong những nguyên nhân khiến công tác di dời, giải tỏa, tái định cư cho người dân không được như mong muốn là vấn đề kinh phí đầu tư vào các dự án xây dựng KCN vốn khá hạn hẹp. Do vậy, nên chăng, chính quyền các tỉnh/thành trong vùng, và cả trung ương, cần có sự hỗ trợ nhiều hơn (chẳng hạn thơng qua quỹ hỗ trợ tái định cư) về tiềm lực tài chính cho các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng KCN trong việc xây dựng các khu tái định cư đảm bảo chất lượng và hỗ trợ người dân trong việc phát triển giáo dục, đào tạo, chuyển đổi nghề, khuyến khích người dân nâng cao năng lực tìm và tự tạo việc làm đảm bảo thu nhập sau khi phải di dời, bị thu hồi đất. Nguồn cho các quỹ tài chính này có thể từ ngân sách cấp dưới dạng đầu tư vào kinh tế - xã hội, nguồn lấy từ chính các dự án xây dựng, mở rộng các KCN và nguồn từ đấu giá quyền sử dụng đất trong các khu tái định cư. Chỉ có nguồn tài chính đủ mạnh mới đảm bảo cho cơng tác tái định cư đạt hiệu quả cao. Nó cũng góp phần thúc đẩy nhanh việc giải toả mặt bằng. Bởi, nó tránh được trường hợp người dân đồng ý giá đền bù, thì lại khơng có nguồn kịp thời để chi trả và khi có nguồn, thì giá đất đã tăng và người dân lại không chấp nhận. Mặt khác, cũng tránh được tình trạng kiện cáo xảy ra do người nhận đền bù trước thì được ít, người chây ỳ thì được nhiều.

Trong việc đổi mới cơ chế, chính sách, trước hết bảo đảm đất đai phải được phân bố và sử dụng có hiệu quả. Gắn với nhu cầu sử dụng đất công nghiệp, Nhà nước điều chỉnh giá đất bồi thường cho người bị thu hồi đất theo nguyên tắc bảo đảm hợp lý lợi ích các bên liên quan (bên giao, bên nhận đất và Nhà nước). Ban hành chính sách ưu đãi đối với trường hợp người đang sử dụng đất thuộc quy hoạch xây dựng KCN thực hiện cơ chế cho thuê đất, góp

121

vốn bằng quyền sử dụng đối với nàh đầu tư hạ tầng KCN hoặc nhà đầu tư sản xuất trong KCN.31

Ngoài việc làm thường xuyên trong công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, các địa phương phải căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng được xét duyệt để điều tra, lập kế hoạch đào tạo, chuyển đổi ngành nghề cho số lao động tại các khu vực sẽ bị thu hồi đất. Kế hoạch này phải được trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và triển khai trước khi ra quyết định thu hồi đất, hoặc chậm nhất cũng phải trình đồng thời với việc trình phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư nhằm giúp cho người bị thu hồi đất có thể nhanh chóng tìm được việc làm mới và ổn định cuộc sống. Tăng cường đầu tư phát triển các làng nghề, khu dịch vụ tại địa phương gắn với các KCN nhằm thu hút lao động từ những gia đình có đất bị thu hồi. Nghiên cứu thành lập Quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho người dân có đất bị thu hồi; quỹ được hình thành từ một phần của các khoản tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nộp ngân sách Nhà nước của các doanh nghiệp sử dụng đất KCN. Thực hiện nghiêm chính sách tái định cư theo quy định của Luật Đất đai, những dự án chưa chuẩn bị được khu tái định cư thì kiên quyết chưa thực hiện việc thu hồi đất.

Có kế hoạch cụ thể khả thi chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm cho nông dân mất đất do xây dựng KCN,... phương án giải quyêt việc làm cho số lao động nông thôn lớn tuổi (từ 35 tuổi trở lên). Số này thường chiếm quá ½ tổng số lao động giải tỏa, khó thích nghi với mơi trường mới nên khó chuyển đổi nghề nghiệp nhưng khơng có khả năng tham gia đào tạo để hịa nhập vào thị trường lao động.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình xây dựng, phát triển các khu công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm miền trung hiện nay (Trang 115 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)